Góc sức khỏe

11 Cách Giảm Mỡ Máu Bạn Cần Biết Để Quá Trình Đạt Hiệu Quả Cao Trong 6 Tuần

Rối loạn mỡ máu là triệu chứng thường gặp ở người trung niên trở lên do chế độ ăn uống, dinh dưỡng không hợp lý. Căn bệnh này đang tăng nhanh ở các nước đang phát triển. Vậy cách giảm mỡ máu thật an toàn và hiệu quả là gì ? KOCHI sẽ đồng hành cùng các bạn tìm hiểu về vấn đề này.

1. Rối loạn mỡ máu là gì ?

Rối loạn mỡ máu (lipid máu, tăng lipid máu, mỡ máu cao) là tình trạng bất thường của chỉ số lipid máu. Chỉ số Lipid máu bao gồm:

– LDL Cholesterol: còn được gọi là cholesterol xấu vì nó có thể tích tụ ở mức độ cao và gây xơ vữa động mạch.

– HDL cholesterol được coi là tốt vì nó vận chuyển LDL cholesterol tới gan để cơ thể đào thải ra ngoài.

– Triglyceride (chất béo trung tính): Lượng calo dư thừa được lưu trữ dưới dạng triglyceride, và quá cao có thể gây viêm tụy, …

– Cholesterol TP = LDL cholesterol + HDL cholesterol + 0,2 x triglyceride.

Rối loạn mỡ máu xảy ra khi:

– LDL Cholesterol > 3,3mmol/L.

– Cholesterol TP > 5,2 mmol/L.

– Triglyceride > 2,2 mmol/L.

– HDL cholesterol <1,3 mmol/l.

Ít người phát hiện sớm bệnh rối loạn mỡ máu vì các triệu chứng thường không rõ ràng. Lúc này, chỉ có xét nghiệm máu mới biết được tình trạng bệnh. Khi bị rối loạn mỡ máu nặng, các triệu chứng mới càng rõ hơn và người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, đau đầu, choáng, thỉnh thoảng đau tim, chân tê bì. Nếu bạn có một chỉ số ngoài khoảng quy định nên thay đổi chế độ sinh hoạt khoa học. Đừng chủ quan, để lâu một thời gian bệnh ngày càng phát triển hơn, tốn nhiều thời gian điều trị mà giảm hiệu quả của liệu trình.

2. Cơ chế của rối loạn mỡ máu.

Rối loạn mỡ máu (tăng lipid máu, máu nhiễm mỡ) là tình trạng bệnh có xu hướng ngày càng tăng ở lứa tuổi trẻ hơn. Nhìn chung, 80% cholesterol trong cơ thể được tổng hợp ở gan và 20% đến từ thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Cholesterol đi từ gan và mạch máu đến các tế bào và mô, nơi nó thực hiện các chức năng sau:

– Cung cấp năng lượng cho sự sống trong cơ thể, hình thành các mô và tế bào, tạo ra các hormone,…

– Khi gan sản xuất quá nhiều quá trình và / hoặc quá trình hấp thụ cholesterol trong các mô và tế bào giảm, cholesterol sẽ ứ đọng trong máu, dẫn đến tăng mỡ máu.

Chúng ta nên hiểu được cơ bản của cơ chế gây rối loạn. Nếu không được điều trị kịp thời, rối loạn mỡ máu có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên, viêm tụy, tổn thương thận.

3. 11 cách để quá trình giảm mỡ máu đạt hiệu quả trong 6 tuần.

3.1. Hạn chế sử dụng các chất béo xấu tới sức khỏe.

Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa làm tăng LDL- Cholesterol. Chất béo bão hòa chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm của động vật và một số loại dầu thực vật. Trong bơ thực vậy thường chưa một lượng chất béo chuyển hóa nhất định. Bạn nên hạn chế hoặc loại bỏ các chất béo không lành mạnh, chẳng hạn như:

– Thịt đỏ

– Các chế phẩm từ sữa

– Dầu cọ

– Dầu thực vật đã bị hydro hóa một phần

Bạn cũng nên theo dõi lượng calo chất béo mà bạn tiêu thụ vào cơ thể mỗi ngày. Sau đây là khuyến nghị của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ:

– Chất béo chỉ nên chiếm 25-35% tổng lượng calo của bạn mỗi ngày.

– Chất béo bão hòa ít hơn 7% tổng lượng calo hàng ngày của bạn.

– Chất béo chuyển hóa nhỏ hơn 1%.

3.2. Thay thế bằng những chất béo tốt cho sức khỏe.

Những lợi ích tích cực của việc ăn “chất béo tốt” được thể hiện rõ nhất trong chế độ ăn Địa Trung Hải. Chất béo không bão hòa có trong dầu ô liu, dầu hạt cải và các loại hạt (quả óc chó, hạnh nhân,…) rất tốt cho sức khỏe.

3.3. Ăn các loại thực phẩm chứa acid béo omega-3.

Acid béo omega-3 có thể làm giảm chất béo trung tính từ 25-30% và làm tăng nhẹ HDL-cholesterol. Sử dụng omega-3 liều cao cũng có thể làm tăng mức LDL-cholesterol.

Vì cơ thể không thể tự sản xuất acid béo omega-3, bạn có thể tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu omega-3, chẳng hạn như hải sản (cá hồi, cá trích, dầu cá) và các nguồn thực vật (đậu tương, hạt cải dầu, hạt lanh). Điều này có thể giúp giảm lượng mỡ trong máu một cách hiệu quả. .

3.4. Chế độ ăn với nhiều chất xơ.

Chất xơ hòa tan làm giảm hấp thu cholesterol ở ruột. Ăn nhiều trái cây và rau quả hơn và thay thế thực phẩm giàu chất béo và cholesterol bằng thực phẩm ít chất béo và cholesterol.

Ăn nhiều trái cây và rau quả không chỉ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mà còn có thể giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Hãy hấp thu ít nhất 25-30 gam chất xơ hòa tan mỗi ngày từ các loại thực phẩm như yến mạch, chuối, đậu và rau.

Chế độ ăn chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến bệnh mỡ máu. Cần thực hiện theo chế độ ăn phù hợp, khoa học làm giảm thấp nguy cơ mắc mỡ máu.

Những thực phẩm tốt cho việc giảm mỡ máu

Những thực phẩm tốt là một trong các cách giảm mỡ máu

3.5. Rèn luyện việc tập thể dục như một thói quen mỗi ngày.

Tập thể dục có thể làm tăng mức HDL khoảng 5% trong hai tháng, cũng như giảm mức chất béo trung tính và LDL. Hãy tham khảo ý kiến của ​​bác sĩ của bạn trước khi bắt đầu một chương trình tập nào đó. Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần và tập trung vào các bài tập sức bền để tăng sức bền của cơ bắp.

   Tập luyện hàng ngày là cách giảm mỡ máu hiệu quả

   Tập luyện hàng ngày là cách giảm mỡ máu hiệu quả

3.6. Hãy giảm cân nếu bạn bị thừ cân hoặc béo phì.

Thừa cân hoặc béo phì làm giảm mức HDL và tăng mức chất béo trung tính. Do đó, giảm cân có thể giúp tăng mức HDL và giảm chất béo trung tính.

3.7. Từ bỏ việc hút thuốc lá là cách giảm mỡ máu

Hút thuốc lá rất có hại cho tim mạch vì nó làm giảm mức HDL và tăng mức LDL. Do đó, bạn nên bỏ thuốc lá.

Bỏ thuốc lá giúp bạn giảm mỡ máu

 Cách giảm mỡ máu bằng việc bỏ thuốc lá

3.8. Hạn chế uống rượu là một cách giảm mỡ máu

Uống rượu có chừng mực tăng mức HDL, giúp giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Tuy nhiên, uống quá nhiều có thể làm tăng mức chất béo trung tính và thậm chí gây ra huyết áp cao và các vấn đề về gan. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn uống rượu trong khi dùng thuốc giảm cholesterol.

3.9. Cách giảm mỡ máu bằng việc tạo thói quen uống trà xanh.

Trà xanh được coi là một sự thay thế lành mạnh cho nước ngọt và đồ uống chứa đường. Trà xanh có chứa các hợp chất có thể giúp giảm mức cholesterol xấu. Vì vậy, bạn có thể uống trà xanh hàng ngày thay cho nước lọc để giữ mức cholesterol ổn định.

3.10. Giảm stress

Đây là nguyên nhân dẫn đến rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể nên gây tình trạng cholesterol cao và nhiều bệnh lý khác cho cơ thể. Hãy lạc quan và vui vẻ, đồng thời thử các cách khác nhau để giảm căng thẳng mỗi ngày, bao gồm thiền, yoga, vẽ, nghe nhạc,…

3.11. Dùng thuốc để hạ mỡ máu theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc giảm cholesterol không chỉ dành cho những người có cholesterol cao. Trên thực tế, những người có mức cholesterol bình thường có thể được hưởng lợi từ các loại thuốc giảm cholesterol. Tăng mảng bám trong động mạch là một bệnh viêm. Một số loại thuốc giảm cholesterol có thể làm giảm nguy cơ hoặc sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe.

Bài viết này đã giúp bạn 11 cách giảm mỡ máu hiệu quả trong 6 tuần. Hãy tuân thủ lối sống lành mạnh và sử dụng chế độ ăn khoa học để loại bỏ mơ máu một cách nhanh chóng. KOCHI hy vọng các bạn có thêm nhiều kiến thức về mỡ máu và cách phòng ngừa bệnh. Cảm ơn và chúc các bạn thành công, khỏe mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *