Hiện nay, ung thư dạ dày là một căn bệnh phổ biến, đặc biệt dễ gặp phải ở những người trên 50 tuổi. Đây là một bệnh ác tính, xuất hiện do lối sống kém lành mạnh, ăn uống không khoa học của người bệnh.
Triệu chứng ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu không điển hình, rất dễ nhầm lẫn với những triệu chứng bệnh khác, nên khi đa số bệnh nhân được chẩn đoán đều đã ở giai đoạn di căn.
Do đó, mọi người cần phải biết triệu chứng ung thư dạ dày để có những phương pháp điều trị kịp thời.
Nội Dung
1. Bệnh ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày (Stomach Cancer) là tình trạng phát triển bất thường của các tế bào dạ dày dẫn đến hình thành một hay nhiều khối u. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn nặng, khối u ác tính sẽ lan rộng và di căn đến các cơ quan khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Dựa vào mức độ tổn thương, ung thư dạ dày được chia thành 5 giai đoạn phát triển bệnh:
- Giai đoạn 0 (giai đoạn sớm): Đây là giai đoạn đầu của bệnh, lúc này các tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện ở lớp niêm mạc của dạ dày.
- Giai đoạn 1: Lúc này, các tế bào ung thư sẽ gây tổn thương cho lớp thứ 2 của dạ dày. Các triệu chứng ung thư dạ dày vẫn chưa xuất hiện rõ rệt, chưa có hiện tượng di căn.
- Giai đoạn 2: Người bệnh bắt đầu xuất hiện vài triệu chứng ung thư dạ dày bệnh như buồn nôn, nôn, đau bụng,.. do các tế bào ung thư đã đi qua lớp niêm mạc của dạ dày.
- Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, tế bào ung thư dạ dày sẽ tiến vào hạch bạch huyết và lan rộng ra các cơ quan khác.
- Giai đoạn 4: Vào giai đoạn cuối, tế bào ung thư đã di căn toàn cơ thể, bệnh nhân bước vào giai đoạn nguy hiểm và có nguy cơ tử vong.
Bệnh ung thư dạ dày là gì?
Mọi người đều nên tìm hiểu về ung thư dạ dày, biết được triệu chứng ung thư dạ dày để có những biện pháp can thiệp kịp thời, tránh để bệnh diễn biến sang giai đoạn di căn, mang lại những hậu quả đáng tiếc.
2. Triệu chứng ung thư dạ dày
Triệu chứng ung thư dạ dày ở những giai đoạn đầu thường chưa rõ rệt, và thường bị nhầm thành các bệnh lý về dạ dày như trào ngược acid dạ dày – thực quản hay viêm dạ dày. Bệnh thường được phát hiện khi các tế bào ung thư đã lan ra xung quanh và di căn tới các cơ quan khác của cơ thể.
Một số triệu chứng ung thư dạ dày hay gặp như:
- Cân nặng giảm nhanh chóng: Đây là triệu chứng ung thư dạ dày thường gặp, trong giai đoạn tiến triển người bệnh có thể giảm tới ⅙ trọng lượng cơ thể trong 3 tháng.
- Đau bụng: Đau quặn, các cơn đau xuất hiện theo từng đợt, khi bệnh trở nặng, các cơn đau sẽ ngày càng nghiêm trọng, dùng thuốc giảm đau cũng không thuyên giảm.
- Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, khó nuốt thức ăn.
- Buồn nôn, nôn ra máu.
- Đầy bụng, trướng bụng: bệnh nhân luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu buồn nôn, nôn sau khi ăn xong.
- Ợ nóng: Xuất hiện ợ nóng thường xuyên
- Phân đen, lẫn máu trong phân: Đây là triệu chứng ung thư dạ dày hay gặp ở những người mắc viêm loét dạ dày – tá tràng đã chuyển biến nặng hoặc bị Polyp dạ dày.
Nếu các bạn gặp một trong những triệu chứng này cần quan tâm đến sức khỏe và cơ quan dạ dày của mình nhiều hơn. Nếu kéo dài không tìm giải pháp có thể dẫn đến trường hợp nặng hơn và khó điều trị, là tiền đề của ung thư dạ dày.
Triệu Chứng Ung Thư Dạ Dày
3. Nguyên nhân của ung thư dạ dày
- Tổn thương tiền ung thư: Tế bào niêm mạc dạ dày chuyển đổi hình thái tương tự như tế bào đại tràng và ruột (chuyển sản ruột); teo niêm mạc ở dạ dày; các tế bào niêm mạc của dạ dày thay đổi cấu trúc, không chịu kiểm soát của cơ thể (nghịch sản).
- Vi khuẩn Helicobacter pylori: Vi khuẩn này gây nên bệnh loét dạ dày, phá hủy niêm mạc ở dạ dày, gây các tổn thương tiền ung thư.
- Béo phì: Những người béo phì có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao hơn bình thường, đặc biệt là ung thư phần tâm vị dạ dày.
- Yếu tố di truyền: Một số nghiên cứu đã nói rằng có tới 48% tỉ lệ gen viêm teo dạ dày của người mẹ sẽ truyền sang con. Hay do sự đột biến của E – cadherin gen (CDH1). Ngoài ra, còn do mắc phải một số hội chứng di truyền như ung thư đại trực tràng di truyền không đa polyp, đa polyp tuyến,…
- Nhóm máu: Tỉ lệ những người nhóm máu A mắc ung thư dạ dày cao hơn so với những người thuộc 3 nhóm máu còn lại.
- Tuổi: Ung thư dạ dày thường gặp nhất ở những người trên 50 tuổi.
- Giới tính: Tỷ lệ bệnh nhân ung thư dạ dày là nam giới cao gấp 2 lần so với nữ giới.
- Những người đã từng thực hiện các phẫu thuật liên quan tới dạ dày cũng có nguy cơ mắc bệnh, thường trong khoảng 15 đến 20 năm sau phẫu thuật.
Ung Thư Dạ Dày
4. Điều trị ung thư dạ dày
Việc điều trị ung thư dạ dày có thể tiến hành theo các phương pháp:
- Phẫu thuật: Bác sĩ chuyên môn sẽ cắt bỏ một phần của dạ dày hoặc toàn bộ dạ dày. Đây là phương pháp thường được thực hiện đối với bệnh nhân ở giai đoạn sớm.
- Hóa trị: Cho bệnh nhân sử dụng những loại thuốc chống ung thư dạ dày đặc biệt nhằm tiêu diệt và ngăn sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Xạ trị: Là phương pháp điều trị bằng cách dùng tia phóng xạ tiêu diệt tế bào ung thư.
- Điều trị đích: Sử dụng thuốc với liệu pháp phù hợp có mục tiêu cụ thể, nhằm tấn công vào gen hoặc protein chuyên biệt ở các tế bào ung thư hay những tế bào liên quan quan tới sự phát triển của các khối u.
- Điều trị miễn dịch: Tác động vào hệ miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư bằng thuốc.
“Phòng còn hơn tránh”, chúng ta không nên chỉ điều trị khi đã mắc bệnh lý ung thư dạ dày, mà cần phòng ngừa, hạ thấp tối đa khả năng mắc bệnh. Một số việc cần chú ý khi phòng ngừa ung thư dạ dày:
- Chế độ ăn uống hợp lý: Không nên ăn những thực phẩm được chế biến sẵn hoặc đóng hộp, nhiều dầu mỡ. Bổ sung thêm nhiều rau xanh và hoa quả trong bữa ăn. Hạn chế dùng thức ăn ướp muối.
- Không hút thuốc, thành phần có hại cho sức khỏe.
- Luyện tập thể dục đều đặn nâng cao thể chất cơ thể.
- Khám định kỳ 6 tháng/lần và tầm soát ung thư. Đặc biệt với những ai thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.
Bên cạnh liệu trình điều trị, phòng ngừa ung thư dạ dày và lối sống hợp lý thì chúng ta có thể sử dụng thêm các thực phẩm bổ trợ sức khỏe và tăng sức đề kháng cho bản thân.
Tỏi đen là một sản phẩm tuyệt vời cho việc phòng và hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày. Trong tỏi đen có chứa hàm lượng lớn các chất chống oxy hóa, giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Không những vậy, chất chống oxy hóa có trong Tỏi đen còn giúp ngăn chặn các bệnh liên quan đến sự trao đổi chất, đặc biệt nó còn có tác dụng phòng chống ung thư.
Tỏi đen
Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm tỏi đen khác nhau trên thị trường. Các bạn cần tìm hiểu kỹ càng về nguồn gốc, sản xuất, quy trình kiểm nghiệm của loại sản phẩm đó, để có thể sử dụng đúng và chính xác loại tỏi đen chất lượng đem lại hiệu quả khi dùng. Các bạn liên hệ hotline 0246.291.8086 hoặc để lại thông tin, câu hỏi thắc mắc tại website để được tư vấn các thông tin liên quan về tỏi đen.
Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về triệu chứng ung thư dạ dày. Chúc quý độc giả mạnh khỏe.