Tỏi đen chín sinh học là khái niệm còn rất mới mẻ với nhiều người. Mọi người đều quen thuộc với tỏi tươi, nhiều người cũng biết về tỏi đen nhưng hầu như rất ít người biết về tỏi đen chín sinh học. Vậy, tỏi đen chín sinh học là gì, có tác dụng gì? Khác gì so với tỏi đen, tỏi tươi thông thường? Bài viết tổng quan dưới đây giúp mọi người có được hiểu biết tổng quan về Tỏi đen chín sinh học
Nội Dung
1. TỎI ĐEN CHÍN SINH HỌC LÀ GÌ?
Tỏi đen chín sinh học được lên men bằng công nghệ lên men Tỏi đen chín sinh học chuyên biệt. Công nghệ lên men Tỏi đen chín sinh học tập trung chuyên sâu tối ưu điều kiện cho các phản ứng chuyển hóa trong tỏi để tạo ra nhiều hoạt chất quý tốt cho sức khỏe. Công nghệ lên men Tỏi đen chín sinh học không sử dụng nhiệt độ cao ép quá trình lên men tỏi đen, không làm hỏng hoạt chất quý trong tỏi đen và không làm mất màu sáng tự nhiên của vỏ tỏi.
Do đó, hàm lượng các hoạt chất quý trong Tỏi đen lên men theo công nghệ lên men Tỏi đen chín sinh học cao vượt trội. Nếu lên men thông thường chỉ tạo ra tỏi có màu đen được gọi là tỏi đen chứ không phải Tỏi đen chín sinh học. Tỏi đen chín sinh học tối ưu được hàm lượng hoạt chất sinh học cao nhất, tốt nhất.
Tỏi đen chín sinh học cô đơn
2. TỎI TƯƠI VÀ TỎI ĐEN THÔNG THƯỜNG?
Tỏi tươi đã được sử dụng làm thuốc chữa bệnh của người châu Á cách đây 1000 năm. Tuy nhiên, tỏi tươi có nhược điểm cay nóng, tạo hơi thở, mồ hôi có mùi hôi của tỏi tươi. Vì vậy, một số người rất ngại sử dụng tỏi tươi vì lý do trên.
Dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm ruột tỏi tươi chuyển đổi dần từ trắng sang đen. Tỏi đen đã giảm được cay nóng và hơi thở của tỏi tươi. Quá trình lên men tỏi đen thông thường chỉ tạo ra được tỏi có màu đen nên được gọi là tỏi đen. Quá trình lên men thông thường không tạo ra được tỏi đen chín sinh học.
Nguyên liệu làm tỏi đen chín sinh học
3. NHẬN DẠNG TỎI ĐEN CHÍN SINH HỌC?
Đặc điểm khác biệt nổi bật của Tỏi đen chín sinh học là: Vỏ tỏi phải giữ được màu sáng tự nhiên, đồng thời các hoạt chất (SAC, polyphenol, flavonoid, acid amin thiết yếu, vitamin) đạt hàm lượng cao vượt trội. Vì vậy, Tỏi đen chín sinh học có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Hoạt chất quan trọng nhất trong Tỏi đen chín sinh học là SAC. SAC là dẫn chất acid amin có lưu huỳnh tan được trong nước, đặc trưng cho tỏi đen chín sinh học. SAC có công dụng phòng chống lão hóa, giảm mỡ máu (cholesterol), giảm vữa xơ mạch máu và bảo vệ tim mạch, bảo vệ tế bào gan, giảm đường huyết và biến chứng tiểu đường được sử dụng trong điều trị và phòng ngừa ung thư, chống viêm, … Hàm lượng SAC trong Tỏi đen chín sinh học đạt tối ưu cao nhất [8, 9].
Tỏi đen chín sinh học KOCHI
4. 18 TÁC DỤNG TUYỆT VỜI CỦA TỎI ĐEN CHÍN SINH HỌC?
4.1. Giảm rối loạn mỡ máu, phòng chống xơ vừa mạch máu
Nghiên cứu của nhà khoa học Eun-Soo Jung (Bệnh viện Đại học Quốc gia Chonbuk, Hàn Quốc) năm 2014, trên người bị mỡ máu cao cho thấy: Tỏi đen chín sinh học có tác dụng trị rối loạn mỡ máu (tăng HDL), giảm xơ vỡ mạch máu (giảm Apo-A1 và Apo-B), trên người với liều dùng 6g/ngày trong vòng 12 tuần [13].
Nghiên cứu của Fumiko Higashikawa (Đại học Hiroshima, Nhật Bản) trên người tình nguyện cho thấy: sau 4 tuần sử dụng Tỏi đen chín sinh học, triglycerid giảm 15%, cholesterol toàn phần giảm 7%, LDL giảm 13%, HDL tăng 5% [1].
Nghiên cứu của Tiến sĩ Vahid Nabavi Larijani (Viện nghiên cứu Sinh Y Los Angeles, Hoa Kỳ) trên người tình nguyện: Tỏi đen chín sinh học có tác dụng cải thiện chức năng nội mạc và đàn hồi mạch máu, góp phần giảm nguy cơ bệnh tim mạch [20]. Chất 5-HMF trong Tỏi đen chín sinh học có tác dụng ức chế gắn kết tế bào mono với nội mạc mạch máu, có tác dụng phòng chống viêm ở người như xơ vữa mạch máu [2].
4.2. Phòng chống ung thư
Cơ chế tác dụng của Tỏi đen chín sinh học thông qua con đường kích thích đáp ứng miễn dịch, loại bỏ di căn của tế bào ung thư. Tỏi đen chín sinh học đã được chứng minh hiệu quả trên một số loại tế bào ung thư như: ung thư phổi, ung thư máu, ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư gan,…
Nghiên cứu của Giáo sư Jinichi Sasaki (Trường Đại học Hirosaki-Nhật Bản): Tiêm dịch chiết tỏi đen chín sinh học vào chuột mang tế bào ung thư người thì tế bào ung thư biến mất hoặc giảm đi 50% [23].
Nghiên cứu của Giáo sư Xin Wang (Trung tâm Chẩn đoán và Điều trị Ung bướu, Bệnh viện Tân Châu, Trung Quốc): Chiết xuất Tỏi đen chín sinh học có tác dụng ức chế tăng trưởng tế bào ung thư dạ dày invitro và invivo [25].
Các nhà khoa học Trường Đại học Y Binzhou (Trung tâm Điều trị U bướu, Bệnh viện Quân y 107, Trung Quốc) đã nghiên cứu được: Chiết xuất Tỏi đen chín sinh học có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào HT29 (tế bào ung thư ruột kết). Tỏi đen có hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị ung thư đại tràng ở người [11].
4.3. Ổn định đường huyết và giảm các biến chứng tiểu đường
Nghiên cứu của Giáo sư Young-Mi Jung (Đại học Kyungpook, Daegu, Hàn Quốc) và nghiên cứu của Giáo sư Young-Min Lee (Đại học InJe, Hàn Quốc): Tỏi đen chín sinh học có tác dụng ổn định đường huyết và làm giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường [5, 21].
4.4. Giảm mỡ thừa khi bị béo phì
Nghiên cứu của Tiến sĩ Inhye Kim (Viện Hàn lâm Nông nghiệp, Hàn quốc): Tỏi đen chín sinh học có hiệu quả trong việc giảm mỡ thừa khi bị béo phì, kiểm soát cân nặng [16].
4.5. Chống oxy hóa
Các gốc tự do tồn tại dưới dạng oxy hóa hoạt động, đây là tác nhân gây ra nhiều loại bệnh như viêm nhiễm, viêm khớp dạng thấp, dị ứng, xơ vữa động mạch, ung thư… Nghiên cứu của Giáo sư Yi Yeong Jeong (Trường và Bệnh viện Đại học Gyeongsang, Hàn Quốc): Tỏi đen chín sinh học có tác dụng dọn dẹp các gốc tự do trên thử nghiệm ABTS và DPPH và hữu ích trong việc điều trị các bệnh do phản ứng oxy hóa quá mức gây ra [12].
4.6. Tăng cường miễn dịch
Tỏi đen chín sinh học có tác dụng chống oxy hóa mạnh, tăng cường hoạt động đáp ứng miễn dịch, tế bào diệt tự nhiên, đại thực bào và các cytokine. Nghiên cứu của Giáo sư Danna Wang (Viện Miễn dịch – Trường Đại học Y tế Trung Quốc): Tỏi đen chín sinh học giàu SAC có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại các tế bào u bướu [24].
4.7. Chống viêm
Nghiên cứu của Giáo sư Min Jee Kim (Đại học Chungnam, Hàn Quốc): Tỏi đen chín sinh học có tác dụng chống viêm hiệu quả mà an toàn (ức chế hoạt động đại thực bào ở tổ chức viêm, ức chế sản xuất chất gây viêm) [15, 18].
4.8. Chống dị ứng
Nghiên cứu của Jae-Myung Yoo (Đại học Chungnam, Hàn Quốc) cho thấy: Tỏi đen chín sinh học có tác dụng chống dị ứng, giảm đáp ứng dị ứng với IgE [6].
4.9. Chống kết tập tiểu cầu
Nghiên cứu của Jung In-Chang (Đại học Andong, Hàn Quốc) cho thấy: Tỏi đen chín sinh học có tác dụng ức chế ngưng tập tiểu cầu, ngăn cản hình thành cục máu đông, giúp ngăn ngừa nhồi máu cơ tim [14].
4.10. Bảo vệ gan
Nghiên cứu của nhà khoa học Kim H.N. (Đại học Y khoa, Hàn Quốc), trên người bị bệnh gan: Tỏi đen chín sinh học có tác dụng cải thiện chỉ số GGT và ALT huyết tương trong vòng 12 tuần mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào [3].
Nghiên cứu của Giáo sư Min Hee Kim (Hàn Quốc): Tỏi đen chín sinh học là một tác nhân hiệu quả cho việc bảo vệ chống lại tổn thương gan mạn tính do rượu và và các hóa chất gây độc gan [17].
4.11. Cải thiện trí não, bảo vệ tế bào thần kinh
Nghiên cứu của Tiến sĩ Aminuddin, M., Đại học Y Gadjah Mada Yogyakarta, Indonesia: chiết xuất tỏi đen chín sinh học giúp tăng tế bào thần kinh Purkinje ở não, đồng thời ngăn cản sự giảm tế bào Purkinje do natri glutamate gây ra [7].
4.12. Chống nhăn da – mỹ phẩm an toàn
Các nghiên cứu Lee Hyun-Sun (Hàn Quốc) đã cho thấy: Tỏi đen chín sinh học không gây kích ứng da, an toàn cho da, được dùng làm mỹ phẩm. Với khả năng chống oxy hóa, Tỏi đen chín sinh học có khả năng chống nhăn da và chống lão hóa da [4].
4.13. Bảo vệ da giảm tác hại tia tử ngoại
Theo nghiên cứu của Giáo sư Seon Hee Kim (Đại học khoa học Suwon, Hàn Quốc): dịch chiết Tỏi đen chín sinh học dùng ngoài da giúp chống gốc tự do mạnh, ổn định cấu trúc da, bảo vệ da khỏi tia tử ngoại hiệu quả [19].
4.14. Tăng cường thể lực, giảm mệt mỏi
Theo nghiên cứu của Naoaki Morihara (Đại học Sapporo, Nhật Bản): Tỏi đen chín sinh học có tác dụng tăng cường cung cấp oxy cho tế bào cơ xương, giảm mệt mỏi, tăng cường thể lực [22].
4.15. Tác dụng khác
Ổn định đường tiêu hóa, giảm rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng.
Kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng ở người kém ăn.
Bổ sung acid amin cystein, cystin, methionin là thành phần tạo tóc, giúp giảm gãy rụng tóc, xơ tóc.
Tăng cường sinh lý.
5. NHỮNG AI NÊN DÙNG TỎI ĐEN CHÍN SINH HỌC ?
Người bị bệnh đái tháo đường.
Rối loạn chuyển hóa lipid, mỡ máu cao, xơ vữa mạch máu.
Người bị ung thư, ung bướu, trong hoặc sau điều trị bằng tia xạ, hoá chất.
Người có nguy cơ tắc mạch máu não, tái nhồi máu cơ tim.
Người bị mất kiểm soát cân nặng, béo phì, thừa cân.
Người bị dị ứng, viêm khớp.
Người bị viêm gan, gan nhiễm mỡ hoặc uống nhiều bia rượu.
Người bị giảm trí nhớ, tế bào thần kinh bị tổn thương.
Người mới ốm dậy, mệt mỏi, muốn tăng đề kháng, giảm nguy cơ cảm cúm.
Người bị viêm đại tràng mạn tính, rối loạn tiêu hóa mạn tính, hội chứng đại tràng kích thích, viêm loét dạ dầy- tá tràng.
Phụ nữ muốn phòng tránh lão hóa da, nhăn da, bảo vệ da khỏi tia tử ngoại.
Tóc khô, gãy rụng nhiều.
Yếu sinh lý.
6. CÁCH TỎI ĐEN CHÍN SINH HỌC TỐT NHẤT?
Nên sử dụng trong bữa ăn và sử dụng hàng ngày.
Bóc vỏ ăn trực tiếp. Để các thành phần trong tỏi đen chín sinh học phát huy công dụng tốt nhất, khi ăn nên nhai kỹ và uống với khoảng 50 – 100 ml nước.
Người lớn 6 – 12 g/ngày (tương đương: tỏi một nhánh cỡ L 1 củ/ngày; cỡ M 1 – 2 củ/ngày; cỡ S: 2 – 4 củ/ngày; tỏi nhiều nhánh ½ – 1 củ/ngày).
Trẻ em: 3 – 6 g/ngày.
Tỏi đen chín sinh học bóc vỏ ngâm rượu để uống: Ngâm 200g vào 1 lít rượu, sau 1 tuần có thể dùng được. Uống 25 – 50 ml/ngày, chia 2 lần.
7. BẢO QUẢN VÀ HẠN SỬ DỤNG TỎI ĐEN CHÍN SINH HỌC
Tỏi đen chín sinh học rất tiện lợi trong bảo quản vì chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, không phải bảo quản lạnh.
Dạng nguyên bao bì: để nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Hạn sử dụng lên tới 36 tháng.
Đóng kín bao bì sau mỗi lần sử dụng và để nơi khô ráo, thoàng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Có thể để được 3 tháng sau mở nắp tùy thuộc vào điều kiện môi trường, độ ẩm xung quanh.
8. MUA TỎI ĐEN CHÍN SINH HỌC Ở ĐÂU?
Trên thị trường có nhiều loại tỏi đen khác nhau nhưng duy nhất chỉ Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu và phát triển công nghệ Nhật Bản có dòng sản phẩm Tỏi đen chín sinh học. Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu và phát triển công nghệ Nhật Bản đã dành nhiều năm nghiên cứu phát triển và hoàn thiện công nghệ lên men Tỏi đen chín sinh học. Hiện nay, Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu và phát triển công nghệ Nhật Bản là công ty tiên phong phát triển công nghệ Tỏi đen chín sinh học.
Thông tin về Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu và phát triển công nghệ Nhật Bản
Trụ sở: Số 102 phố Nguyễn Văn Trỗi, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0246.291.8086
Email: cskh@kochi.vn; toidenkochi@gmail.com
Website: thumuaruouhochiminh.xyz
Tỏi đen chín sinh học KOCHI hộp 280g
Tài Liệu Tham Khảo
1.Higashikawa, F. và cs. (2012), Clin Nutr. 31(2).
2.Kim, H. K. và cs. (2011), Phytother Res. 25(7).
3.Kim, H. N. và cs. (2017), Eur J Nutr. 56(5).
4.Lee, Hyun Sun. và Seon, Hee Kim. (2010), Journal of the Korean Society of Food Science and Nutrition. 39(8).
5.Lee, Y. M. và cs. (2009), Nutr Res Pract. 3(2).
6.Yoo, J. M., Sok, D. E. và Kim, M. R. (2014), J Med Food. 17(1).
7.Aminuddin, M, Partadiredja, G và Sari, DCR (2015), Anatomical science international. 90(2).
8.Bae, Sang Eun và cs. (2012), LWT-Food Science and Technology. 46(2).
9.Bae, Sang Eun và cs. (2014), LWT-Food Science and Technology. 55(1).
10.Choi, Duk-Ju và cs. (2008), Journal of the Korean Society of Food Science and Nutrition. 37(4).
11.Dong, Menghua và cs. (2014), Biomedical reports. 2(2).
12.Jeong, Yi Yeong và cs. (2016), Molecules. 21(4).
13.Jung, Eun-Soo và cs. (2014), Nutrition. 30(9).
14.Jung, In-Chang và Sohn, Ho-Yong (2014), Korean Journal of Microbiology and Biotechnology.
15.Kim, Dong‐gyu và cs. (2017), Phytotherapy Research. 31(1).
16.Kim, Inhye và cs. (2011), Journal of Medicinal Plants Research. 5(14).
17.Kim, Min Hee và cs. (2011), Journal of medicinal food. 14(7-8).
18.Kim, Min Jee và cs. (2014), Journal of medicinal food. 17(10).
19.Kim, Seon Hee và cs. (2012), Journal of Photochemistry and Photobiology B: Biology. 117.
20.Larijani, Vahid Nabavi và cs. (2013), Nutrition. 29(1).
21.Lee, Young-Min và cs. (2009), Nutrition research and practice. 3(2).
22.Morihara, Naoaki và cs. (2006), Biological and Pharmaceutical Bulletin. 29(5).
23.Sasaki, Jin-ichi và cs. (2007), Energy (kcal/100 g). 227.
24.Wang, Danan và cs. (2010), Medicinal and Aromatic Plant Science and Biotechnology. 4(1).
25.Wang, Xin và cs. (2012), Molecular medicine reports. 5(1).