CD Tỏi đen, Góc sức khỏe

Tác Dụng Phụ Của Tỏi Đen Đối Với Cơ Thể Có Hay Không?

Biết đến như một thần dược tuyệt vời bảo vệ cơ thể  nhưng tỏi đen cũng có tác dụng phụ, vậy tác dụng phụ của tỏi đen là gì? Bài viết này sẽ mang lại cho bạn những hiểu biết tổng quát nhất về tỏi đen để sử dụng loại thần dược này hiệu quả.

1.Khái quát tỏi đen là gì trước khi tìm hiểu tác dụng phụ của tỏi đen.

Trước khi tìm hiểu về tác dụng phụ của tỏi đen, khái quát qua thật sự tỏi đen là gì?

Đây là sản phẩm đã trải qua chế biến chứ tỏi đen vốn dĩ không có trong tự nhiên. Để có được tỏi đen, thông thường sẽ phải lên men chậm trong điều kiện nghiêm ngặt về nhiệt độ (60 độ C đến 90 độ C) và độ ẩm dao động từ 80 đến 90 độ từ củ tỏi trắng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hàm lượng các hoạt chất trong tỏi đen tăng lên rất nhiều lần so với tỏi trắng khi sử dụng.

Trong tỏi trắng tươi có thành phần chính là alliin, chúng rất dễ bị enzym alliinase thủy phân thành allicin. Khi lên men thì tỏi có màu đen do trong thành phần của tỏi có chứa đường và axit amin sau nên khi trải qua quá trình lên men sẽ tạo ra melanoidin-có màu sẫm đen. Ngoài ra hàm lượng các nhóm hoạt chất đã tăng lên vượt trội như S-allyl-L-cysteine (SAC) tăng lên gấp 4 – 5 lần so với tỏi thường, đường Fructose, polyphenol hay hợp chất sulfur hữu cơ .Đây là nguyên nhân tỏi đen có tác dụng tốt hơn so với tỏi thường.

biết tác dụng phụ của tỏi đen để sử dụng hiệu quả nhất

biết tác dụng phụ của tỏi đen để sử dụng hiệu quả nhất

2. Công dụng lấn áp so với tác dụng phụ của tỏi đen:

Tỏi đen được ứng dụng rộng rãi vì những tác dụng:

– Tăng cường hệ miễn dịch:

Từ xa xưa tỏi vốn được biết bởi khả năng kháng nấm, kháng virus, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Do trong tỏi có chứa allicin với khả năng tiêu diệt hàng chục loại vi khuẩn và virus ngay cả khi đã được pha loãng. Khi được thực hiện lên men để trở thành tỏi đen các dược chất có lợi trong tỏi được tăng lên rất nhiều. Vì vậy, ăn tỏi đen có khả năng nâng cao khả năng miễn dịch cho người dùng.

Sử dụng tỏi đen cho người bị suy giảm miễn dịch, người ốm lâu ngày sức khỏe bị suy kiệt rất có hiệu quả. Ăn giúp người bệnh hồi phục sức khẻo nhanh chóng mà không để lại các tác dụng phụ của tỏi đen.

-Ức chế một số dòng ung thư:

Tác dụng của tỏi đen còn được chứng minh có khả năng ức chế một số dòng tế bào ung thư nguy hiểm là ung thư gan, ung thư vú, ung thư dạ dày hay ung thư đại tràng, ung thư trực tràng,… Điều này đến từ hợp chất S-allylcysteine là một dẫn xuất của axit amin cysteine có tác dụng tốt trong giảm nguy cơ gây ung thư đồng thời giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

–Giúp điều chỉnh cholesterol máu, giảm mỡ máu

Dư thừa lượng cholesterol có thể là nguyên nhân gây nên bệnh lý về tim mạch, huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường,… Sử dụng tỏi đen sẽ giúp hạ cholesterol trong máu, tăng HDL – Cholesterol tốt cho cơ thể và giảm mỡ máu.Điều này rất tốt đối với đối tượng là những người có nguy cơ cao như người cao tuổi, ngườ bị béo phì, mỡ máu.

­­–Thu dọn gốc tự do

Tỏi đen giúp thu dọn gốc tự do rất mạnh do các hợp chất sulfur hữu cơ có trong các nhánh tỏi đen cùng dẫn chất tetrahydro. Có thể nói, tỏi đen là dược liệu dùng để phòng bệnh cực kỳ tuyệt vời

–Chống oxy hóa

Tỏi đen có khả năng chống oxy hóa cao vượt trội hơn rất nhiều lần so với những loại tỏi thông thường. Vì vậy, dùng trong các trường hợp viêm hay da nhăn nheo, lão hóa, hàng ngày tiếp xúc với các chất độc hại, phơi nhiễm với chất phóng xạ.

–Hỗ trợ tăng cường điều trị các chứng bệnh liên quan đến tim mạch

Tỏi đen giúp hỗ trợ nâng cao chức năng của hệ tim mạch, thúc đấy quá trình lưu thông của hệ tuần hoàn, bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch gây ra đột quỵ.

Vì những tác dụng tuyệt vời vượt trội so với số ít tác dụng phụ của tỏi đen, nên nó được sử dụng rất rộng rãi.

3.Tác dụng phụ của tỏi đen đối với cơ thể:

Tuy có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, nhưng vẫn có một số tác dụng phụ của tỏi đen không ngờ tới nếu dùng sai cách.

-Tỏi đen gây nóng trong người

Nếu sử dụng tỏi đen quá liều lượng cho phép, cơ thể sẽ xuất hiện tác dụng phụ này. Với những đối tượng bị nóng trong người hay có vấn đề sức khỏe liên quan đến dạ dày, tá tràng thì không nên sử dụng tỏi đen. Theo các bác sĩ, mỗi ngày có thể ăn khoảng 5 gram, việc làm dụng chúng sẽ có thể dẫn đến hiện tượng táo bón.

Tỏi đen làm rối loạn tiêu hóa

Nên ăn tỏi tuân theo chỉ dẫn của người bán với liều lượng sử dụng vừa phải để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa và dạ dày. Đặc biệt là khi đói, nếu ăn tỏi đen, rất dễ gây đầy hơi, dạ dày khó chịu, ợ nóng ,rối loạn tiêu hóa.

Tỏi đen có thể gây dị ứng

Giống như các loại thực phẩm khác, tỏi đen có thể gây dị ứng cho một số đối tượng. Đặc biệt là những người có tiền sử dị ứng với tỏi thì tuyệt đối không dùng vì có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng khó chịu và nguy hiểm.

Ảnh hưởng tới tác dụng của một số loại thuốc đang sử dụng

Trong một số trường hợp, tỏi đen có thể làm giảm tác dụng của vài loại thuốc. Ví dụ như, sử dụng tỏi đen không tốt cho người đang dùng thuốc chống đông máu và người đang điều trị HIV/AIDS. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để biết có nên dùng tỏi đen hay không.

Một vài trường hợp không nên sử dụng tỏi đen tránh tác dụng phụ của tỏi đen như :

–Phụ nữ mang thai, người có thân nhiệt cao, nóng sốt,…thì không nên dùng nhiều tỏi.

–Người dị ứng với tỏi nếu sử dụng có thể gây dị ứng, thậm chí tăng huyết áp.

–Người bị huyết áp thấp.

–Người mắc bệnh về mắt sử dụng tỏi đen sẽ gây cho thị lực và tổn thương mắt nặng hơn.

–Người mắc bệnh về thận vì tỏi đen còn những vị hăng cay sẽ gây những phản ứng với thuốc điều trị tạo ra những tác dụng phụ ảnh hưởng tới người bệnh.

–Người bị bệnh về gan và người bị bệnh đau dạ dày cũng không nên sử dụng.

Vì có nhiều công dụng quý. Do đó, để hạn chế tác dụng phụ của tỏi đen chúng ta nên:

–Mua tỏi đen có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

–Sử dụng tỏi đen theo trong phạm vi liều lượng cho phép, không lạm dụng quá nhiều.

–Thời điểm sử dụng tỏi đen tốt nhất trong ngày là lúc sáng sớm, vào khoảng 30 phút trước khi ăn sáng và khoảng 1 giờ trước khi ăn tối.

– Có thể hạn chế tác dụng phụ của tỏi đen nên bảo quản tỏi đen ở nơi khô ráo, thoáng mát, không để tỏi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tốt nhất nên để chúng ở ngăn mát tủ lạnh.

tác dụng phụ của tỏi đen có hay không

tác dụng phụ của tỏi đen có hay không

4. Ăn tỏi đen đúng cách hạn chế tác dụng phụ của tỏi đen.

Mỗi ngày có thể ăn trực tiếp một đến ba củ tỏi đen cô đơn, tương đương khoảng 3 – 5 gram, khi ăn nên nhai kỹ để các thành phần phát huy công dụng không nên dùng quá liều lượng tránh gây những phản ứng ngược và tác dụng phụ của tỏi đen

Ngoài ra có thể chế biến:

­­­Tỏi đen ngâm rượu: Tốt nhất sử dụng nếp nguyên chất không có cồn, uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.

Ngâm với mật ong: khi kết hợp được với mật ong có tác dụng rất mạnh trong các điều trị chứng bệnh, đặc biệt hay gặp ở trẻ em có khi thay đổi bởi thời tiết.

Còn ép lấy nước hoặc nấu ăn.

Như vậy, tỏi đen có tác dụng vô cùng hiệu quả đối với sức khỏe con người như tăng sức đề kháng, hỗ trợ bệnh nhân ung thư, bảo vệ hệ tim mạch, chống oxy hóa,… Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng sử dụng đựơc do tác dụng phụ của tỏi đen, hãy tìm hiểu để sử dụng loại thần dược này đúng cách nhất. Để biết thêm thông tin về bài viết cũng như cách sử dụng tỏi đen cụ thể cho từng đối tượng tránh tác dụng phụ của tỏi đen liên hệ kochi.vn hoặc số hotline 0246.291.8086

Tài liệu tham khảo

  1. Kimura S., Tung Y.-C., Pan M.-H., et al (2016). Black garlic: A critical review of its production, bioactivity, and application, Journal of Food and Drug Analysis.
  2. 2. Jeong Y. Y., Ryu J. H., Shin J. H., et al (2016). Comparison of Anti-Oxidant and Anti-Inflammatory Effects between Fresh and Aged Black Garlic Extracts, Molecules. 21(4): 430. DOI: 10.3390/molecules21040430.
  3. Jung E. S., Park S. H., Choi E. K., et al (2014). Reduction of blood lipid parameters by a 12-wk supplementation of aged black garlic: a randomized controlled trial, Nutrition. 30(9): 1034-1039. DOI: 10.1016/j.nut.2014.02.014.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *