Thực phẩm có tầm ảnh hưởng rất lớn đến bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, đặc biệt là ở giai đoạn bệnh bùng phát, sự ảnh hưởng của thực phẩm sẽ có sự khác nhau ở mỗi đối tượng khác nhau. Những thực phẩm nào ảnh hướng đến loét dạ dày, loét tá tràng và cơ chế của chúng ra sao đến nay vẫn chưa được hiểu rõ.
Tuy rằng, thực phẩm không phải là nguyên nhân hay là cách để chữa khỏi loét dạ dày tá tràng, nhưng nó lại là một công cụ đặc biệt hữu ích, giúp mọi người kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh.
Vậy, những thực phẩm nào là Thực phẩm cho người loét dạ dày tá tràng? Mọi người hãy cùng Kochi tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé!
Nội Dung
1. Nguyên tắc chế độ ăn của người mắc loét dạ dày tá tràng
Nguyên tắc chế độ ăn của người mắc loét dạ dày tá tràng
Trong quá trình dinh dưỡng của người khỏe mạnh, thì khối lượng và việc nhai nghiền thức ăn trước khi nuốt xuống dạ dày là đặc biệt quan trọng đối với quá trình tiêu hóa và quá trình hấp thu ở ruột non. Muốn thức ăn được tiêu hóa và hấp thu tốt, mọi người cần lưu ý:
- Nấu chín và ninh nhừ thức ăn, hạn chế hoặc không ăn thực phẩm sống.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Không nên ăn quá no trong một bữa mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa một ngày (4 đến 5 bữa). Việc chia thành nhiều bữa sẽ giúp trung hòa acid, và mỗi bữa nên ăn lượng vừa phải, ăn nhẹ để tránh căng dạ dày, kích thích tiết nhiều acid.
- Không nên ăn nhiều canh trong bữa ăn.
- Ăn xong nên nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, tránh chạy nhảy hoặc lao động nặng.
2. Thực phẩm cho người loét dạ dày tá tràng
Người bị loét dạ dày – tá tràng nên sử dụng những loại thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc của dạ dày, giúp chữa lành các vết loét hay những thực phẩm giúp giảm tiết acid, giàu vitamin, khoáng chất.
2.1. Cơm
Cơm là thực phẩm cho người loét dạ dày tá tràng
Cơm là thực phẩm cho người loét dạ dày tá tràng. Cơm sẽ giúp ích cho việc tiêu hóa, giảm các cơn đau dạ dày, ngăn việc kích thích dạ dày khiến dạ dày tiết nhiều acid. Ngoài ra cơm còn có tác dụng hấp thu chất lỏng có trong dạ dày, giúp giảm thiểu nguy cơ tiêu chảy. Các thực phẩm như bánh mì, bánh chưng, cháo, xôi, khoai cũng có tác dụng tượng tự.
Lưu ý, những thực phẩm vẫn còn ở dạng thô, chưa được tinh chế như nếp lứt, gạo lứt, bắp, các loại đậu… mặc dù rất giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất và chất chống oxy nhưng lại khó tiêu khi bệnh nhân đang có những bệnh lý về dạ dày.
2.2. Canh/Súp
Canh/Súp là món ăn được nấu chín, có độ loãng, giúp dễ tiêu và không tạo áp lực cho đường tiêu hóa. Đồng thời, với lượng nước nhiều trong cánh sẽ giúp pha loãng nồng độ của dịch acid trong dạ dày, giúp bệnh nhân dễ dàng tiêu hóa thức ăn.
2.3. Sữa chua
Trong sữa chua có chứa nhiều enzyme và probiotic có công dụng nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ hệ tiêu hóa. Cũng có tương đối nhiều ý kiến phản đối việc dùng sữa chua cho người mắc bệnh lý dạ dày, tuy nhiên, trên thực tế, sữa chua không béo giúp ích rất tốt trong đa số các ca bệnh. Sữa chua sẽ làm lớp đệm phía trên niêm mạc, giảm kích ứng dạ dày.
Dù vậy, mọi người chỉ nên dùng với lượng vừa phải và cần theo dõi phản ứng cơ thể để điều chỉnh liều dùng cho thích hợp.
2.4. Gừng
Gừng là thực phẩm cho người loét dạ dày tá tràng rất thông dụng, nó giúp cải thiện việc tiêu hóa thức ăn, giảm các triệu chứng của bệnh như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, khó tiêu. Có thể thêm gừng vào chế độ ăn như nhấm nháp 1 vài lát gừng sống hay uống trà gừng.
2.5. Cá hồi
Cá hồi là một trong những thực phẩm cho người loét dạ dày tá tràng giàu acid béo omega-3
Cá hồi là một trong những thực phẩm cho người loét dạ dày tá tràng giàu acid béo omega-3. Đây là loại acid béo đặc biệt tốt cho tim mạch và đại tràng. Các loại acid béo còn được cho là có ích trong việc giảm viêm. Vì vậy. cá hồi có thể hỗ trợ cân bằng tình trạng viêm xảy ra trong mỗi đợt tái phát của bệnh loét dạ dày tá tràng. Quả óc chó, cá ngừ, hạt lanh là dầu hạt lanh cũng là những thực phẩm cung cấp omega-3 rất tốt.
2.6. Trứng
Trứng là một trong những nguồn protein rất tốt cho cơ thể, nó cũng được hấp thu khá tốt, kể cả trong cơn loét dạ dày tá tràng.
Trứng cũng là thực phẩm giàu vitamin nhóm B – những vitamin có khả năng chuyển hóa các loại thực phẩm thành năng lượng.
2.7. Bơ
Bơ là thực phẩm cho người loét dạ dày tá tràng mà mọi người nên biết. Nó là nguồn cung cấp chất béo đơn không bão hòa rất tốt cho sức khỏe. Nếu mọi người đang bị sút cân do bệnh loét dạ dày tá tràng thì bơ sẽ giúp cung cấp nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể một cách lành mạnh nhất.
Vào năm 2014, một nghiên cứu đã công bố rằng, trên 85% số bệnh nhân bị viêm ruột suy dinh dưỡng thì bơ là loại quả có thể giúp người bệnh chống lại việc dinh dưỡng kém.
2.8. Đậu bắp
Trong đậu bắp có chứa các loại vitamin E, B, C và rất nhiều dưỡng chất thiết yếu khác, đặc biệt trong số đó là chất nhầy trong đậu bắp. Chất nhầy này là phức hợp của protein kết dính với polysaccharides, pectin và 1 số chất khác; nó có tác dụng bảo vệ tốt niêm mạc dạ dày, phòng ngừa các nguy cơ tổn thương niêm mạc và giúp hỗ trợ việc làm lành vết loét ở dạ dày.
2.9. Nghệ và mật ong
Đây là một trong những bài thuốc đông y điều trị loét dạ dày tá tràng
Hỗn hợp giữa mật ong và tinh bột nghệ là một trong những bài thuốc đông y chính để điều trị loét dạ dày tá tràng. Nghệ có tác dụng giảm tiết dịch vị, chống viêm và kiềm hóa acid dịch vị. Mật ong có công dụng điều hòa nồng độ acid trong dạ dày, tránh việc kích ứng dạ dày.
2.10. Các loại hạt
Các loại hạt, đặc biệt là óc chó và hạnh nhân là nguồn chất béo đơn không bão hòa rất chất lượng và quan trọng. Đây cũng là thực phẩm cho người loét dạ dày tá tràng mà mọi người nên biết.
Lưu ý: Khi đang có những đợt viêm loét đại tràng, mọi người nên hạn chế ăn các loại hạt vị lượng chất xơ dồi dào trong hạt có thể làm triệu chứng bệnh của mọi người trở nên nặng hơn.
3. Thực phẩm không dành cho người loét dạ dày tá tràng
Thực phẩm không dành cho người loét dạ dày tá tràng
- Thực phẩm gây hại cho niêm mạc của dạ dày: rượu bia, trà đặc, cà phê, các loại rau đậu già, rễ cây, củ cải già,… gia vị cay nóng (gừng khô, ớt, tiêu…), các món xào, rán, chiên nhiều mỡ, dầu, các món ăn tẩm ướp nhiều gia vị, các loại thức ăn như sụn, xương băm nhỏ, tôm cua, chân gà vịt, cổ cánh, đầu cá,…
- Thực phẩm khiến acid dạ dày tăng cao: trái cây có vị chua như quýt, cam, chanh, dứa, khế, xoài chua,… thực phẩm chua như mẻ, dấm, muối chua… đặc biệt người bệnh không nên ăn khi đói.
- Thực phẩm chướng bụng, sinh hơi như: cần tây, hành, dưa cà muối, hẹ… các loại nước có ga…
4. Một số điều lưu ý khi chế biến thực phẩm cho người loét dạ dày tá tràng
- Các loại thực phẩm nên được thái nhỏ, xay, nghiền nát trước khi nấu để giúp làm giảm việc kích thích tiết dịch vị và thức ăn qua dạ dày một cách nhanh chóng.
- Nhiệt độ của thức ăn cũng mang lại ảnh hướng đến dạ dày. Ví dụ như nếu thực ăn quá lạnh sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh, thức ăn quá nóng khiến niêm mạc dạ dày xung huyết, dạ dày co bóp mạnh hơn. Vì vậy, nhiệt độ thích hợp nhất để thức ăn dễ hấp thu và tiêu hóa là từ 40-50 độ C.
- Nồng độ của thức ăn cũng ảnh hưởng tới việc tiêu hóa: Nếu nồng độ thức ăn có đặc sẽ khiến các men tiêu hóa không thể thấm hết vào thức ăn, nếu nồng độ thức ăn quá lỏng sẽ khiến các men tiêu hóa loãng ra, khiến việc tiêu hóa trở nên kém đi. Do vậy, thức ăn sẽ được hấp thu và tiêu hóa tốt nhất khi chỉ nạp vào cơ thể từ 100 đến 200ml nước. Nếu bị tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều thì người bệnh có thể uống nhiều nước hơn nhưng không được uống trong bữa ăn.
Trên đây là những chia sẻ của Kochi về những thực phẩm cho người loét dạ dày tá tràng, mong qua đó sẽ giúp mọi người có những thông tin chính xác về những thực phẩm tốt nhất cho bản thân hay người thân đang bị loét dạ dày tá tràng.
Nếu có bất kỳ điều gì cần giải đáp, mọi người hãy để lại liên hệ hoặc nhắn tin trực tiếp cho fanpage: Kochi