Bệnh sỏi thận là 1 trong những bệnh hay gặp nhất của hệ tiết niệu. Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, khiến cơ thể hay xuất hiện tình trạng mất nước, vì vậy từ lâu nước ta đã được coi là một trong những vùng dịch tễ của bệnh sỏi.
Hiện nay, có khoảng 10% đến 14% dân số nước ta có sỏi thận. Tại Mỹ, con số này thấp hơn, dao động trong khoảng 7% đến 10%. Tỉ lệ mắc bệnh sỏi thận của người dân toàn thế giới khoảng 3% và có sự khác nhau giữa các nước.
Nội Dung
1. Bệnh sỏi thận
Bệnh sỏi thận
Bệnh sỏi thận (hay Bệnh sạn thận) xảy ra khi các chất khoáng có trong nước tiểu bị lắng đọng lại trong thận, niệu quản, bàng quang… tạo thành những tinh thể rắn, hay gặp nhất là tinh thể Calci. Kích thước sỏi rất đa dạng, có thể lên tới vài centimet.
Sỏi được hình thành khi khối lượng nước tiểu giảm và nồng độ các khoáng chất tăng cao. Khi một trong hai hiện tượng trên xuất hiện, kéo dài trong một khoảng thời gian sẽ có nguy cơ tạo ra sỏi thận.
Đối với những sỏi có kích thước nhỏ, người bệnh không cần điều trị mà có thể tống sỏi ra ngoài khi đi tiểu. Đối với những sỏi có kích thước lớn, di chuyển trong thận, bàng quang, niệu quản… sẽ gây cọ xát mạnh dẫn tới những tổn thương cho hệ tiết niệu, thậm chí làm tắc ống dẫn nước tiểu, mang lại những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy đối với những sỏi có kích thước lớn, người bệnh cần được điều trị tại cơ sở y tế uy tín.
2. Các loại sỏi thận
Sỏi ở đường tiết niệu thường tiến hành phân loại theo thành phần hóa học, gồm:
Các loại sỏi thận
- Sỏi calcium: đây là loại sỏi hay gặp nhất, chiếm từ 80% đến 90% trường hợp, gồm sỏi calci oxalat, calci phosphat. Trong đó sỏi calci oxalat có tỷ lệ cao ở các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Sỏi này có đặc điểm rất cứng, hình hàng gồ ghề, màu nâu hoặc màu vàng và có khả năng cản quang.
- Sỏi phosphat: hay gặp nhất là loại Magnésium Ammonium Phosphate (hay là sỏi nhiễm trùng), sỏi xuất hiện do nhiễm trùng đường niệu lâu ngày, đặc biệt là do loại vi khuẩn proteus.. Sỏi phosphat hơi bở, có màu vàng, kích thước rất lớn, có khả năng lấp kín đài bể thận.
- Sỏi acid uric: do quá trình chuyển hóa purin tạo thành. Một số nguyên nhân làm tăng chuyển hóa purin trong cơ thể như ăn nhiều thực phẩm có chứa lượng lớn chất purin (như lòng bò, lòng heo, nấm, thịt cá khô…) hoặc bệnh nhân gout, hoặc sỏi do sự phân hủy các tế bào ung thư khi dùng phương pháp thuốc hóa trị liệu.
- Sỏi cystine: được hình thành do việc sai sót của quá trình tái hấp thu cystine ở ống thận. Loại sỏi này khá ít gặp ở nước ra. Sỏi cystine không có khả năng cản quang và có bể mặt trơn láng.
3. Nguyên nhân của bệnh sỏi thận
Nguyên nhân gây ra sỏi ở hệ tiết niệu có rất nhiều, nó bắt đầu từ sự kết tinh và lắng đọng của các tinh thể. Các nguyên nhân cụ thể đã được công bố như:
- Uống không đủ lượng nước cần thiết trong ngày: cơ thể không có đủ nước để cho thận bài tiết, khiến nước tiểu quá đặc.
Uống không đủ lượng nước cần thiết trong ngày là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận
- Chế độ ăn quá nhiều muối: đây là nguyên nhân hay gặp nhất ở nước ta, khẩu vị của người Việt Nam khá mặn. Ăn nhiều muối (NaCl) khiến cơ thể cần tăng đào thải Na+ và Ca++ tại ống thận… khiến sỏi Calcium dễ hình thành.
- Chế độ ăn nhiều chất đạm: Đạm trong thức ăn sẽ khiến độ pH trong nước tiểu tăng, làm giảm hấp thu Citrate và tăng bài tiết Calcium.
- Bổ sung Vitamin C và Calcium sai cách: Nếu mọi người bổ sung quá nhiều vi chất sẽ dẫn đến tình trạng thừa. Đối với Vitamin C, chúng sẽ được chuyển hóa thành chất hóa học có gốc Oxalat, còn icon Ca++ sẽ ức chế và cạnh tranh việc hấp thụ các ion cần thiết khác của cơ thể như Fe++, Ze++… Khi quá thừa những chất này sẽ khiến thận rơi vào tình trạng quá tải, làm tăng nguy cơ cho bệnh sỏi thận.
- Hậu quả của các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, loét dạ dày tá tràng… cũng có khả năng hình thành sỏi calci oxalat. Tiểu chảy sẽ khiến cơ thể mất nước, mất các ion K+, Na+…, tăng nồng độ oxalat trong nước tiểu… từ đó làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
- Yếu tố di truyền: Bệnh sỏi thận cũng có thể do sự di truyền gen. Nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng nếu những người thân trong gia đình có người từng mắc bệnh sỏi thận.
- Những người bẩm sinh hay mắc phải dị dạng hệ tiết niệu, khiến đường tiết niệu bị tắc, nghẽn như u xơ tiền liệt tuyến, túi thừa trong bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt… Người bị chấn thương, không di chuyển được trong một thời gian dài. Khiến đường tiết niệu bị tắc, nghẽn khiến nước tiểu không lưu thông được, lâu ngày lắng đọng mà sinh ra sỏi thận.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: các loại vi khuẩn xâm nhập khiến đường tiết niệu bị viêm dai dẳng, tạo mủ, lắng đọng chất bài tiết lâu ngày cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh sỏi thận.
- Béo phì: Theo một số chuyên gia, nguy cơ mắc bệnh sỏi thận ở những người béo phì sẽ cao hơn những người có cân nặng ở mức bình thường.
4. Dấu hiệu bệnh sỏi thận
Dấu hiệu bệnh sỏi thận hoàn toàn là do những biến chứng của sỏi gây ra với đường tiết niệu chứ không phải do sỏi gây ra. Các dấu hiệu điển hình là:
4.1. Cơn đau quặn thận
Cơn đau quặn thận là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh sỏi thận
Các cơn đau là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh, các cơ đau quặn thận rất dữ dội, có thể gọi là “cơn đau bão thận”.
Sỏi thận sẽ gây đau ở vị trí hố thắt lưng ở một phía, sau đó lan ra phía trước và đi xuống dưới. Khi bệnh khởi phát, các cơn đau sẽ xuất hiện một cách đột ngột sau khi người bệnh có 1 hoạt động gắng sức. Sau đó cường độ đau sẽ trở lên mạnh hơn. Bệnh nhân sẽ đau quằn quại, vật vã, cố hết sức tìm một tư thế để giảm đau nhưng không khả thi.
Khi xuất hiện các dấu hiệu này, bệnh nhân cần lập tức đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thực hiện những biện pháp giảm đau, tuyệt đối không được tự ý sử dụng các biện pháp giảm đau tại nhà.
Có thể phân biệt 02 trường hợp của cơn đau do sỏi thận:
- Cơn đau do sỏi tắc nghẽn ở bể và đài thận: những cơn đau này sẽ xuất hiện ở vùng hố thắt lưng, dưới xương sườn 12, đau lan ra phía trường, hướng về hố chậu và rốn.
- Cơn đau của sỏi niệu quản: đau xuất phát ở vị trí hố thắt lưng, sau đó chạy dọc xuống dưới, đi theo đường niệu quản, đi đến vùng hố chậu của bộ phận sinh dục, phía mặt trong của đùi.
Một số dấu hiệu có thể đi kèm với cơn đau quặn thận như nôn mửa, buồn nôn, bụng chướng do liệt ruột. Người bệnh có thể bị rét run và sốt nếu có nhiễm trùng đường tiết niệu.
Việc kích thước hay số lượng sỏi không có liên quan đến cường độ đau của các cơn đau quặn thận. Một vài trường hợp như bệnh sỏi thể yên, bệnh nhận hoàn toàn không có các cơn đau, hoặc cơn đau không rõ ràng mà chỉ ê ẩm ở một hoặc hai bên thắt lưng.
4.2. Tiểu ra máu
Những trường hợp sỏi có gai san hô, bề mặt nhám… sẽ có xát vào đường tiết niệu, gây tiểu ra máu. Bình thường, sỏi trong thận trong gây ra việc này. Tuy nhiên nếu người bệnh vận động quá nhiều, vận động mạnh cũng gây ra tiểu ra máu.
4.3. Bế, tắc đường tiểu
Bế, tắc đường tiểu là 1 trong những dấu hiệu bệnh sỏi thận
Đường tiểu giống như 1 ống nước, sỏi xuất hiện sẽ khiến tắc, bế, nghẽn đường ống nước này. Các dấu hiệu gồm bế tắc thận, bí tiểu, thận ứ nước căng to. Do vậy, các dấu hiệu này khá tương tự với một số bệnh lý khác nên người bệnh cần được bác sĩ có chuyên môn thăm khám để chẩn đoán và phân tích bệnh một cách chính xác nhất.
5. Phòng ngừa bệnh sỏi thận
- Uống đủ lượng nước thiết yếu trong ngày (có thể uống từ 2 đến 3 lít nước trên ngày).
- Thêm nước chanh vào chế độ ăn, vì nước canh có thể giúp phòng bệnh sỏi thận loạn acid uric và oxalat calcium.
- Sử dụng caffeine 01 cách hợp lý.
- Hạn chế ăn những thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận như trà đá, soda, các loại hạt, dâu tây…
- Xây dựng chế độ ăn phù hợp và khoa học, cắt giảm muối, ăn nhạt.
- Hạn chế những loại thức ăn có nhiều cholesterol và dầu mỡ.
- Duy trì chỉ số BMI của cơ thể ở mức độ hợp lý.
Trên đây là những chia sẻ của Kochi về bệnh sỏi thận, mong qua đó sẽ giúp mọi người có những thông tin chính xác về bệnh và cách phòng ngừa bệnh sỏi thận.
Nếu có bất kỳ điều gì cần giải đáp, mọi người hãy để lại liên hệ hoặc ib fanpage: Kochi