Tỏi đen được biết đến như một loại “thần dược” bởi những tác dụng tuyệt vời mà loại thực phẩm này mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp đã ghi nhận các tác dụng có hại của tỏi đen trong quá trình sử dụng. Vậy sự thật ăn tỏi đen có tác dụng phụ không và tại sao lại xuất hiện tác dụng phụ? Mời bạn tham khảo bài viết này của chúng tôi để giải đáp thắc mắc.
Nội Dung
1. Bạn đã biết về tỏi đen?
Tỏi đen là sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ các loại tỏi tươi thông thường, được lên men tự nhiên trong vòng thời gian từ 30 – 60 ngày bằng cách ủ. Thời gian ủ tùy theo tác động của nhiệt độ và độ ẩm lên tỏi. Quá trình lên men khiến cho vỏ tỏi từ màu trắng xám chuyển thành màu nâu nhạt và ruột tỏi thì chuyển sang màu đen. Sản phẩm tỏi đen sau quá trình lên men có vị ngọt, mùi thơm, mềm dẻo như thạch và đặc biệt là không còn mùi hôi, hăng và vị cay nồng của tỏi tươi.
Tỏi đen
Khi so sánh tỏi đen và tỏi thường, có thể dễ dàng thấy rằng ngoài việc giữ được các tác dụng sinh học quan trọng của tỏi tươi thì một số tác dụng sinh học của tỏi đen vượt hơn hẳn so với ban đầu.
2. Những tác dụng tuyệt vời của tỏi đen có thể bạn chưa biết
Tác dụng tuyệt vời của tỏi đen
- Tỏi đen trị tiểu đường, ổn định đường huyết: Các thành phần trong tỏi đen ngăn chặn việc phá hủy insulin-hoocmon kiểm soát đường huyết, giúp đường huyết không bị tăng cao đột ngột; giúp ngăn ngừa và giảm biến chứng tiểu đường[1].
- Chống hiện tượng oxy hóa, chống viêm và dị ứng,…: Nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau là các gốc tự do dưới dạng oxy hóa hoạt động nên việc làm sạch các gốc tự do là đặc biệt quan trọng để ngăn ngừa bệnh tật hiệu quả[2].
- Giảm cholesterol, mỡ máu, phòng ngừa xơ vữa thành mạch; giảm mỡ thừa chống béo phì: Nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh tỏi đen giúp giảm mỡ máu, giảm mỡ thừa gây béo phì, giảm triglycerid, LDL, tăng HDL.
- Giúp bảo vệ các tế bào thần kinh, tăng nhận thức, trí nhớ, giảm stress.
- Làm tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể: Allicin trong tỏi đã lên men cùng một số chất khác có tác dụng tương đương một kháng sinh, có khả năng tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn và virus khác nhau.
- Hỗ trợ bảo vệ gan, chức năng gan: Tỏi đen có tác dụng cải thiện chỉ số GGT và ALT( các chỉ số đánh giá chức năng gan) mà không có bất kỳ tác dụng phụ nào.
- Phòng chống một số dòng ung thư, hỗ trợ trong quá trình điều trị: S-allylcysteine(SAC) trong tỏi đen đã được nghiên cứu và chứng minh là có khả năng ức chế một loại tế bào ung thư: ung thư gan, ung thư đại tràng[1], ung thư dạ dày, trực tràng, ung thư vú,…
- Làm cải thiện hệ tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng.
- Giảm huyết áp, có tác dụng bảo vệ cho hệ tim mạch hiệu quả.
- Nâng cao tình trạng sức khỏe cho người ôm yếu.
- Làm đẹp da, sáng da; giảm gãy, rụng tóc,…
Với nhiều tác dụng hiệu quả việc sử dụng tỏi đen ngày càng phổ biến lên câu hỏi đặt ra là ăn tỏi đen có tác dụng phụ không và tại sao lại xuất hiện tác dụng phụ?
3. Sự thật ăn tỏi đen có tác dụng phụ không?
Câu trả lời cho vấn đề ăn tỏi đen có tác dụng phụ không là có. Nhưng bạn phải chú ý rằng, nếu sử dụng tỏi đen thường xuyên và hợp lí theo hướng dẫn của nhà sản xuất hay chỉ định và lời khuyên của bác sĩ, tỏi đen gần như không gây ra bất kì một tác dụng phụ nào cho sức khỏe và cơ thể của người sử dụng.
Tuy nhiên một số lí do khiến người sử dụng tỏi đen xuất hiện tác dụng phụ bao gồm:
- Sử dụng tỏi đen kém chất lượng: có thể do quá trình sản xuất bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài hoặc do tự lên men tỏi đen tại nhà, tỏi không đạt.
- Sử dụng tỏi đen không đúng cách, không tuân theo hướng dẫn hoặc chỉ dẫn của nhà sản xuất và bác sĩ tư vấn
- Là các đối tượng được khuyến cáo không sử dụng tỏi đen những vẫn sử dụng.
Nếu đã biết câu trả lời cho ăn tỏi đen có tác dụng phụ không rồi thì hãy tìm hiểu các tác dụng phụ ở phần dưới đây.
4. Các tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm tỏi đen
Ăn tỏi đen có tác dụng phụ không?
Sự thật ăn tỏi đen có tác dụng phụ không là có vậy hãy tìm hiểu các tác dụng phụ của tỏi đen bạn không thể ngờ tới nhé.
- Tác dụng phụ gây hại cho gan
Cơ quan đầu tiên liên quan đến câu trả lời của ăn tỏi đen có tác dụng phụ không là gan. Gan là một cơ quan quan trọng của cơ thể, có vai trò chính chuyển hóa và loại bỏ chất độc, giúp bảo vệ cơ thể. Gan là cơ quan dễ bị rối loạn và tổn thương khi chịu nhiều tác động từ bên trong và bên ngoài.
Tỏi đen có công dụng bảo vệ tế bào gan và hỗ trợ chức năng gan. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của trường Đại học Penn State tại Mỹ đã chứng minh rằng: tỏi đen nếu sử dụng quá nhiều sẽ gây tổn thương tới gan.
- Tác dụng phụ gây hiện tượng buồn nôn, ợ nóng
Cơ quan tiếp theo liên quan đến vấn đề ăn tỏi đen có tác dụng phụ không là dạ dày – tá tràng. Tỏi đen là yếu tố có thể gây tác động tiêu cực tới bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Tỏi đen có các thành phần với hàm lượng lớn hơn tỏi thường rất nhiều do vậy có nguy cơ gây ra hiện tượng buồn nôn, ợ nóng cũng sẽ cao hơn.
Nghiên cứu ở trường Đại học Harvard tại Mỹ cho thấy tỏi đen là một trong những yếu tố có tác động tới bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Một số nghiên cứu khác cũng đưa ra kết luận sử dụng tỏi đen quá mức sẽ gây nên các triệu chứng buồn nôn, ợ chua hoặc ợ nóng khó chịu.
- Tác dụng phụ làm loãng máu
Nghiên cứu của Đại học Maryland (Mỹ) đã báo cáo rằng: Tỏi đen có thể là nguyên nhân gây ra giảm khả năng cầm máu. Ngoài ra thì sản phẩm này làm tăng nguy cơ mất máu do chảy máu. Vì thế không được dùng tỏi đen cho các đối tượng đang dùng các thuốc gây loãng máu.
Đặc biệt, không nên dùng tỏi đen tối thiểu là 2 tuần trước khi thực hiện phẫu thuật. Việc này sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ mất máu vì máu khó đông do nguyên nhân tỏi đen từ đó hạn chế nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân. Đó là sự liên quan của máu tới vấn đề ăn tỏi đen có tác dụng phụ không
- Tác dụng phụ gây hạ huyết áp mạnh
Tỏi đen được dùng với tác dụng giảm huyết áp. Tuy nhiên, tác dụng hạ huyết áp do tỏi đen mang lại khá mạnh. Điều này có thể gây tụt huyết áp của người dùng một cách đáng kể.
Đặc biệt, sử dụng tỏi đen với những người đang trong thời gian dùng thuốc hạ huyết áp thì hậu quả mang lại sẽ rất nghiêm trọng. Mức độ giảm huyết áp do sự kết hợp của tỏi đen và thuốc hạ huyết áp khiến cho huyết áp giảm mạnh. Điều này gây nguy hiểm đặc biệt tới sức khỏe và tính mạng.
- Tác dụng phụ làm giảm tầm nhìn của mắt
Cơ quan tiếp theo trả lời cho vấn đề ăn tỏi đen có tác dụng phụ không là mắt. Thị lực sẽ bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng tỏi đen theo chiều hướng nghiêm trọng hơn nếu bạn dùng tỏi đen theo cách không hợp lý. Việc dùng quá nhiều tỏi khiến cho thị lực của bản giảm đi trông thấy. Trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể mất thị lực hoàn toàn.
Nguyên nhân của tác dụng phụ này là do tình trạng Hyphema(còn được gọi là xuất huyết tiền phòng) do dùng tỏi đen quá nhiều và sử dụng không khoa học. Khi xảy ra tình trạng trên, máu sẽ chảy trong khoảng trống giữa giác mạc và mống mắt, điều này gây ra chắn tầm nhìn ở mức độ trung bình hoặc mất thị lực vĩnh viễn.
- Tác dụng phụ gây đau đầu
Tác dụng phụ gây đau đầu của tỏi đen tới cơ thể người dùng thì vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh cụ thể. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu và chuyên gia thì tin rằng: Vấn đề đau đầu gây ra bởi tỏi đen có một sự liên quan mật thiết với dây thần kinh cảm giác đau ở não. Các hợp chất của tỏi đen kích thích dây thần kinh cảm giác và hậu quả là xuất hiện cảm giác đau đầu.
- Tác dụng phụ của tỏi đen khi tự chế biến tại nhà
Một nguyên nhân quan trong liên quan đến việc giải đáp ăn tỏi đen có tác dụng phụ không là do việc tự chế biến tỏi đen tại nhà.
Việc tự chế bán tỏi đen tại nhà có nhiều hạn chế như không đánh giá được chất lượng tỏi tươi ban đầu; không kiểm soát đượcchính xác nhiệt độ, độ ẩm và thời gian lên men tỏi; không đánh giá được tình trạng chất lượng tỏi sau khi lên men,…
Việc tự làm tỏi đen tại nhà có thể đưa ra các sản phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe, tỏi đen tự làm có thể không đảm bảo về chất lượng và độ an toàn.
Tỏi đen mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cơ thể nên đừng để việc chế biến sai cách hay sử dụng sai cách khiến cho xuất hiện tác dụng phụ của tỏi đen làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Tài liệu tham khảo
1.Lee, Y. M. và các cộng sự. (2009), “Antioxidant effect of garlic and aged black garlic in animal model of type 2 diabetes mellitus”, Nutr Res Pract. 3(2), tr. 156-61.
2.Jeong, Yi Yeong và các cộng sự. (2016), “Comparison of anti-oxidant and anti-inflammatory effects between fresh and aged black garlic extracts”, Molecules. 21(4), tr. 430.