CD Tỏi đen

Tỏi đen – Chống oxy hóa

Tác dụng tỏi đen chống oxy hóa

Tỏi tươi được biết đến có tác dụng chống oxy hóa mạnh [1]. Thành phần chịu trách nhiệm chính đối với tác dụng chống oxy hóa trong tỏi tươi là polyphenol và flavonoid mà hàm lượng các thành phần này của tỏi đen cao hơn tỏi tươi. Vì vậy, các nhà khoa học đã tiến hành các nghiên cứu chứng minh tác dụng chống oxy hoa của tỏi đen cũng như so sánh tác dụng chống oxy hóa giữa tỏi đen và tỏi tươi. Các nhà nghiên cứu đến từ trung tâm sản xuất giống mới, Đại học Tohoku, Nhật Bản gồm Emiko Sato và cộng sự (2006) đã chứng minh tỏi đen có sự tăng đáng kể tác dụng chống oxy hóa so với tỏi tươi. Tỏi đen làm giảm các phản ứng oxygen hóa và hydro peroxide bởi sự tăng cường dọn dẹp các gốc tự do bằng superoxide dimutase (SOD) [4].
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Phụ nữ Dongduk, Đại học Hàn Quốc, Cao đẳng Khoa học Suwon, Hàn Quốc gồm Seon Hee Kim và cộng sự (2012) đã chứng minh dịch chiết 10 % trong nước của tỏi đen có hoạt động dọn dẹp gốc tự do 1,1 – diphenyl – 2 picryl hydrazyl (DPPH) và 2,2 – azino bis – (3 – ethylbenzothiazoline – 6 – sulfonic acid) (ABTS) cao hơn có ý nghĩa (p <0,05) so với dịch chiết cùng nồng độ này của tỏi tươi thể hiện ở nồng độ ức chế 50% (IC50) của hai dịch chiết. Đối với thử nghiệm DPPH, IC50 của dịch chiết tỏi đen và tỏi tươi lần lượt là 11,52 ± 1,05 và 53,12 ± 3,21 (mg/ml), còn với thử nghiệm ABTS, IC50 lần lượt là 6,5 ± 0,88 và 26,38 ± 2,45 (mg/mL) [2].
Nghiên cứu của Young-Min Lee và cộng sự (2009) thuộc Khoa khoa học Thực phẩm và Cuộc sống, Trung tâm Nghiên cứu sản phẩm sức khỏe sinh học, Viện Khoa học Thực phẩm, Đại học Injeje và khoa ẩm thực & ẩm thực khách sạn, Trường Cao đẳng Namhae, Hàn Quốc tiến hành trên 21 con chuột đực. Chuột được chia thành ba nhóm: nhóm đối chứng được cho ăn với 1g chế độ dinh dưỡng AIN-93G của Mỹ, hai nhóm còn lại cho một chế độ ăn dinh dưỡng trên với 5% tỏi tươi hoặc tỏi đen trong 7 tuần. Vào cuối của thí nghiệm, những con chuột đã chết và gan của chúng được thu thập để đánh giá thêm về các hoạt động chống oxy hóa của tỏi tươi và tỏi đen. Các phân tích được tiến hành bằng cách đo peroxide lipid và các enzym chống oxy hóa trong gan. Tỏi tươi và tỏi đen giảm mức độ chất phản ứng thiobarbituric axit và tăng các hoạt động của superoxide dismutase và glutathione peroxidase so với nhóm chứng, nhưng tỏi đen thì tăng thêm các hoạt động catalase [3].
thanh phan chong oxy hoa va cong dung chong lai tac nhan o nhiem 1
Như vậy, tác dụng chống oxy hóa của tỏi đen được thể hiện qua các khía cạnh:
+ Giảm các gốc tự do (qua thử nghiệm ABTS và DPPH in vitro)
+ Tăng superoxide dismutase, glutathione peroxidase và catalase
+ Hoạt động giống superoxide dismutase in vitro.

Ngoài tác dụng chống oxy hóa ở trên, tỏi đen còn có nhiều tác dụng tốt  khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.   Bích Đỗ Quang và các cộng sự. (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Vol. Tập 2, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
2.   Kim S. H, et al. (2012), “Physical stability, antioxidative properties, and photoprotective effects of a functionalized formulation containing black garlic extractJ Photochem Photobiol B. 117, tr. 104-10.
3.   Lee Y. M, et al. (2009), “Antioxidant effect of garlic and aged black garlic in animal model of type 2 diabetes mellitusNutr Res Pract. 3(2), tr. 156-61.
4.   Sato E, et al. (2006), “Increased anti-oxidative potency of garlic by spontaneous short-term fermentationPlant Foods Hum Nutr. 61(4), tr. 157-60.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *