Hà thủ ô là một loại thảo dược quý được nhân dân sử dụng từ lâu đời với công dụng tuyệt vời trong điều trị rụng tóc, râu tóc bạc sớm và tăng cường sức khỏe. Vậy dùng hà thủ ô như thế nào mới đúng cách, kinh nghiệm dùng hà thủ ô như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hà thủ ô.
Nội Dung
Đặc điểm của hà thủ ô là gì? Cách nhận biết hà thủ ô để có được kinh nghiệm dùng hà thủ ô đúng cách?
Kinh nghiệm dùng hà thủ ô đầu tiên là phải biết chọn đúng loại hà thủ ô. Hà thủ ô được biết đến là một loại dây leo sống lâu năm, thuộc họ rau răm. Thây cây có vân, màu xanh tía, mọc xoắn vào nhau. Củ hà thủ ô được hình thành do phần thân rễ phình to ra. Lá mọc so le, hình tim, có đầu nhọn, mép lá hơi lượn sóng hoặc nguyên.
Hà thủ ô có hai loại là hà thủ ô trắng, hà thủ ô đỏ. Trong đó hà thủ ô đỏ là thảo dược được dùng phổ biến hơn để chữa bệnh. Cách phân biệt hai loại hà thủ ô này là:
- Hà thủ ô đỏ: Rễ của cây hà thủ ô đỏ như củ khoai lang nhưng vỏ ngoài có màu nâu đỏ và có các vết lồi lõm, rất chắc. Bên trong củ có màu tím đỏ, ở giữa có lõi gỗ cứng. Bột hà thủ ô đỏ thường có vị hơi chát, nước sắc màu tím nhạt.
- Hà thủ ô trắng: Ở Việt Nam còn gọi là nam hà thủ ô. Là một loại dây leo nhỏ, vỏ thân có màu đỏ sẫm, toàn cây có lông mịn. Có vị đắng và chát, nước sắc không có màu tím, toàn thân có nhựa mủ trắng như sữa.
kinh nghiệm dùng hà thủ ô như thế nào
Hà thủ ô có công dụng gì? Kinh nghiệm dùng hà thủ ô là gì để đạt được công dụng đó?
Theo y học cổ truyền, kinh nghiệm dùng hà thủ ô đỏ để chữa nhuận tràng, an thần, bổ huyết, tiêu huyết, tốt cho can thận. Chủ trị các chứng bệnh như:
- Râu tóc bạc sớm, kém ăn, kém ngủ, cơ thể suy nhược
- Chứng táo bón, ăn uống khó tiêu, hô trợ tiêu hóa
- Cao huyết áp, xơ vữa động mạch
- Tinh trùng yếu, các chứng di tinh, mộng tinh, hoạt tinh…
Theo y học hiện đại, hà thủ ô có những công dụng sau:
- Trên hệ tiêu hóa: Hà thủ ô đỏ chứa hợp chất anthranoid, có tác dụng tăng nhu động ruột, giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng, hạn chế táo bón.
- Trên can, thận: Qua các thử nghiệm trên chuột, hà thủ ô đỏ có tác dụng làm tăng hàm lượng glycogen được dự trữ trong gan chuột lên gấp 6 lần. Kết quả này có lợi cho bệnh nhân tiểu đường, tăng khối lượng mỡ và cholesterol trong máu và suy thận.
- Trên hệ thần kinh: Thử nghiệm trên ếch đã chứng minh được hà thủ ô đỏ có tác dụng sản sinh hồng cầu . Vì vây được dùng làm thuốc bổ máu, chữa thiếu máu rối loạn kinh nguyệt, khí hư bạch đới ở phụ nữ.
- Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc hà thủ ô đỏ có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn lao.
- Tác dụng cholesterol máu: Thử nghiệm dùng nước sắc trên chuột cống, kết quả hàm lượng cholesterol trong máu chuột giảm đi đáng kể.
- Tác dụng oxy hóa: Trong hà thủ ô đỏ có chứa nhiều thành phần có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa sự phát triển gia tăng của các gốc tự do gây bệnh trong cơ thể.
Các kinh nghiệm dùng hà thủ ô trong dân gian
Vậy kinh nghiệm dùng hà thủ ô đối với những mục đích điều trị khác nhau như thế nào?
* Kinh nghiệm dùng hà thủ ô trong trị chứng huyết hư, rụng tóc
Sử dụng 20g hà thủ ô đã qua chế biến, phối hợp cùng với 20g địa hoàng và 20g huyền sâm. Dùng 600ml sắc thang thuốc trên, sắc đến khi lượng nước còn một nửa. Gạn thuốc ra dể nguội chia thành 3 lần uống. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
* Kinh nghiệm dùng hà thủ ô chữa bạc tóc
Sử dụng 30g hà thủ ô đỏ đã chế biến, phối hợp cùng với 30g sao tùng thục địa, 15g tần quy, thêm 30g hoàng kỳ,đem ngâm chung 1 lít rượu trắng ngon trong thời gian nửa tháng. Mỗi lần uống lấy một lượng nhỏ ( khoảng 15ml), mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần.
kinh nghiệm dùng hà thủ ô chữa bệnh
* Kinh nghiệm dùng hà thủ ô chữa tinh trùng yếu, bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch ở người cao tuổi
Bài thuốc gồm các vị: 20g hà thủ ô đỏ phối hợp với 16g thiên tinh, 16g tang ký sinh, 16g cỏ xước. Sắc uống 1 thang mỗi ngày, uống đều đặn.
* Kinh nghiệm dùng hà thủ ô chữa suy nhược thần kinh
Lấy nước thuốc đặc sắc từ 30g hà thủ ô đỏ. Chia thành 2 lần uống vào buổi sáng và buổi chiều, duy trì uống 1 tháng liên tục.
* Kinh nghiệm dùng hà thủ ô bổ khí huyết, mạnh gân cốt giúp gân cốt dẻo dai
Phối hợp hà thủ ô trắng với hà thủ ô đỏ với lượng bằng nhau. Đem ngâm hai dược liệu này với nước vo gạo 3 đêm. Khi ngâm xong, vớt ra, tiến hành sao khô, làm nhuyễn, thêm mật và trồn đều, vo thành viên hoàn với kích cỡ như hạt đậu xanh. Mỗi ngày uống 50 viên, uống với một lượng rượu nhỏ, uống vào lúc đói bụng.
* Kinh nghiệm dùng hà thủ ô chữa tiểu tiện ra máu, tiểu buốt, tiểu dắt
Lấy một nắm lá hà thủ ô đỏ kết hợp một nắm lá huyết dụ. Sắc 2 vị thuốc này lấy nước đặc, cho một ít mật ong vào, khuấy đều. Chia thành hai lần uống.
* Kinh nghiệm dùng hà thủ ô bổ máu, điều kinh
Sử dụng một lượng rất nhiều rễ và cả lá hà thủ ô đỏ, cùng với 0.5kg đậu đen. Giã nát toàn bộ dược liệu chung với nhau, thêm nước và ninh kĩ đến khi nhừ. Tiếp tục cô đặc nước cốt để cho sản phẩm là cao lỏng. Sau đó, thêm 0.5 lít mật ong nguyên chất vào hỗn hợp trên, đun cho sôi và tắt bếp. Chờ cho cao thuốc nguội, cho vào lọ có nắp kín. Mỗi lần sử dụng chỉ hai thìa cà phê. Uống cao thuốc trực tiếp hay pha với nước đun sôi để nguội uống.
* Kinh nghiệm dùng hà thủ ô trị táo bón, đại tiện khó
Dùng bột hà thủ ô, chế thành viên hoàn. Một lần dùng khoảng 25 – 35g, dùng 3 lần mỗi ngày.
*Chữa bệnh cao huyết áp, chân tay tê cứng, chóng mặt, thiếu máu
Sử dụng bài thuốc gồm các dược liệu: Huyền sâm, hà thủ ô đỏ, nguyên sinh địa, cây nhọ nồi, bạch thược, trư cao mẫu, sa uyển tật lê, tang ký sinh, ngưu tất. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia làm uống 3 lần trong ngày.
* Kinh nghiệm dùng hà thủ ô Chữa tăng cholesterol máu
Sử dụng 900g dược liệu tươi hà thủ ô đỏ, thái lát mỏng, sao cho giòn, tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng lấy 15g bột thuốc pha với nước đun sôi rồi để nguội uống. Khi sử dụng, lấy một lượng 15g bột, pha với nươc đun sôi để nguội để uống.
* Kinh nghiệm dùng hà thủ ô an thần, bổ máu, giảm căng thẳng, lo âu, mất ngủ
Bài thuốc gồm: hà thủ ô đỏ, bạch thược, quy bản, bắc sa sâm, mỗi dược liệu dùng với lượng 12g. Sắc chung với nhau thành 1 thang, uống hàng ngày.
* Kinh nghiệm dùng hà thủ ô Chữa bệnh mất ngủ, khó chịu trong người, ngủ không ngon giấc
Kết hợp 12g hà thủ ổ đỏ, 12g đan sâm và 60g trân châu mẫu. Sắc uống hàng ngày, uống đều đặn đến khi hết bệnh.
*Những điều cần lưu ý khi dùng hà thủ ô đỏ:
- Dược liệu này không nên dùng đồng thời với các loại gia vị có tính nóng như ớt, tiêu, hành, tỏi, gừng…
- Trong thời gian đang dùng hà thủ ô đỏ, kiêng rượu bia, không ăn tiết canh, đồ tươi sống, đồ tanh.
- Người đang bị rối loạn tiêu hóa, người bị huyết áp thấp, glucose máu thấp.
Kinh nghiệm dùng hà thủ ô, cách chế biến như thế nào mới đúng?
Hà thủ ô có nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời nhưng bên cạnh đó nó cũng chứa những thành phần gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Trong hà thủ ô tươi có chứa anthranoid gây kích thích nhu động ruột, gây tiêu chảy. Tanin chứa trong dược liệu này lại gây táo bón. Vì vậy, cần phải chế biến hà thủ ô thật kĩ để hạn chế được những tác dụng không mong muốn. Vậy để có những kinh nghiệm dùng hà thủ ô, trước hết chúng ta phải biết cách chế biến đúng cách.
Cách chế biến hà thủ ô: Trước hết cần rửa thật sạch củ tươi, ngâm nước vo gạo trong 1 ngày 1 đêm, sau đó rửa lại. Cho nước đậu đen vào đến ngập hết dược liệu với tỉ lệ cứ 1 kg hà thủ ô cần 100g đậu đen và 2l nước, đem nấu đến lúc đậu đen nhừ hẳn, cần đảo liên cho chín đều. Khi củ đã mềm, lấy ra, bỏ lõi (nếu có). Nếu còn nước đậu đen thì tẩm nhiều lần, tẩm phơi cho hết. Làm sạch vụn nát. Thái lát dược liệu rồi mang đi phơi khô. Nếu đồ thì đồ theo phương pháp cửu chưng cửu sái thì thu được hà thủ ô chế có chất lượng rất tốt.
Mong bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn, liên hệ kochi.vn để được tư vấn chính xác nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Qin Chen và các cộng sự. (2012), “Chemical characterization and immunostimulatory effects of a polysaccharide from Polygoni Multiflori Radix Praeparata in cyclophosphamide-induced anemic mice“. 88(4), tr. 1476-1482.
- Chen và các cộng sự. (2018), “Tetrahydroxystilbene Glucoside Effectively Prevents Apoptosis Induced Hair Loss“, Biomed Res Int. 2018, tr. 1380146.
- Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 833-836.
- Viện Dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Vol. Tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr.884-888.