Góc sức khỏe

Chia Sẻ 4 Cách Tránh Cho Tỏi Mọc Mầm

Tỏi từ lâu đã được sử dụng làm gia vị thơm ngon, bổ dưỡng, có giá trị cao cho sức khỏe. Đặc điểm của gia vị này là cây ưa lạnh, nên được trồng vào mùa đông. Khi gặp điều kiện lạnh, ẩm là tỏi sẽ mọc mầm. Tỏi mầm thì tép tỏi bị tóp đi, giảm độ thơm ngon của tỏi khi chế biến các món ăn. Đương nhiên là mùa hè thì bạn không cần phải lo chuyện này. Vậy bài viết hôm nay sẽ chỉa sẻ 4 cách tránh cho tỏi mọc mầm đơn giản mà lại hiệu quả.

1. Tỏi mọc mầm có độc không?

Xưa nay, nhiều người vẫn cho rằng, tỏi mọc mầm là rất độc và không ăn được. Tuy nhiên, hiện nay theo các nghiên cứu khoa học thì chưa có nghiên cứu nào khẳng định tỏi mọc mầm là độc. Trái lại có nhiều nghiên cứu còn chỉ ra, ở những củ tỏi mọc mầm còn sản sinh ra một số chất có lợi cho sức khỏe hơn so với tỏi thường. Về bản chất thì tỏi mọc mầm là dấu hiệu của củ tỏi già hoặc trong điều kiện thích hợp sẽ phát triển lên các mầm.

Khi xuất hiện các mầm tỏi thì chắc chắn tép tỏi sẽ bị tóp lại để dồn chất dinh dưỡng nuôi mầm tỏi, như vậy thì độ thơm ngon của tỏi khi chế biến món ăn sẽ bị giảm đi nhiều. Hơn thế, môi trường để tỏi mọc mầm cũng là môi trường cho nấm mốc có cơ hội phát triển, dễ làm mốc, hỏng gia vị này. Vì vậy, tốt nhất bạn nên bảo quản tránh để tỏi mọc mầm. Sau đây sẽ là 4 cách tránh cho tỏi mọc mầm đơn giản mà lại hiệu quả cho những bà nội trợ chưa biết.

toi moc mam co doc khong

toi moc mam co doc khong

2. Treo tỏi gác bếp để hạn chế tỏi mọc mầm

Treo tỏi gác bếp là một cách truyền thống từ xa xưa đã sử dụng. Nguyên lí là gác bếp là vị trí luôn khô và nóng, mà tỏi lại ưa lạnh và ẩm nên cách này là để hạn chế môi trường thuận lợi mọc mầm tỏi.

Một lợi ích khác của việc treo tỏi gác bếp là decor, tăng tính thẩm mĩ theo sở thích. Nếu là một người nội trợ truyền thống, thích trang trí căn bếp theo lối hơi hướng xưa thì treo tỏi gác bếp cũng tạo ra một không gian gợi nhớ, hoài niệm cho căn bếp. Tạo sự gần gũi và ấm áp cho các thành viên gia đình khi sử dụng gian bếp. Như vậy, treo tỏi gác bếp vừa đơn giản vừa cho bạn hai lợi ích về cả thầm mĩ và bảo quản gia vị. Vì thế, nếu là người bận rộn thì đây là lựa chọn tối ưu của bạn.

treo toi gac bep tranh moc mam

treo toi gac bep tranh moc mam

3. Bảo quản lạnh để tỏi không mọc mầm được

Phong cách của các gian bếp hiện đại ít có xu hướng tạo không gian để treo các gia vị hành tỏi. Hơn nữa, với thói quen sử dụng bếp điện hiện nay thì việc treo tỏi gác bếp cũng không mang lại hiệu quả tốt như các gian bếp thời xưa. Để phù hợp hơn thì người ta đã dùng cách bảo quản lạnh củ tỏi. Tỏi sau khi được bóc vỏ, để vào túi sạch và bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh với nhiệt độ nhỏ hơn 0 độ C. Tuy là thực vật ưa lạnh nhưng nhiệt độ dưới 0 độ C thì tỏi sẽ không thể này mầm được.

Phương pháp này có ưu điểm là tiện lợi cho mỗi lần sử dụng sau không cần bóc vỏ – công việc khiến nhiều người khó chịu vì gây mùi tỏi lâu ở tay. Và việc bảo quản này cũng được thời gian lâu và số lượng nhiều một lần. Nhưng nhược điểm lớn nhất của phương pháp là mùi vị tỏi đông lạnh không được tự nhiên như tỏi tươi và nếu bảo quản không tốt, mùi của tỏi sẽ lan ra thực phẩm khác, gây giảm mùi vị của thực phẩm xung quanh.

4. Làm giấm tỏi để tránh cho tỏi mọc mầm

Giấm tỏi là loại gia vị mà rất nhiều người ưa thích vì mùi vị chua của giấm, thơm của tỏi kết hợp. Nếu bạn đã mua hoặc được cho quá nhiều tỏi mà chưa biết phải bảo quản kiểu gì để tỏi không bị mọc mầm. giấm tỏi là một phương án tốt. Các bước làm giấm tỏi:

Bước 1: Sơ chế tỏi (Bài viết dùng số lượng là 500 gram tỏi, bạn có thể làm nhiều hơn và tăng tỉ lệ các thành phần tương đương)

500 gram tỏi đã lột sạch vỏ và để nguyên củ, sau khi lột xong thì trần qua với nước sôi để diệt mầm tỏi và loại bỏ màng tỏi còn lại. Lưu ý, để nước sôi rồi mới cho tỏi vào trần qua trong thời gian ngắn để tỏi không bị chín.

Bước 2: Làm nước giấm ngâm

Chuẩn bị phần nước để ngâm gồm: 2 chén giấm chua (chén ăn cơm), 1 muỗng canh đường, khuấy đến khi đường tan hết.

Bước 3: Ngâm tỏi

Cho hết số tỏi đã sơ chế vào lọ nhỏ (tốt nhất nên dùng lọ thủy tinh), đổ phần nước giấm ở trên vào, dùng muỗng nhấn cho tất cả tỏi được ngập hết qua nước giấm. Để hỗn hợp bên ngoài khoảng 24 tiếng sẽ giúp tỏi chua. Khi bảo quản có thể để vào ngăn mát tủ lạnh.

Cách làm này vừa tạo ra được một loại gia vị ngon vừa giúp tránh tỏi mọc nên chị em nội trợ không nên bỏ qua nhé.

lam giam toi tranh toi moc mam

lam giam toi tranh toi moc mam

5. Lên men tỏi đen để tỏi không bị mọc mầm

5.1. Những lợi ích khi làm tỏi đen

Tỏi đen là thực phẩm không còn xa lạ vì giá trị dinh dưỡng cũng như lợi ích to lớn của nó với sức khỏe con người. Được nghiên cứu bởi các nhà khoa học trên thế giới và chỉ ra tỏi đen có các tác dụng sau:

  • Tác dụng làm giảm rối loạn mỡ máu kết hợp phòng chống xơ vữa mạch máu.
  • Phòng chống ung thư.
  • Hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường.
  • Giảm mỡ thừa khi mắc béo phì.
  • Chống oxy hóa.
  • Tăng cường miễn dịch.
  • Chống viêm.
  • Chống dị ứng.
  • Chống kết tập tiểu cầu.
  • Bảo vệ gan.
  • Tăng cường thể lực và làm giảm mệt mỏi…

lam toi den tranh toi moc mam

lam toi den tranh toi moc mam

5.2. Cách làm tỏi đen

Rất nhiều người muốn sử dụng tỏi đen nhưng lại chưa biết cách lên men. Thông qua bài chia sẻ cách tránh cho tỏi mọc mầm, Kochi sẽ hướng dẫn cách làm tỏi đen chuẩn như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

  • Khoảng 1 kg tỏi tươi (Nên chọn củ tỏi sao cho các củ đều nhau và chắc)
  • Bia (loại nào cũng được, ưu tiên các hãng uy tín): sử dụng công thức 1 lon bia cho 1kg tỏi tươi.
  • Nồi ủ: tốt nhất là sử dụng nồi ủ chuyên dùng ủ tỏi đen. Nếu không có thì có thể thay thế ủ bằng nồi cơm điện.
  • Giấy bạc (trong trường hợp sử dụng nồi cơm điện để ủ)

Bước 2: Ủ tỏi

– Làm sạch tỏi: cắt bỏ phần cuống dài và phần rễ, lau sạch củ tỏi với khăn sạch.

– Ngâm tỏi với bia: Tỏi sau khi đã sơ chế thì cho vào thau/chậu sạch và đổ hết lượng bia chuẩn bị theo công thức vào. Trộn đều để tỏi ngấm đều bia. Khoảng 5 phút thì đảo 1 lần. Thời gian ngâm là 30 phút.

– Bọc tỏi bằng giấy bạc: Vớt tỏi ở trên ra, để cho ráo một lúc. Tiếp tục, cho tỏi vào giấy bạc rồi bọc kín lại. Lưu ý ở bước này là phải bọc giấy bạc kín hết tỏi, nếu bọc bị hở thì tỏi sẽ khó có thể lên men. Không được bỏ qua bước này khi sử dụng nồi cơm điện để làm tỏi đen. Nếu cho tỏi trực tiếp vào nồi, nhiệt độ từ đáy nồi sẽ làm tỏi bị cháy trước khi lên men để chuyển thành màu đen.

Nếu sử dụng nồi ủ chuyên dụng cho ủ tỏi đen thì bạn có thể bỏ qua bước này. Cho toàn bộ tỏi vào phần vỉ (hoặc khay) rồi đặt trong nồi ủ. Không nên đặt tỏi quá thưa hay quá dày sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm.

– Ủ tỏi: Chọn chế Warm (giữ ấm) trên nồi cơm điện hoặc Mode để chọn thời gian trên nồi chuyên dụng.

Thông thường, thời gian để ủ tỏi đen là 2 tuần. Tuy nhiên có thể ngắn hoặc dài hơn tùy theo nhiệt độ giữ ấm của các loại nồi khác nhau. Nhiệt độ cao sẽ làm tỏi dễ chuyển đen nhanh hơn nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng của thành phẩm. Nhiệt độ ủ có dao động từ 60 – 90°C và nhiệt độ tốt nhất là 70 – 75°C.

Tỏi đen thành phẩm có thể bảo quản rất lâu, thậm chí nhiều năm với những quy trình đúng và bảo quản tốt.

Vậy là bạn không cần phải lo tỏi mọc mầm nữa rồi!

Với thương hiệu Kochi, chúng tôi đã cố gắng tạo ra những sản phẩm tỏi đen và hà thủ ô đúng quy trình đồng thời có chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu của quy định ban hành. Chúng tôi tự hào là Top 2 thương hiệu Việt nhận được yêu thích nhất trong năm 2021. Số điện thoại Hotline của chúng tôi 0246.291.8086 luôn sẵn sàng để giải đáp mọi thắc mắc của quí khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *