Tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, tỏi đen có tác dụng giảm kháng insulin và biến chứng bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu của Yeong-Ju Seo và cộng sự (2009) nghiên cứu ảnh hưởng của tỏi tươi và tỏi đen trên đường huyết và rối loạn lipid máu ở mô hình động vật đái tháo đường typ 2. Nghiên cứu tiến hành trên 21 chuột đực bị đây đái tháo đường. Chuột được chia thành ba nhóm: nhóm đối chứng được cho ăn với 1g chế độ dinh dưỡng AIN-93G của Mỹ, hai nhóm còn lại cho một chế độ ăn dinh dưỡng trên với 5% tỏi tươi hoặc tỏi đen trong 7 tuần, sau đó tiến hành đo glucose huyết thanh, insulin, triglyceride, cholesterol toàn phần, HDL- cholesterol. Mức glucose huyết thanh giảm so với nhóm chứng ở nhóm dùng tỏi tươi và tỏi đen, các giá trị lần lượt là 412,9±25,3 và 3,1±28,8 mg/dl so với nhóm chứng là 452,1±25,6 mg/dl, có sự tăng insulin mạnh hơn ở nhóm dùng tỏi đen (61,3±4,4 μU/ml) so với nhóm dùng tỏi tươi (54,7±5,0 μU/ml) và nhóm chứng (50,9 ±4,5 μU/ml). Nhóm chuột dùng tỏi đen còn cho thấy giảm sự kháng insulin, sự tăng HDL- cholesterol và giảm mức lipid máu so với hai nhóm còn lại. Điều này giúp giảm các tai biến tim mạch trên động vật bị tiểu đường [2].
Nghiên cứu Young-Min Lee và các cộng sự (2009) nghiên cứu tác dụng của dịch chiết tỏi đen trên mô hình đái tháo đường ở chuột. Kết quả của nghiên cứu cho thấy, dịch chiết tỏi đen làm giảm đáng kể các tác nhân gây nên các biến chứng tim mạch như giảm lượng peroxide lipid ở gan, giảm các phản ứng oxy hóa và stress oxy hóa [1].
Nghiên cứu của Min Jung – Kang và công sự (2011) nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của tỏi tươi và tỏi đen trên mô hình chuột bị gây đái tháo đường bởi Streptozocin. Các kết quả của nghiên cứu cho thấy sự giám đáng kể nồng độ đường trong máu ở nhóm dùng tỏi và tỏi đen so với nhóm đối chứng. Bên cạnh đó có sự giảm mạnh hơn ở nhóm dùng tỏi đen so với nhóm dùng tỏi tươi. Hàm lượng cholesterol máu ở nhóm dùng tỏi và tỏi đen thấp hơn đáng kể so với nhóm chứng nhưng không có sự khác biệt giữa hai nhóm dùng tỏi [3].
Ngoài tác dụng ngăn ngừa biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường, tỏi đen còn có nhiều tác dụng tốt khác.
Ngoài tác dụng ngăn ngừa biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường, tỏi đen còn có nhiều tác dụng tốt khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lee Y. M, et al. (2009), “Antioxidant effect of garlic and aged black garlic in animal model of type 2 diabetes mellitus“, Nutr Res Pract. 3(2), tr. 156-61.
2. Seo Yeong-Ju, et al. (2009), “Effect of garlic and aged black garlic on hyperglycemia and dyslipidemia in animal model of type 2 diabetes mellitus“, J Food Sci Nutr. 14(1), tr. 1-7.
3. Kang Min-Jung, et al. (2013), “The effect of extract powder from fresh and black garlic on main components in serum and organs of streptozotocin-induced diabetic rats“, Journal of Life Science. 23(3), tr. 432-442.