Trên báo đài truyền thông, chúng ta đã nghe rất nhiều về cholesterol có liên quan đến các bệnh tim mạch. Vậy cholesterol có tác dụng gì tại sao lại việc tăng cholesterol có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, béo phì hay mỡ máu, do đó mà cholesterol có tác dụng xấu đối với sức khỏe của chúng ta?
Hãy cùng theo dõi bài viết để cùng tìm hiểu cholesterol có tác dụng gì? Liệu nó có ảnh hưởng xấu như chúng ta đã nghĩ hay không?
Nội Dung
1. Cholesterol có tác dụng gì đối với cơ thể của chúng ta?
Cholesterol là một chất như sáp, giống mỡ lợn và có mặt ở mọi tế bào trong cơ thể. Đầu tiên, phải khẳng định, cholesterol có vai trò rất quan trọng trong cơ thể người. Cholesterol được sản xuất ở gan ngoài ra nó có thể được hấp thu từ thức ăn ở nhiều loại thức phẩm như thực vật hoặc một số thực phẩm từ động vật: thịt và sữa…
Vậy cholesterol có tác dụng gì trong cơ thể người? Theo báo cáo thì cholesterol có ba vai trò chính:
- Đầu tiên phải kể đến việc làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất các mô và tế bào. Ngoài ra nó có tác dụng giữ cho màng tế bào có tính đàn hồn tốt.
- Hai nó hỗ trợ quá trình sản xuất nội tiết tố sinh dục, bên cạnh đó nó cũng tạo ra các loại hormon, vitamin D.
- Tác dụng thứ ba là hỗ trợ quá trình bài tiết mật trong gan bằng cách tạo ra acid mật góp phần tạo ra một hệ tiêu hóa hoàn thiện.
Ba vai trò quan trọng trên đã trả lời cho câu hỏi cholesterol có tác dụng gì. Hải Thượng Lãn Ông từng nói “ Thái quá bất cập”. Nghĩa là cái gì quá thì không tốt. Cholesterol cũng vậy, dù có tác dụng quan trọng nhưng khi nồng độ cholesterol tăng cao lại trở thành nguy cơ gây ra nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh tim mạch.
2. Cholesterol được phân thành bao nhiêu loại, mỗi loại cholesterol có tác dụng gì?
Cholesterol là một chất ít phân cực và không tan trong nước. Nó thường gắn với các chất khác như lipoprotein để vận chuyển và lưu thông trong máu. Lipoprotein gồm:
- Chylomicron (CM) Lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL – very low density lipoprotein).
- Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL – low density lipoprotein).
- Lipoprotein tỷ trọng trung gian (IDL – intermediate density lipoprotein).
- Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL — high density lipoprotein).
Phân loại Cholesterol
Tuy nhiên có thể chia lipoproterin thành hai loại chính là LDL và HDL. Trong đó LDL Cholesterol được cho là cholesterol xấu còn HDL là cholesterol tốt. Thông thường chỉ số LDL càng thấp càng tốt, tối ưu khi chỉ số < 100 mg/dL.
2.1. Các loại cholesterol có tác dụng gì? Tại sao lại phân chia thành tốt và xấu như vậy?
Theo báo cáo nghiên cứu, LDL là sản phẩm thoái hóa trong máu của VLDL, nó có chứa rất nhiều cholesterol và cholesterol este.
Chức năng của LDL chủ yếu là vận chuyển cholesterol cho các mô bằng cách gắn với receptor đặc hiệu ở màng tế bào, sau đó nó được đưa vào bên trong tế bào. LDL được cho là xấu do nó tham gia vào sự phát triển các mảng xơ vữa ở động mạch và thành động mạch.
HDL được tạo thành ở gan và ruột non và được giải phóng dưới dạng mới sinh hình đĩa. Sau đó, chuyển thành HDL-3 rồi sang 2 thông qua enzym xúc tác LCAT. HDL có chưa nhiều protein, nó có tác dụng vận chuyển cholesterol từ ngoại vi trở về gan và thoái hóa thành acid mật. HDL-cholesterol được cho là tốt do nó có tác dụng bảo vệ thành mạch, không gây xơ vữa động mạch.
2.2. Chu trình vận hành của cholesterol như thế nào?
Cholesterol được luân chuyển từ gan vào máu đến mô và tế bào rồi lại được vận chuyển trở lại gan. Qúa trình này được cân bằng bởi nồng độ của hai lipoprotein là LDL và HDL. Dựa vào chu trình của cholesterol chúng ta cũng có thể nắm được từng loại cholesterol có tác dụng gì và chúng tác động như thế nào trong một chu trình vận động.
Khi LDL – cholesterol tăng lên trong máu gây tích tụ các mảng bám ở động mạch và thành động mạch gây máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch. Khi các mảng bám tích tụ và to dần bong ra khỏi thành nội mạc có thể hình thành cục máu đông gây hẹp và tắc mạch máu dẫn đến thiếu máu cục bộ một bộ phận hoặc một phần cơ thể gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Nếu tắc mạch ở một trong 4 động mạch lên não có thế gây tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Cholesterol máu cao làm tăng nguy cơ đột quỵ
HDL – cholesterol có tác dụng đưa cholesterol thừa ra khỏi tế bào, máu và đưa các mảng bám trở lại gan do đó làm giảm các mảng bám tạo thành. Nồng độ HDL trong máu ở người bình thường khoảng 40- 50 mg/dL ở nam và khoảng 50 – 59 mg/d L ở nữ, giá trị tối ưu của HDL nên ở mức > 60 mg/dL.
2.3. Hàm lượng cholesterol có trong các loại thực phẩm
Cholesterol có nhiều trong các loại thực phẩm, tuy nhiên cơ thể chúng ta có thể tự sản xuất đủ lượng cholesterol cho nhu cầu của cơ thể. Lượng cholesterol cần thiết được sản xuất tại gan chiếm 70%, 30% còn lại được cung cấp từ nguồn thức ăn.
Mặc dù, gan có khả năng điều hòa lượng cholesterol trong cơ thể bất kể lượng cholesterol trong thức ăn được đưa vào cơ thể là bao nhiêu. Tuy nhiên khi lượng cholesterol được đưa vào trong cơ thể quá nhiều thông qua một số loại thực phẩm nhất định, ở một số người không thể điều hòa mà còn tăng sản xuất cholesterol.
Hàm lượng cholesterol tương ứng với 100 g thực phẩm ăn vào cơ thể: gan gà (440); lòng đỏ trứng gà (1790); trứng gà (600); phô mai (406); cật heo (375); gan heo (300); bơ (270); tôm đồng (200); bánh socola (172); tim heo (140); sữa bột toàn phần (109); lưỡi bò (108); dăm bông thịt (70); bao tử bò (95); mỡ heo (nước – 95); cá hộp (52); thịt ngỗng (80); bánh bích quy (42); thịt cừu (78); sữa đặc có đường (32); thịt vịt (76); thịt bê (71); cá chép (70)…
Chất béo là một phần quan trọng trong chế độ ăn, nhưng cũng có loại chất béo lành mạnh hơn so với số còn lại. Ăn các loại chất béo khác nhau thì lượng cholesterol nạp vào cơ thể cũng khác nhau và có tác dụng tiêu cực hoặc tích cực khác nhau. Các chất béo không bão hòa như dầu oliu, cá hồi, bơ… có tác dụng làm giảm LDL – cholesterol “xấu” và tăng HDL – cholesterol “tốt”. Ngược lại các chất béo chuyển hóa như bánh quy, bánh kem, khoai tây chiên… và chất béo bão hòa: thịt, bơ, trứng, sữa… làm tăng LDL – cholesteron và giảm lượng HDL – cholesterol.
Hàm lượng cholesterol có trong các loại thực phẩm
Tóm lại, chúng ta cần hiểu rằng, các loại thực phẩm cũng chứa một hàm lượng cholesterol nhất định, dù cơ thể có khả năng điều hòa cân bằng lượng cholesterol thì chúng ta vẫn nên lưu ý để có thể đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Đồng thời việc ăn loại thực phẩm nào, chất béo gì cũng ảnh hưởng đến hàm lượng cholesterol xấu và tốt trong cơ thể. Do đó thói quen ăn uống không lành mạnh như đồ chiên rán, thức ăn nhanh cần phải thay đổi.
Do đó, hãy xây dựng cho mình một thói quen ăn uống lành mạnh, một chế độ ăn khoa học giúp bạn đảm bảo có một sức khỏe tốt, một hệ thống tim mạch khỏe mạnh. Tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 5 ngày một tuần, mỗi ngày ít nhất 30 phút sử dụng các bài tập nhẹ nhàng phù hợp giúp bạn có một nồng độ cholesterol ổn định, giảm nguy cơ mỡ máu…các bệnh có liên quan đến tim mạch.
Như vậy, cholesterol có tác dụng gì? Chúng “xấu” hay “tốt” thì mỗi chúng ta đã có câu trả lời. Chúng tôi hy vọng việc hiểu đúng và chính xác cholesterol có tác dụng gì giúp bạn xây dựng một chế độ ăn khoa học, một thái độ sống tích cực. Nếu bạn còn điều gì chưa hiểu rõ, hãy để lại thắc mắc hoặc liên hệ cho chúng tôi để giải đáp nỗi băn khoăn của bạn.
Nếu bạn có điều gì cần trao đổi thêm, hãy liên hệ với KOCHI:
Fanpage: Kochi
Hotline: 024 6291 8086