Hà thủ ô được sử dụng lâu đời trong các bài thuốc với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe với công dụng như làm đen râu tóc, khiến da dẻ hồng hào, bổ can thận, dưỡng huyết và kéo dài tuổi thọ.Như vậy với nhiều tác dụng tốt nhiều người đặt ra câu hỏi: ‘Trong hà thủ ô có thành phần gì ? hà thủ ô chữa bệnh gì?’. Những câu hỏi đó sẽ được làm rõ dưới đây.
Nội Dung
Cây hà thủ ô và dân gian dùng hà thủ ô chữa bệnh gì?
Cây Hà thủ ô nhắc đến ở đây là hà thủ ô đỏ hay còn gọi là thủ ô, giao đằng, dạ hợp, địa tinh,..Thân thảo, sống nhiều năm, thân leo quấn, dài 2-4 m, gốc hóa gỗ, phân nhiều nhánh, nhánh vuông hoặc tròn. Rễ phình to thành củ, vỏ màu đen. Mặt ngoài thân hà thủ ô có màu xanh tía, có những vân hoặc bì khổng, mặt thân nhẵn và không có lông. Lá mọc cách, so le, có cuống dài, phủ lông, bẹ chìa mỏng màu nâu nhạt, dài 3-5 mm. Phiến lá hình tim hẹp dài 4-8 cm, rộng 2,5-5 cm, hoặc hình trứng cỡ 3-7 x 2-5 cm, mũi nhọn ở đỉnh, đầu lá hình tim, hoặc thấy giống hình mũi tên, mép nguyên hoặc đôi khi lượn sóng, cả hai mặt lá đều nhẵn và không có lông. Lá kèm mỏng màu nâu nhạt ôm lấy thân cây. Hoa nhỏ, tụ hợp thành chùy ở nách lá hay ở ngọn, chia nhiều nhánh. Hoa nhiều, nhỏ, mọc ở nách các lá bắc thì ngắn. Hoa lưỡng tính, có màu trắng hoặc lục nhạt. Đường kính hoa 2mm, có cuống ngắn 1-3 mm. Bao hoa 5 mảnh. Không bằng nhau, 3 mảnh phía ngoài to hơn và đồng trưởng với quả. Nhị 8, ngắn hơn bao hoa, với 3 nhị hơi dài hơn. Bầu thượng, hình trứng hay hình 3 cạnh, vòi nhụy ngắn gồm 3 cái rời nhau, nuốm hình mào gà, rũ xuống. Quả bế, màu nâu đen, hình chop có 3 góc nhẵn bóng nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài còn lại phát triển thành cánh rộng. Mùa hoa thường vào tháng 7-10, mùa quả vào tháng 9-12.
Hà thủ ô mọc nhiều ở các tỉnh rừng núi phía bắc nước ta như phú Thọ,Bắc Giang. Lào Cai, Lai Châu, Nghệ An,… Hà thủ ô là loài cây ưa khí hậu mát của vùng cận nhiệt đới và vùng nhiệt đới núi cao. Cây ưa sáng cà có thể hơi chịu bóng. Hiện nay, để phục vụ nhu cầu sử dụng vị thuốc nguồn gốc từ dược liệu tăng nên nhiều nơi ở Việt Nam có những vùng tự trồng Hà thủ ô đỏ rải rác ở các địa phương. Trên thế giới, phát hiện hà thủ ô mọc tự nhiên ở các nước như Lào, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản,.. Do đó nguồn hà thủ ô tự nhiên khá phong phú, người dân nhiều nước đã biết sử dụng hà thủ ô, như vậy bộ phận nào dùng tốt nhất và hà thủ ô chữa bệnh gì?
Bộ phận dung là rễ củ phơi hay sấy khô của cây Hà thủ ô đỏ. Sau khi thu hái, rễ được rửa sạch. Hà thủ ô được ngâm trong nước gạo trong 24 giờ. Rồi đen cắt thành từng. Rửa lại rồi cho vào nồi. Thêm nước đỗ đen vào để giảm bớt vị chát và nấu đến khi gần cạn. Sau khi để nguội, bỏ lõi, đem đi phơi khô. Lặp lại các nước trên 9 lần là tốt nhất.
hà thủ ô chữa bệnh gì
Vậy trong thành phần hà thủ ô chữa bệnh gì?
Theo như các nhà nghiên cứu, Hà thủ ô có chứa các chất như Anthranoid với tỷ lệ 1,7%, trong đó có emodin, physcion, rhein, chrysophanol. Ngoài ra còn có, 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,45% các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin. Cũng giàu nguyên tố ci lượng như mangan, canxi, kẽm và sắt.
Hai thành phần được quan tâm nhiều nhất trong Hà thủ ô đó là Anthranoid và Lecitin. Anthranoid là những thành phần gây tăng nhu cầu ruột, làm cho phân bị nát lỏng, có lợi trong trường hợp viêm đại tràng thể nhiệt, phân bị táo bón. Lecitin là sự kết hợp của acid glycerophosphoric với một phân tử chiloin và hai phân tử acid béo.
Với thành phần như vậy tác dụng của Hà thủ ô chữa bệnh gì?
Trong y học cổ truyền, Hà thủ ô có vị đắng, chát hơi ấm. Tính bình hơi ôn. Quy vào hai kinh: can, thận. Có tác dụng bồi bổ can thận và bổ máu, còn chữa táo bón, mất ngủ, suy thận, .. Ngoài ra, trong cây còn chứa nhiều hoạt chất, vi chất, tinh bột, lipid… có lợi cho sức khỏe.
Trong dân gian, được truyền qua các thế hệ câu nói “Muốn cho xanh tóc đỏ da, rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô”. Câu vè này đã nói lên tác dụng của hà thủ ô chữa bệnh gì? Đó là làm xanh tóc, đẹp da. Do vậy, những người tóc bạc sớm dùng hà thu ô rất tốt.
Nguyên nhân trong dịch chiết trong hà thủ ô làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào.Nhiều người khi dùng trong một thời gian dài có thể thấy tóc từ màu xám chuyển dần sang màu sậm hơn. Hà thủ ô thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của hồng cầu giúp da hồng hào, săn chắc, khỏe mạnh, làm trẻ hóa làn da.
- Hà thủ ô chữa bệnh gì về gan, thận:
Tác dụng bổ can thận của hà thủ ô hay dùng nhiều cho người can thận âm hư, huyết hư, hoa mắt, ù tai, lưng gối đau mỏi, yếu gân cốt, di tinh, liệt dương. Dịch nước sắc của Hà thủ ô có khả năng làm tăng tích lũy đường glycogen ở gan.
- Hà thủ ô chữa bệnh gì về tim mạch:
Giảm Cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hạ huyết áp, điều phối hiện tượng rối loạn lipid máu. Dược liệu này còn có tác dụng cải thiện hệ thống các tuyến nội tiết. Trường hợp tăng mỡ máu và nhất là trường hợp vừa tăng đường huyết, vừa tăng cholesterol.
- Hà thủ ô chữa bệnh gì về tiêu hóa:
Anthranoid có tác dụng làm tăng nhu động ruột, do đó làm tăng co bóp dạ dày, làm tăng xúc tiến khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột. Trong Hà thủ ô có thành anthranoid có tác dụng làm nhuận tràng. Được dùng trong các các trường hợp táo bón, đại tiện táo kết, tiêu hóa kém.
- Hà thủ ô chữa bênh gì liên quan đến máu:
Ngoài ta trong nhiều bài nghiên cứu nói rằng Hà thủ ô có chứa thành phần lexitin. Vậy lexintin làm hà thủ ô Chữa bệnh gì ? nó có tác dụng bổ thần kinh, bảo vệ sợi thần kinh Cholinergic, tốt cho bệnh nhân Parkinson, chữa mất ngủ, giảm stress, chữa thiếu máu, da xanh xao, gầy còi, kinh nguyệt không đều, khí hư, bạch đới,…
Nước sắc Hà thủ ô có tác dụng ức chế đối với hoạt động của trực khuẩn lao.
Chữa một số bệnh ngoài da như là viêm da có mủ, bệnh lậu, bệnh nấm gavut ở chân, mụn ngọt, mẩn ngứa,..
Với tác dụng bổ can thận, bổ máu,, ích tinh huyết,.. là những tác dụng không thể thiếu khi nhắc đến hà thủ ô. Bên cạnh đó, hà thủ ô còn có tác dụng tăng lực đối với tình trạng cơ thể suy yếu, kéo dài tuổi thọ, bồi bổ sức khỏe.
hà thủ ô chữa bệnh gì 2
Cần chú ý khi dùng hà thủ ô chữa bệnh gì?
Với nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể, nếu điều chế không đúng cách, cách dùng chưa đúng sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Tùy vào bệnh lý của thể mà đối tượng có thể sử dụng với liệu lượng phù hợp để đạt được hiệu quả. Như vậy cần thận trọng dùng hà thủ ô chữa những bệnh gì?
Khi chế biến vị thuốc này, trong hà thủ ô có chứa nhiều tanin. Tanin có tác dụng làm se ruột gây táo bón. Để loại bỏ tanin, bằng cách ngâm nước gạo và chế biến với các phụ liệu như đậu đen, rượu trắng. Bên cạnh, trong hà thủ ô còn chứa anthranoid. Nếu dùng nhiều dược liệu chứa nhiều anthranoid gây tăng nhu động ruột quá mức, tăng tiết chất nhầy, làm lỏng phân gây ra tiêu chảy.
Khi uống hà thủ ô còn sống dễ bị đau bụng, ỉa chảy
Bên cạnh tác dụng có lợi thì tác dụng phụ của hà thủ ô không phải là không có. Tác dụng có hại của hà thủ ô gây ra rối loạn điện giải, tê bì chân tay, nhuận tràng quá mức, thậm chí ảnh hưởng không tốt tới gan, thận.
Khi dùng có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, vàng da nhiều khả năng do hà thủ ô gây ra nên dừng việc dừng hà thủ ô.
Hà thủ ô là một vị thuốc quý trong Đông y với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, Tuy nhiên, Hà thủ ô không thích hợp dùng cho những trường hợp như
Những người bị rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, người đang bị ỉa chảy, viêm đường tiết niệu.
Những bệnh bị viêm cơ, rối loạn điện giải.
Trẻ em dưới 3 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú cần cẩn trọng và những người mẫn cảm với Hà thủ ô không nên dùng hà thủ ô chữa bệnh gì.
Hà thủ ô là dược liệu quý, dễ trồng đem nhiều tác dụng chữa bệnh, cách dùng dễ dàng. Bằng những thông tin thu thập được, thông tin trên góp phần giúp mọi người dùng đúng cách góp phần trả lời câu hỏi Hà thủ ô chữa bệnh gì. Việc bào chế đúng cách sẽ góp phần giảm tác dụng không mong muốn và phát huy tác dụng tối đa của Hà thủ ô.
Để biết thêm thông tin về bài viết xin liên hệ hotline: 02462918086 hoặc website kochi.vn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 833-836.
- Viện Dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Vol. Tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr.884-888.