Chuyên gia tư vấn, Góc sức khỏe, Huyết áp, tim mạch

Tăng Xông Là Gì? Cách Điều Trị Tăng Xông Bạn Đã Biết Chưa?

Có lẽ trong cuộc sống, bạn đã thấy từ “tăng xông” được sử dụng nhiều lần trong rất nhiều ngữ cảnh khác nhau. Vậy tăng xông là gì? Nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa tăng xông liệu bạn đã biết chưa? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho các bạn những điều căn bản nhất về nó.

1. Tăng xông là gì?

Bệnh tăng xông (thực tế chính là bệnh tăng huyết áp, huyết áp cao) đều diễn tả việc áp lực của máu lên thành mạch quá cao gây nên các vấn đề về sức khỏe.

Bệnh tăng xông thường phát triển trong vài năm và thực tế thì bệnh nhân thường không thấy có triệu chứng nào quá rõ ràng. Tuy vậy, ngay cả kể khi không có triệu chứng điển hình, tăng xông có thể gây tổn thương tới mạch máu và một số cơ quan trong cơ thể như tim, não, mắt, thận,…

Chính vì bệnh có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nên việc phát hiện sớm bệnh là một việc tối quan trọng. Muốn biết được huyết áp dễ dàng nhất có thể mua các máy đo huyết áp tại nhà để kiểm tra định kì thường xuyên giúp nhận thấy bất cứ một sự thay đổi đáng ngại nào (nếu có).

Việc điều trị bệnh tăng xông thường có thể kết hợp giữa việc dùng thuốc và thay đổi lối sống. Nếu bệnh không được điều trị, tất yếu dẫn tới nhiều biến chứng trên các cơ quan khác.

Bệnh tăng xông là gì?

Bệnh tăng xông là gì?

2. Tăng xông có nguyên nhân do đâu?

Tăng xông (huyết áp cao) có 2 dạng là huyết áp cao nguyên phát và huyết áp cao thứ phát:

  • Huyết áp cao nguyên phát là tăng huyết áp mà không tìm thấy nguyên nhân, dạng này chiếm tới 95 % trường hợp người lớn bị tăng huyết áp thông thường
  • Huyết áp cao thứ phát là tăng nguyên áp nhưng có nguyên nhân trực tiếp rõ ràng ví dụ điển hình như tăng huyết áp do bệnh thận, u bướu… Những nguyên nhân hiếm gặp khác bao gồm như tăng sản thượng thận bẩm sinh, cường giáp, suy giáp, cường cận giáp tiên phát, to cực chi, u tủy thượng thận. Uống nhiều rượu và sử dụng thuốc tránh thai đường uống cũng là những nguyên nhân dẫn đến chứng tăng huyết áp thứ phát,…
  • Bệnh tăng xông có dấu hiệu gì?

Như đã nói ở bên trên thì bệnh tăng xông thường không có triệu chứng điển hình. Có một tỷ lệ lớn số người bị bệnh tăng xông không biết là mình có bệnh, nên vì thế cách tốt nhất là đo huyết áp định kì và tới khám bệnh tại các cơ sở y tế.

Đo huyết áp định kì tại nhà

Đo huyết áp định kì tại nhà

Ở các bệnh nhân bị tăng xông nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, cảm thấy mệt mỏi, nôn, đau ngực, vấn đề hô hấp, thị giác, đi tiểu ra máu…

Theo ước tính, ở Mỹ có khoảng 75 triệu người bị tăng huyết áp (tăng xông). Tuy nhiên, chỉ có khoảng 81% trong số những người này biết rằng họ đang bị tăng huyết áp và 75% trong số họ đang được điều trị, khoảng 51% huyết áp của những người này được kiểm soát thích hợp. Những con số này tất nhiên chỉ là ước tính nhưng cảnh báo một tình trạng cũng đáng báo động cần quan tâm về tình trạng tăng huyết áp hiện nay.

Việc tăng huyết áp có mối quan hệ với độ tuổi. Những người có huyết áp bình thường ở tuổi 55 có đến trên 80% nguy cơ phát triển tăng huyết áp trong suốt phần đời còn lại, nếu không có chế độ hợp lý cho sức khỏe và huyết áp của bản thân. Tăng huyết áp trở nên phổ biến khi độ tuổi tăng lên, huyết áp tăng theo tuổi nghe có vẻ như vô hại, tuy nhiên, huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc các bệnh (đặc biệt là các bệnh tim mạch) và tăng nguy cơ tử vong. Tăng huyết áp cũng có thể xuất hiện trong giai đoạn thai kỳ.

Vậy Huyết áp cao là bao nhiêu. Đã có hàng loạt các hướng dẫn điều trị của các quốc gia, hiệp hội và rất nhiều nhà khoa học hàng đầu về các vấn đề tim mạch trên thế giới đã được đưa ra. Đối với Việt Nam, việc chẩn đoán và chiến lược điều trị cao huyết áp của các bác sĩ chuyên khoa tim mạch hiện nay thường căn cứ vào hướng dẫn điều trị cập nhật của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC). Huyết áp thường được phân thành:

  • Huyết áp tối ưu khi chỉ số này Dưới 120/80 mmHg.
  • Huyết áp bình thường khi chỉ số này từ 120/80 mmHg trở lên.
  • Huyết áp bình thường cao khi chỉ số nàyTừ 130/85 mmHg trở lên.
  • Tăng huyết áp độ 1 khi chỉ số này Từ 140/90 mmHg trở lên.
  • Tăng huyết áp độ 2 khi chỉ số này từ 160/100 mmHg trở lên.
  • Tăng huyết áp độ 3 khi chỉ số này Từ 180/110 mmHg trở lên.

3. Cách điều trị bệnh tăng xông đạt hiệu quả cao

Muốn điều trị bệnh tăng xông có hiệu quả, biện pháp tốt nhất là kết hợp giữa dùng thuốc và chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.

3.1. Dùng thuốc

Sau khi biết được tình trạng bệnh cũng như khám các bệnh liên quan, một số loại thuộc điều trị thường được thấy trong các đơn thuốc của bác sĩ như:

  • Thuốc lợi tiểu nhóm Thiazaide.
  • Thuốc ức chế Beta.
  • Thuốc ức chế men chuyển.
  • Thuốc chẹn kênh Calci.

Chính vì là thuốc, nên chỉ sử dụng ở một mức độ thời điểm “đủ”, vẫn nên phối hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt thích hợp thì mới có thể cải thiện được tình trạng bệnh một cách nhanh chóng nhất.

3.2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lí để kiểm soát tăng huyết áp

Bệnh tăng xông sẽ được kiểm soát một cách tốt hơn nếu người bệnh áp dụng những điều sau đây:

  • Thường xuyên tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần, có thể lựa chọn bài tập tùy theo sở thích và tập cùng bạn bè để tăng thêm động lực mỗi lần đi tập.

Tập thể dục mang lại lợi ích lớn tới việc điều trị tăng xông

Tập thể dục mang lại lợi ích lớn tới việc điều trị tăng xông

  • Chế độ ăn uống khoa học, nên ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe, giảm lượng muối trong mỗi bữa ăn hàng ngày, tốt nhất là nên ăn nhạt.
  • Ngừng uống rượu bia, hút thuốc quá mức.
  • Việc giảm cân cũng là một vấn đề quan trọng. Giữ cơ thể ở trạng thái cân đối vừa giúp giảm được tình trạng bệnh, vừa giúp phòng chống những biến chứng khác mà bệnh có thể sẽ gây nên.

Tăng xông muốn điều trị được thì cần phải có thời gian lâu dài, càng tuân thủ những chú ý trong điều trị thì càng thấy rõ được lợi ích mà bản thân sẽ đạt được từ việc tuân thủ đó.

Quan trọng nhất là người bệnh cũng như người thân của họ có hiểu biết về căn bệnh này, bao gồm diễn biến hay biến chứng của tăng xông, thì khi đó họ mới hiểu được sự quan trọng khi tuân thử một cách nghiêm ngặt việc sử dụng thuốc kết hợp với điều chỉnh lối sống.

Việc phối hợp thuốc và điều chỉnh liều tùy theo bệnh là trách nhiệm của bác sĩ có chuyên môn, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc không đúng với chỉ dẫn, ngừng thuốc, thay đổi thuốc mà không được sự cho phép của bác sĩ.

Theo dõi, kiểm soát huyết áp một cách thường xuyên bằng việc sử dụng máy đo huyết áp tại nhà là một biện pháp tốt, nên được hình thành thói quen. Bạn đã biết cách theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà. Tư thế sau sẽ giúp bạn kiểm tra huyết áp tương đối chính xác. Tư thế ngồi nên là ngồi nghỉ trên ghế 5 phút, chân đặt trên sàn nhà và có tựa lưng.

Tay của bạn đặt ngang mức của tim, bộc lộ vùng để đo huyết áp (tức là không để áo che phủ). Bạn không nên tập thể dục, sử dụng cafeine hay hút thuốc lá trước khi đo huyết áp ít nhất 30 phút.

Chính vì vậy, việc phối hợp giữa bác sĩ và bệnh nhân/ người nhà bệnh nhân một cách hợp lý sẽ giúp giảm nhẹ bệnh, điều trị trị bệnh cũng như giảm thiểu tối đa những biến chứng nguy hiểm mà bệnh tăng xông có thể gây ra.

Như vậy, qua các thông tin đã nêu ở bên trên về bệnh tăng xông, chúng tôi mong bạn có được cái nhìn tổng quát nhất về căn bệnh này. Khi biết rõ được nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh, thì lúc đó mới có thể giúp cho người thân hoặc chính bản thân mình nếu không may bị căn bệnh này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *