Góc sức khỏe

Bạn Biết Về Sự Thật Nghệ Trị Ung Thư Sớm Thì Tốt Hơn

tính an toàn của nghệ trị ung thư

Nghệ từ lâu đã được coi như thần dược quanh ta, không chỉ bởi công dụng trong chữa trị các bệnh về tiêu hóa, dạ dày, công dụng làm đẹp mà gần đây, nghệ còn được nhắc nhiều tới công dụng nghệ trị ung thư. Vậy sự thật nghệ có chữa được ung thư không, cơ sở khoa học nào chứng minh điều đó, mời các bạn cùng tìm hiểu.

1. Nghệ vàng có rất nhiều công dụng trong đó có cả công dụng nghệ trị ung thư

Nghệ vàng không còn xa lạ với chúng ta bởi nghệ vàng được sử dụng từ nghìn năm ở khắp nơi trên thế giới đặc biệt là ở các nước Châu Á. Nghệ từ lâu đã được sử đụng như một loại thực phẩm hàng ngày, làm gia tăng màu sắc và mùi vị cho món ăn.

Nghệ vàng là một loại thảo dược an toàn, không chỉ được sử dụng làm thực phẩm, nghệ còn được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh, sử dụng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền phương Đông.

Một công dụng nổi tiếng của nghệ vàng trong y học cổ truyền có thể nói đến là nghệ vàng giảm đau dạ dày, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa rất hiệu quả.

Nghệ còn được biết đến với rất nhiều công dụng làm đẹp như có tác dụng dưỡng da, giúp da ẩm mịn và sáng đều màu, trị mụn, trị nám, làm mờ sẹo. Đó là những công dụng dường như ai cũng biết.

Ngoài ra, do có chứa nhiều polyphenol có tính chất chống oxy hóa mạnh nên nghệ còn có tác dụng chống viêm khớp, giúp vết thương mau lành,…

Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nghệ như một loại dược liệu trị được bách bệnh, vậy đối với bệnh ung thư thì sao, sự thực nghệ trị ung thư thế nào?

Chúng ta ngày càng quan tâm đến vấn đề ung thư, bởi ung thư đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân ung thư đang ngày càng tăng lên kéo theo rất nhiều tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, nền kinh tế và đe dọa tới tính mạng người bệnh.

Bên cạnh các biện pháp chủ đạo như hóa trị, xạ trị và phẫu thuật, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu kết hợp các biện pháp đó với các loại thuốc có nguồn gốc thiên nhiên với mong muốn tăng hiệu quả điều trị, giảm tác dụng không mong muốn, tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.

Trong đó, tác dụng nghệ trị ung thư được nhiên cứu rất nhiều và ngày càng được khẳng định.

nghệ có rất nhiều công dụng

nghệ có rất nhiều công dụng

2. Nghệ trị ung thư theo cơ chế nào?

Theo thống kê, tới 9/2021 đã có gần 18.000 công trình nghiên cứu khoa học về nghệ vàng và 35% trong số này là công trình nghiên cứu khoa về tác dụng chữa ung thư của nghệ vàng. Nhiều nghiên cứu khoa học chuyên sâu ở cấp độ phân tử, chỉ ra tác dụng chữa ung thư theo nhiều cơ chế khác nhau của hoạt chất chính trong nghệ vàng là curcuminoid.

Một số cơ chế tác dụng chữa ung thư của hoạt chất curcuminoids:

– Ức chế sự hình thành khối u.

– Curcuminoid có tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư.

– Ngăn chặn sự xâm lấn tế bào, di căn tế bào ung thư.

– Curcuminoid còn giúp tăng quá trình tự chết của tế bào ung thư.

– Tăng nhạy cảm của tế bào ung thư với hóa chất trị ung thư, đặc biệt với loại ung thư đa kháng [1].

3. Nghệ trị ung thư vú

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng nghệ trị ung thư vú.

Một nghiên cứu ở Mỹ trên 30 bệnh nhân ung thư vú được xạ trị sử dụng hỗn hợp curcuminoids (500mg/viên) dùng với liều 6g/ngày chia làm 3 lần kết hợp với biện pháp xạ trị. Kết quả thu được khi uống curcuminoids trong thời gian xạ trị (từ 4 đến 7 tuần) giúp giảm mức độ nặng của bệnh viêm da ở bệnh nhân ung thư vú [2].

nghệ trị ung thư vú

nghệ trị ung thư vú

4. Nghệ trị ung thư đại tràng

Curcumin rất an toàn, hiệu quả, tác động tích cực tới các chỉ số xét nghiệm ung thư trên bệnh nhân ung thư đại tràng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tác dụng không mong muốn khi điều trị ung thư đại tràng bằng các phương pháp chủ đạo như hóa chất, xạ trị, phẫu thuật.

Nghiên cứu ở Trung Quốc trên 126 bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Bệnh nhân được sử dụng curcuminoids 360mg với 3 lần/ngày trong khoảng thời gian liên tục từ 10 đến 20 ngày. Sau 20 ngày, nhóm sử dụng curcuminoids cải thiện rõ rệt tình trạng bị giảm cân, cải thiện các chỉ số TNF alpha và tăng quá trình tự chết của tế bào ung thư [3].

nghệ trị ung thư đại tràng

nghệ trị ung thư đại tràng

5. Nghệ trị ung thư tuyến tiền liệt

Hoạt chất curcuminoid trong nghệ rất có hiệu quả hỗ trợ quá trình điều trị ung thư trên bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Những lợi ích mà curcuminoid mang lại với bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến đã được nghiên cứu chứng minh.

Một mô hình thử nghiệm lâm sàng tại Nhật trên 85 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt sử dụng curcuminoid kết hợp với isoflavon thu được kết quả, bệnh nhân có sự cải thiện về chỉ số PSA [4].

6. Nghệ trị ung thư đầu cổ

Nghiên cứu ở Mỹ trên 12 bệnh nhân ung thư miệng so sánh với 13 người bình thường được sử dụng sản phẩm với hoạt chất chính là curcuminoid súc miệng 3 giờ/lần. Kết quả cho thấy nhóm sử dụng curcuminoid giúp làm giảm chỉ số viêm IL1beta, IL6, IL8 trong nước bọt ở bệnh nhân ung thư [5] .

Một số nghiên cứu khác cũng đã chứng minh curcuminoid có tác dụng giảm viêm niêm mạc đặc biệt trên bệnh nhân ung thư đầu cổ có xạ trị.

7. Nghệ trị ung thư khác

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nghệ rất có hiệu quả trong chữa trị nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư dạng u rắn, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, nghệ trị ung thư tụy, ung thư bàng quang, da, tử cung, miệng, dạ dày, bệnh bạch cầu mạn dòng tủy,…

Một nghiên cứu ở Anh trên 12 bệnh nhân ung thư di căn gan, đại trực tràng. Bệnh nhân sử dụng kết hợp curcuminoids với hóa chất điều trị ung thư cho kết quả, bệnh nhân sử dụng curcuminoids là an toàn và dụng nạp tốt. Curcuminoids có hiệu quả trên loại ung thư này thông qua các chỉ số xét nghiệm trung gian [6].

8. Tính an toàn của việc sử dụng nghệ trị ung thư

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức liều an toàn khi sử dụng curcuminoids đường uống là 8g curcuminoid/ngày [7].

Vì vậy, chúng ta không nên sử dụng curcuminoid vượt quá mức liều an toàn này.

Sử dụng curcuminoid là an toàn, việc xuất hiện tác dụng không mong muốn khi sử dụng rất ít, thường là buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, phân vàng.

tính an toàn của nghệ trị ung thư

tính an toàn của nghệ trị ung thư

Như vậy, bên cạnh những công dụng tuyệt vời của nghệ vàng khi được sử dụng làm thực phẩm hay trong các bài thuốc y học cổ truyền, nghệ vàng giờ đây còn được biết đến với tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại ung thư hiệu quả. Sử dụng hoạt chất curcuminoid trong nghệ trị ung thư vừa có tính an toàn, dung nạp tốt, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tác dụng không mong muốn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.

Chi tiết về công dụng nghệ vàng và cách lựa chọn cũng như sử dụng chế phẩm nghệ vàng trị ung thư, mời các bạn xem clip chia sẻ của TS. DS. Đào Văn Đôn:

Tài liệu tham khảo:

  1. Keyvani-Ghamsari S., Khorsandi K., and Gul A. (2020), “Curcumin effect on cancer cells’ multidrug resistance: An update, Phytother Res. 34(10), pp. 2534-2556. doi. 10.1002/ptr.6703.
  2.  Ryan J. L., et al. (2013), “Curcumin for radiation dermatitis: a randomized, double-blind, placebo-controlled clinical trial of thirty breast cancer patients, Radiat Res. 180(1), pp. 34-43. doi. 10.1667/rr3255.1.
  3. He Z. Y., et al. (2011), “Upregulation of p53 expression in patients with colorectal cancer by administration of curcumin, Cancer Invest. 29(3), pp. 208-13. doi. 10.3109/07357907.2010.550592.
  4. Ide H., et al. (2010), “Combined inhibitory effects of soy isoflavones and curcumin on the production of prostate-specific antigen, Prostate. 70(10), pp. 1127-33. doi. 10.1002/pros.21147.
  5. Basak S. K., et al. (2020), “A randomized, phase 1, placebo-controlled trial of APG-157 in oral cancer demonstrates systemic absorption and an inhibitory effect on cytokines and tumor-associated microbes, Cancer. 126(8), pp. 1668-1682. doi. 10.1002/cncr.32644.
  6.  James M. I., et al. (2015), “Curcumin inhibits cancer stem cell phenotypes in ex vivo models of colorectal liver metastases, and is clinically safe and tolerable in combination with FOLFOX chemotherapy, Cancer Lett. 364(2), pp. 135-41. doi. 10.1016/j.canlet.2015.05.005.
  7. Giordano A. and Tommonaro G. (2019), “Curcumin and Cancer, Nutrients. 11(10). doi. 10.3390/nu11102376.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *