CD Hà thủ ô đỏ, Góc sức khỏe

Hà Thủ Ô Chế Đỗ Đen Có Tác Dụng Gì Bạn Biết Chưa?

nguyên liệu để có cách uống hà thủ ô tốt nhất

Nhắc đến hà thủ ô người ta sẽ nghĩ ngay đến đỗ đen, hà thủ ô chế đỗ đen trong bài cửu chưng cửu sái mà ông cha ta đã dùng từ xa xưa khi chế hà thủ ô. Vậy việc kết hợp này có tác dụng gì? Và kết hợp hà thủ ô với đỗ đen như thế nào?

Tác dụng của hà thủ ô

ha thu o do che do den

hà thủ ô chế đỗ đen tác dụng bất ngờ

Hà thủ ô có 2 loại là hà thủ ô trắng có tên khoa học là Streptocaulon juventas và hà thủ ô đỏ có tên khoa học là Fallopia multiflora hay Polygonum multiflorum. Trong hai loại thì hà thủ ô đỏ thường được dùng làm thuốc hơn.

Hà thủ ô đỏ hay có tên gọi là giao đằng, dạ hợp, đây là loại cây sống lâu năm. Thân cây mềm có dạng dây leo quấn lại với nhau. Dễ cây phát triển mạnh, nó phình to thành củ màu đỏ.

Theo y học cổ truyền, hà thủ ô có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Thảo dược này có vị đắng ngọt chát và tính hơi ôn, đi vào các kinh can và thận. Nếu dùng đúng cách sẽ giúp dưỡng huyết, bổ huyết, bổ âm, bổ can thận, giải độc, thông tiện, nhuận tràng. Do đó, hà thủ ô đang được sử dụng trong các bài thuốc với tác dụng:

– Cải thiện tình trạng can thận âm hư

– Phòng ngừa trong chứng huyết hư, đau đầu hoa mắt chóng mặt

– Giảm triệu chứng đau lưng, mỏi gối, ù tai điếc tai

– Làm râu tóc đen bóng, giảm quá trình lão hóa, ngăn chặn tình trạng râu tóc bạc sớm, di tinh, huyết trắng

– Hỗ trợ trong cải thiện tình trạng táo bón

– Hỗ trợ điều trị sốt rét và lao hạch

– Bảo vệ tim mạch, ngừa các bệnh về mạch vành, huyết áp cao, tăng mỡ huyết, xơ vữa động mạch…

Tác dụng của đỗ đen

Đỗ đen hay còn gọi là đậu đen, ô đâu, hắc đại đậu…. Theo y học cổ truyền thì đậu đen là dược liệu có vị ngọt tính bình. Có chức năng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí. Nó cũng giúp cơ thể thanh nhiệt giải biểu, dưỡng can, làm sáng mắt, kiện tỳ chỉ hãn … Có rất nhiều vị thuốc được chế với đỗ đen và hà thủ ô là một trong những vị thuốc đó. Nhưng để kết hợp hà thủ ô và đậu đen đạt hiệu quả tốt nhất thì chúng ta nên chọn loại đậu có vỏ đen đều, căng mẩy, lòng xanh.

Hà thủ ô chế đỗ đen có tác dụng gì? Và tại sao phải chế hà thủ ô với đỗ đen

ha thu o va do den trong dieu tri toc bac nhieu

hà thủ ô chế đỗ đen giảm độc tính và tăng tác dụng

Hà thủ  ô là cây thảo dược có độc tính, và để giảm bớt độc tính trong hà thủ ô, để có thể sử dụng thảo dược này một cách an toàn và vẫn  giữ được tác dụng vốn có của nó thì người ta phải chế hà thủ ô. Tuy có nhiều cách chế hà thủ ô theo nhiều phương pháp khác nhau, nhưng theo dân gian, hà thủ ô chế đỗ đen được sử dụng rộng rãi và lâu đời.

Theo y học hiện đại, trong hà thủ ô sống chứa khoảng 7,68% tanin; 0,259% dẫn chất anthraquinon tự do; 0,805% các anthraglycozid. Sau khi chế, lượng tanin và anthranoid giảm nhiều còn khoảng 3,8% tanin; 0,113% các chất anthraquinon tự do; 0,25% các anthraglycozid và nhiều chất khác.

Anthranoid lầ chất gây nhuận tràng, thông tiện và ỉa chảy mạnh, thường được sử dụng trong bệnh táo bón kinh niên. Còn Tanin là chất có tác dụng săn se, cố sáp, và có tác dụng cầm tiêu chảy. Mục đích của việc chế hà thủ ô là để giảm lượng anthranoid có trong củ dược liệu. Bên cạnh đó cũng là giảm nồng độ tanin có trong củ hà thủ ô, giúp giảm độc tính trên gan, thận.

Theo y học cổ truền, củ hà thủ ô sống có vị ngọt chát và tính hơi ôn, vị đắng của dược liệu liên quan đến lạnh, và vị chát liên quan đến táo, từ đó dẫn đến đi đại tiện nhiều lần, vàu táo vừa ỉa chảy. Do đó phải chế hà thủ ô để giảm bớt độc tính trong dược liệu.

Hà thủ ô chế đỗ đen, dân gian chế theo phương pháp cửu chưng cứu sái, tức đem chưng nấu đỗ đen, rồi ngày đem ra phơi rồi lại tẩm với nước đỗ đen còn trong nồi rồi nấu tiếp. Cứ làm như vậy đủ 9 lần. Hà thủ ô chưng đỗ đen không chỉ làm giảm bớt độc tính của hà thủ ô mà còn tăng quy kinh thận.

Hà thủ ô chế đỗ đen làm như thế nào?

công dụng hà thủ ô đỏ

cách làm hà thủ ô chế đỗ đen

Cách chế hà thủ ô đỗ đen này có thể giúp hà thủ ô lành tính và an toàn với sức khỏe hơn. Các chất trong đỗ đen cũng góp phần làm tăng công dụng của hà thủ ô. Cụ thể, để chế hà thủ ô đỗ đen bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chọn nguyên liệu để làm hà thủ ô chế đỗ đen

Dược liệu sử dụng trong cây hà thủ ô là phần rễ của nó, rễ này phình nên thành củ màu đỏ, bề ngoài nó giống như củ khoai lang (nên nó còn có tên gọi là Mần Đăng) nhưng đôi khi dài hơn củ khoai lang. Vào mùa thu hoặc mùa xuân, đây là thời gian củ có chấ lượng tốt nhất trong năm, nên khi làm hà thủ ô chế đỗ đen, bạn nên thu hoạch củ trong khoảng thời gian này. Củ hà thủ ô tốt là các củ không sâu thối, không có dấu hiệu hư hỏng và thường nặng từ 0.5 đến vài cân.

Ở Việt Nam đã từng phát hiện những củ hà thủ ô tốt với chiều dài gần 1 m, nặng đến 6kg. Cụ thể, năm 1967 trong một dịp điều tra dược liệu lần đầu tiên ở miền Bắc nước ta, các thành viên trong đoàn đã đào được một củ hà thủ ô đỏ nặng gần 6kg ở Mường Khương của Lào Cai.

Còn về phần đỗ đen thì ta nên chọn loại đỗ đen có vỏ đen đều. Mỗi hạt đều căng mẩy và khô ròn. Hạt không có dấu hiệu ẩm mốc, không có hạt lép. Tốt nhất nên chọn loại đậu đen mà ruột của nó màu xanh nhạt. Bởi theo quan niệm của nhiều người đậu đen lòng xanh tốt hơn đậu đen lòng trắng.

Bước 2: Tiến hành sơ chế hà thủ ô

Cách làm hà thủ ô chế đỗ đen rất đơn giản, tuy có mất thời gian một chút. Bạn chỉ cần kết hợp 1kg hà thủ ô với khoảng 100 – 200g đậu đen là được. Trong đó, hà thủ ô đỏ sau khi đào xong chỉ cần cắt bỏ rễ con, rửa sạch. Cắt nhỏ củ, phơi khô để bảo quản. Trường hợp, không có hà thủ ô tươi trong vườn thì bạn có thể mua hà thủ ô khô chất lượng tại các địa chỉ phân phối uy tín để đảm bảo chất lượng dược liệu.

Sau đó, đem các miếng hà thủ ô ngâm trong nước vo gạo (phải là nước mới). Ngâm qua đêm từ 12 đến 24 giờ. Trong thời gian ngâm này thỉnh thoạng bạn nên khấy đảo để loại bớt chất chát trong miếng hà thủ ô. Hết thời gian ngâm thì ta đem rửa sạch miếng hà thủ ô.

Bước 3: Nấu hà thủ ô với đỗ đen

Với đỗ đen bạn chỉ cần rửa sạch rồi cho vào nồi, đổ nước vào nấu nhừ vài lần liền. Rôi gạn lấy nước đỗ đen. Sử dụng một chiếc nồi to. Lần lượt xếp các miếng hà thủ ô vào trong nồi theo quy tắc miếng to đặt dưới miếng nhỏ đặt lên. Đổ nước đậu đen vào nồi sao cho ngập trên miếng hà thủ ô trên cùng khoảng 2cm. Đặt nồi hà thủ ô và đậu đen lên bếp  đun trong nhiều giờ đồng hồ cho đến khi hà thủ ô chín đến lõi.

Cuối cùng lấy miếng hà thủ ô và đỗ đen ra, bỏ lõi, đem thái mỏng. Lấy dịch nấu hà thủ ô và đậu đen còn lại tẩm nhiều lần và vừa tầm vừa phơi cho đến khi hết dịch nấu. Tiếp tục phơi để cho miếng hà thủ ô thật khô là được.

Hoặc bạn có thể làm hà thủ ô chế đỗ đen theo cách đồ. Cụ thể, chỉ cần xếp 1 lớp hà thủ ô, rắc một lớp đỗ đen cho đến khi hết. Sau đó, đồ cho hà thủ ô chín đến tận lõi rồi làm tiếp các bước như cách nấu hà thủ ô là được.

Hà thủ ô là thảo dược có độc tính, nếu không chế biến sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Để giải quyết tình trạng này đồng thời giúp tăng cường công dụng của hà thủ ô với sức khỏe bạn nên làm hà thủ ô chế đỗ đen.

Mọi vấn đề cần thắc mắc hãy liên hệ với Kochi để được giải đáp! Kochi bạn đồng hành của mọi nhà!

Số hottline:  0246.291.8086

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *