Từ lâu hả thủ ô đỏ đã được xem là một trong những thảo dược quý của nền y học cổ truyền bởi những tác dụng tuyệt vời của nó đối với sức khoẻ con người. Vậy viên uống hà thủ ô có tác dụng gì? Và làm viên như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu
Nội Dung
1. Sơ lược về cây hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ có đặc điểm gì? Nhận biết chúng như thế nào? Cây hà thủ ô đỏ thuộc loại cây lâu năm, có thân là dây leo. Thân dây leo mọc xoắn và cuốn vào nhau. Vỏ cây hà thủ ô đỏ có nhiều vân rãnh, mặt nhẵn. Khi non vỏ cây có màu xanh tía. Phần thân rễ phình ra thành củ và đây cũng là phần chính được sử dụng làm vị thuốc của cây hà thủ ô đỏ.
Khi nhìn cây hà thủ ô, ta thấy lá khá đẹp hình trái tim với mép lá lượn sóng, cuống là dài và chúng mọc so le nhau.
Hoa của cây khá nhỏ và thường mọc thành từng chùm hay cụm được phân thành nhiều nhánh.
Quả của cây hà thủ ô có 3 góc, vỏ quả trơn bóng và rất khó mở.
Đó là những đặc điểm nhận diện của cây hà thủ ô đỏ, chúng ta cần nhớ rõ để có thể nhận diện chúng và phân biệt với cây hà thủ ô trắng.
Đặc điểm nhận dạng hà thủ ô đỏ
2. Hà thủ ô tại sao phải chế biến trước khi sử dụng?
Hà thủ ô thường được thu hoạch vào mùa thu và mùa xuân vì khi đó cứ cho chất lượng tốt nhất. Sau khi thu hoạch, hà thủ ô đỏ không thể dùng tươi, mà phải chế biến để giảm bớt độc tính của dược liệu.
Đó là do trong hà thủ ô đỏ có chứa một hoatk chất Anthranoid và Tanin. Anthranoid nếu dùng với hàm lượng vừa đủ có tác dụng nhuận tràng dùng trong trường hợp táo bón. Nhưng nếu dùng với hàm lượng cao thì sẽ gây ra phân chảy lỏng. Còn Tanin là hoạt chất hoá học có tác dụng trái ngược với Anthranoid, nó gây ra tình trạng táo bón. Do đó, khi dùng hà thủ ô đỏ tươi, hàm lượng hoạt chất còn cao, có thể dẫn tới rối loạn tiêu hoá nặng.
Do đó chúng ta bắt buộc phải chế biến hà thủ ô trước khi sử dụng để làm giảm hàm lượng của Anthranoid và Tanin. Tránh gây hại cho cơ thể khi sử dụng. Vậy chế biến hà thủ ô đỏ như thế nào là tốt nhất?
Sau khi thu hoạch hà thủ ô đỏ từ vườn về, đem rửa với nước cho hết bụi bấn bám vào rễ củ. Đem củ thái miếng rồi ngâm với nước vo gạo, tốt nhất nên sử dụng nước gạo mới vo trong 12 đến 24 giờ. Thỉnh thoảng khuấy trộn để loại bớt chất chát trong hà thủ ô.
Sau đó vớt ra, rửa sạch lại với nước, để ráo rồi tiến hành chế với đỗ đen.
Chúng ta chuẩn bị cứ 1kg hà thủ ô đỏ, thì sử dụng 100-200g đỗ đen.
Trước hết, đem đỗ đen rửa sạch rồi nấu nhừ, gạn lấy nước còn bỏ phần đỗ đen đi.
Lấy nước đỗ đến đem nấu với hà thủ ô. Bằng phương pháp chưng. Sử dụng một nồi, rồi xếp các miếng hà thủ ô đỏ vào nồi, xếp các miếng to xuống dưới, các miếng nhỏ lên trên. Rồi đổ nước hà thủ ô vào chỗ ngập khoảng 2cm tính từ mặt lớp hà thủ ô. Ninh trong nhiều giờ cho nhừ.
Lấy hà thủ ra, bỏ lõi, thái mỏng. Lấy dịch nấu còn lại đem tẩm nhiều lần và vừa tẩm vừa phơi, cho đến hết dịch nấu. Cứ làm như vậy 9 lần mình 9 pần phơi, dân gian còn gọi là “ cửu chưng cửu sái”.
cách chế hà thủ ô
Sau đó bạn có thể chế thành viên uống, vậy viên uống hà thủ ô có tác dụng gì?
3. Cây hà thủ ô có tác dụng gì?
Thân và lá của hà thủ ô hay còn có tên là giao đằng có vị ngọt và tính bình. Chắc hản nhiều bạn không biết rằng thân leo và lá của cây hà thủ ô đỏ có tác dụng như dưỡng tâm, an thần, hoạt lạc, dưỡng huyết. Hơn nữa hai bộ phận tưởng như bỏ đi này còn được sử dụng để trị chứng thần kinh suy nhược, thiếu máu hay đau mỏi toàn thân…
Bộ phận chính có tác dụng của cây hà thủ ô đỏ là rễ cây, nó phình ra thành củ. Củ hà thủ ô đỏ có vị đắng chát và tính hơi ôn. Nó có tác dụng nhuận tràng thông tiện, bổ can thận và dưỡng huyết, bổ âm giải độc,…Ngoài ra nó còn có tác dụng với các chứng can thận hư, đau đầu hoa mắt chóng mặt, các chứng do huyết hư gây ra, râu tóc bạc sớm, đi tính, cao huyết áp, mỡ máu cao, chứng xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành,…
Tác dụng của nó còn giúp trị can thận âm hư, huyết hư, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, đau lưng mỏi gối, râu tóc bạc sớm, di tinh, tình trạng táo bón, hay các hội chứng lỵ mãn tính, sốt rét, lao hạch, cao huyết áp,…
4. Cách chế biến hà thủ ô đỏ dạng viên đúng chuẩn
4.1 Chế biến vị thuốc hà thủ ô đỏ-đỗ đen dạng viên
viên hà thủ ô có tác dụng gì bạn biết chưa?
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Hà thủ ô đỏ tươi: 600g
- Hà thủ ô trắng:600g
- Đỗ đen: 200g
Chế biến
- Đem 2 loại hà thủ ô trên ngâm với nước vo gạo trong 4 ngày đêm
- Mang hà thủ ô đỏ cạo sạch bỏ vỏ
- Đỗ đen đãi sạch với nước.
- Cho hà thủ ô đỏ vào nồi, xếp miếng to ở dưới rồi đồ.
- Bỏ đỗ đen đi rồi lấy hà thủ ô phơi khô rồi lại làm lại như vậy 9 lần
- Cuối cùng lấy hà thủ ô phơi khô đó đem tán thành bột
4.2 Chế biến Hà thủ ô đỏ dạng viên hoàn
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm:
- Hà thủ ô đỏ: 1,8kg
- Ngưu tất: 0,6kg
- Đậu đen : 2kg
Tiến hành chế biến:
- Hà thủ ô đỏ chế đem thái mỏng và Ngưu tất cũng đem thái lát mỏng
- Đỗ đen đem đãi sạch với nước
- Trộn 3 vị thuốc trên vào trong một nồi hấp, cho lần lượt 1 lượt hà thủ ô đỏ, 1 lượt Ngưu tất rồi đến 1 lượt đỗ đen
- Đem đồ chín hỗn hợp trên
- Khi chín đem các vị thuốc trên phơi cho đến khô rồi đem tán thành bột mịn
- Lấy bột thuốc trên trộn cùng với lượng mật ong vừa đủ, sau đó viên thành viên nhỏ khoảng 1 gram
Cách dử dụng:
Ngày uống 3 lần, mỗi lần sử dụng 15 viên.
5. Viên uống hà thủ ô có tác dụng gì và tại sao phải chế thành dạng viên?
Chúng ta đã cùng tìm hiểu tác dụng của hà thủ ô, vậy viên uống hà thủ ô có tác dụng gì? Thì bên cạnh tác dụng của hà thủ ô, khi ta chế thành viên sẽ có thêm các vị thuốc làm tăng tác dụng của hà thủ ô và tác dụng dẫn thuốc.
Ngoài ta khi sử dụng hà thủ ô bào chế ở dạng viên còn vô cùng tiện lợi, bởi trong viên đã có đủ thành phần, các vị thuốc kết hợp do đó không cần pha chế nhiều. Ta chỉ cần chế biến 1 lần, và có thể dùng được nhiều ngày. Và nó khá nhỏ gọn nên rất tiện dụng khi phải mang đi xa, mang đến chỗ làm để tiện sử dụng.
Khi làm viên hoàn thì mỗi viên thuốc đã được hoàn đúng liều lượng, nên rất dễ để sử dụng đúng liều.
Thuốc ít bị ảnh hưởng của không khí và độ ẩm nên dễ bảo quản hơn thuốc tán.
6. Bảo quản viên uống hà thủ ô như thế nào?
- Vị thuốc hà thủ ô dạng viên tuy rất tiện dụng nhưng bảo quản sẽ không được lâu như hà thủ ô chế ở dạng bột, chúng ta không nên để quá lâu để tránh ẩm mốc, gây lãng phí. Nếu thấy xuất hiện mốc, cần bỏ ngay không dùng tiếp.
- Để viên luôn đạt chất lượng tốt nhất, chúng ta cần bảo quản trong lọ nắp kín, để ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, tránh ẩm, và đóng kín nắp sau khi sử dụng.
7. Một vài lưu ý khi sử dụng viên uống hà thủ ô bạn cần biết
- Tránh sử dụng viên hoàn hà thủ ô khi chưa ăn, hoặc khi đói
- Khi dùng viên hà thủ ô không nên dùng những thực phẩm sống, thực phẩm tanh bởi điều này rất dễ gây tiêu chảy.
- Kiêng huyết động vật như (tiết canh, tiết gà, vịt luộc…), củ cải, hạn chế sử dụng gừng, tỏi, hành…
- Trong quá trình sử dụng hà thủ ô mà gặp tác dụng phụ như là tiêu chảy, thì bạn nên tạm ngưng sử dụng và sử dụng thuốc chống tiêu chảy.
- Hiệu quả của viên hoàn hà thủ ô có thể cao hơn hoặc thấp hơn là khác nhau còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Chúng ta đã cùng tìm hiểu viên uống hà thủ ô có tác dụng gì? Và thấy được tác dụng kỳ diệu của vị thuốc này và sự tiện dụng khi bào chế hà thủ ô dạng viện uống. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc thông tin hữu ích.
Mọi thông tin cần giải đáp hãy liên hệ với Kochi theo số hotline:0246.291.8086
Email: cskh@kochi.vn
Kochi rất hân hạnh được đồng hành cùng quý bạn đọc!!!