CD Hà thủ ô đỏ, Góc sức khỏe

Bài Thuốc Bổ Can Thận Từ Hà Thủ Ô Đỏ

ha thu o do bo can than

Đông y cho rằng :”Huyết thuộc âm, có mười chúng can âm hư gồm: đau ngực sườn là do can huyết hư, đau nhức cân thuộc can huyết hư,…”  Can huyết hư gây ra nhiều chứng bệnh cho cơ thể, và hà thủ ô là một trong những vị thuốc có tác dụng rất tốt cho can thận. Bài thuốc bổ can thận từ hà thủ ô gồm những bài thuốc nào chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây!

1. Can thận có chức năng gì đối với cơ thể?

ha thu o do bo can than

Hà thủ ô đỏ tác đụng bổ can thận

Can hay còn gọi là gan, thận là 2 quả thận của cơ thể. Theo y học cổ truyền đây là Tướng hỏa sau Quân hỏa là Tâm.

Can chủ tàng huyết, chủ về việc sơ tiết, còn thận tàng tinh chủ về phát dục. Còn về mặt sinh lý can huyết với thận tinh cùng dựa vào nhau để hoạt động. Khi can huyết đầy đủ thì huyết có thể hóa tinh, còn khi thận tinh dồi dào thì có thể hóa thành huyết.

Cho nên về bệnh lý khi can âm bất túc, thận âm khuy tổn sẽ đồng thời xuất hiện các tình huống như: Khi can thận âm khuy tổn, không còn khả năng chế ước được can dương, có thể làm can dương thăng phát thái quá nghịch loạn lên trên thì xuất hiện chứng can dương thượng cang, mà xuất hiện chứng đau đầu, mắt đỏ, và hay cáu giận.

Nguyên nhân của chứng can thận âm cùng hư phần nhiều do thận âm bất túc, dẫn đến can âm bất túc. Hoặc cũng có thể là do can âm bất túc dẫn đến thận âm hư tổn mà sinh bệnh. Trên lâm sàng, người bệnh thường biểu hiện đầy đủ các triệu chứng âm hư của hai tạng can và thận. Hoặc do bệnh nhân ốm lâu ngày, lao thương quá độ, mắc chứng tà bệnh ôn nhiệt làm tổn hao can âm hoặc thận âm mà sinh bệnh.

2. Tác dụng của hà thủ ô trong bổ can thận

Dịch nước sắc của hà thủ ô đỏ chế với liều 0,35g trên chuột đa cắt bỏ tuyến thượng thận, thí nghiệm này cho thấy hà thủ ô có khả năng làm tăng tích lũy đường glycogen ở gan lên tới 6 lần. Được dùng trong các trong các trường hợp can thận âm cùng hư gây ra các chứng đau lưng, mỏi gối, liệt dương, liệt dương tiểu đường, yếu gân cốt, di tinh, tăng mỡ máu. Tác dụng này chỉ có ở Hà thủ ô đỏ sau khi đã trải qua chế biến.

Theo lý luận của y học cổ truyền cho rằng thận tàng tinh, nó chủ yếu về việc sinh con đẻ cái. Nếu thận tinh sung túc, sự sinh trưởng phát dục của cơ thể diễn ra một cách thuận lợi, năng lực tính dục được khôi phục và nâng cao nên rất dễ sinh con

Ngoài ra “Y học cổ truyền cho rằng sự già yếu của con người cũng do quá trình suy giảm của thận tinh quyết định, và do đó hà thủ ô cũng được cho là vị thuốc có vai trò kéo dài tuổi thọ.

Ngoài sử dụng hà thủ ô trong bài thuốc bổ can thận thì nó còn nhiều tác dụng khác như:

Tác dụng bổ thần kinh

Trong hà thủ ô có chứa môt chất tên là Lexitin, chất này có tác dụng làm cường tim ếch cô lập và giúp tạo hồng cầu tốt hơn. Dùng trong các trường hợp phụ nữ khí hư bạch đới hay kinh nguyệt không đều, da xanh xao thiếu máu, gầy còm.

Ức chế trực khuẩn lao

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh Nước sắc  có tác dụng ức chế trực khuẩn lao.

Hà thủ ô đỏ chống oxy hóa và hạ cholesterol

Dịch chiết cồn hà thủ ô đỏ sau khi thử nghiệm trên chuột cống còn cho thấy có tác dụng hạ cholesterol khi sử dụng với liều 1,5g/ml nước sắc hà thủ ô đỏ, ngoài ta nó còn có tác dụng chống oxy hóa.

Hà thủ ô đỏ có tác dụng điều chỉnh các rối loạn lipid máu giúp ngăn ngừa tình trạng như vữa xơ động mạch, giúp bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy quá trình sản sinh ra hồng cầu và nâng cao khả năng miễn dịch. Không những vậy, hà thủ ô còn giúp cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.

Cải thiện tình trạng tóc bạc sớm và tóc gãy rụng

ha thu o trong cai thien tinh trang bac toc va rung toc

Hà thủ ô đỏ trong cải thiện tình trạng bạc tóc và rụng tóc

Như chúng ra biết, hà thủ ô đỏ là vị thuốc bổ huyết và bổ can thận. Mà râu tóc có quan hệ mật thiết với tạng thận, thận tàng tinh, tinh sinh huyết. Tóc là phần thừa của huyết nên nếu thận hư yếu thì máu nuôi dưỡng tóc không được cung cấp đầy đủ nên dẫn tới tình trạng tóc sớm bạc và dễ rụng.

Ngược lại nếu thận tinh sung túc làm cho râu tóc dày khỏe và đen bóng. Hà thủ ô đỏ có công dụng bồi bổ can thận và dưỡng huyết tư âm, nên nó có khả năng làm đen râu tóc là điều dễ hiểu.

3. Nhóm hoạt chất hóa học có trong hà thủ ô đỏ

Trong vị thuốc này, nổi bật lên hai nhóm hoạt chất đó là:

Nhóm thứ nhất là Anthranoid

Anthranoid trong hà thủ ô đỏ chiếm tới tỉ lệ 1,7% là những thành phần gây tăng nhu động ruột, và là nguyên nhân làm cho phân bị nát lỏng hay còn gọi là tiêu chảy. Do đó hà thủ ô đỏ có lợi cho trường hợp viêm đại tràng thể nhiệt, phân bị táo bón.

Nhóm thứ hai là Tannin

Tannin là những thành phần tạo nên vị chát cho các vị thuốc Đông dược nói chung. Nó có lợi cho các trường hợp viêm đại tràng thể hư hàn, tiêu chảy, song bất lợi cho các trường hợp viêm đại tràng thể nhiệt hay đại tiện táo bón.

Trong hà thủ ô tồn tại 2 hoạt chất vừa gây đi lỏng vừa gây táo bón, nên rất có hại cho sức khỏe. Do vậy trước khi sử dụng chúng ta phải chế biến hà thủ ô để làm giảm bớt độc tính của củ, tránh những tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, trong hà thủ ô đỏ còn có các chất đạm (1,1%), chất béo (3,10%) và tinh bột (45,2%), các chất vô cơ chiếm tới (4,5%), và các chất tan trong nước lên tới 26,4%. Một số chất khá quan trọng có trong Hà Thủ Ô, đó là các hợp chất lexitin, một phosphatid.

4. Các bài thuốc bổ can thận từ cây hà thủ ô đỏ

bot ha thu o do

hà thủ ô đỏ trong bổ can thận

Bài thuốc ích thận, cố tinh: được sử dụng trong trường hợp gan thận đều suy yếu, lưng và đầu gối đau nhức buốt, phụ nữ ra khí hư, di tinh

Hà thủ ô chế 20g

Bạch linh 12g,

Ngưu tất 12g,

Đương quy 12g,

Thỏ ty tử 12g,

Phá cố chỉ 12g,

Câu kỷ tử 12g,

Kỷ tử 12g.

Đem tất cả các vị thuốc tán nhỏ thành bột mịn, rồi đem luyện với mật làm viên hoàn.

Ngày sử dụng bài thuốc này 2 lần mỗi lần uống khoảng 12g.

5. Những điều cần lưu ý khi sử dụng hà thủ ô đỏ trong bổ can thận

  • Với những người thường xuyên bị rối loạn tiêu hoá, hay đang bị viêm đường tiêu hoá như viêm dạ dày thì không nên sử dụng hà thủ ô, nhất là hà thủ ô tươi chưa qua chế biến. Người không gặp vấn đề về đường tiêu hóa thì khi dùng hà thủ ô thì cũng nên tránh thực phẩm sống, và thực phẩm tanh, để giảm nguy cơ gây tiêu chảy. Không nên uống hà thủ ô trước 7 giờ sáng vì lúc này là lúc đường ruột dễ bị kích thích nhất.
  • Những người bị bệnh viêm đa dây thần kinh, những bệnh nhân bị viêm cơ, teo cơ vì rối loạn điện giải nếu sử dụng Hà thủ ô sẽ khiến cho hoạt động của cơ bị rối loạn nghiêm trọng hơn.
  • Trong quá trình sử dụng, nếu có dấu hiệu cảu việc chán ăn, mệt mỏi, da vàng đi thì nhiều khả năng bạn đã bị nhiễm độc gan. Lúc này bạn hãy dừng ngay việc sử dụng lại và đến cơ sở khám bệnh kiểm tra để được tư vấn và điều trị.
  • Bên cạnh đó, khi sử dụng hà thủ ô đỏ cũng cần kiêng kỵ những món ăn và gia vị có tính cay nóng như gừng, ớt, hồ tiêu hay hành tây để phòng ngừa hao tán khí huyết.

Sự suy yếu về can thận rất dễ dẫn tới các bệnh lý đi kèm, hà thủ ô đỏ là vị thuốc thảo dược tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc bổ can thận. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng bạn cũng cần phải biết một vài điều cần lưu ý để vị thuốc có thể phát huy được tác dụng tốt nhất và tránh những tác dụng không mong muốn xẩy ra.

Mọi thông tin cần giải đáp, hay liên hệ với kochi theo số hotline 0246.291.8086

Kochi rất hân hạnh được đồng hành cùng bạn!!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *