Bạn có biết tình trạng ung thư máu ở nước ta hiện nay đang đáng báo động? Bạn có đang lo lắng và muốn tìm hiểu về căn bệnh này? Bài viết sau đây sẽ cung cấp những điều thiết yếu giúp bạn phòng tránh cũng như có hướng điều trị trong những trường hợp cụ thể.
Nội Dung
1. Ung thư máu là gì?
Ung thư máu còn được gọi với cái tên là bệnh bạch cầu cấp. Một trong những nguyên nhân chính của bệnh là do tế bào máu được nhân lên rất nhanh khi cơ thể sản sinh các tế bào này. Chúng sẽ ứ đọng tại tủy xương – nơi sinh tế bào máu do đó sẽ gây ảnh hưởng tới chức phận của bộ phận này nếu không được điều trị kịp thời.
Căn bệnh này bao gồm nhiều loại trong đó ta có thể chia thành hai nhóm chính:
- Bạch cầu cấp dòng tủy (AML): gây ra bởi sự ung thư hóa các tế bào như bạch cầu hạt , tiểu cầu, hồng cầu hay còn gọi là tế bào dòng tủy chứ không phải lympho
- Bạch cầu cấp dòng lympho (ALL): gây ra bởi sự ung thư hóa tế bào lympho.
Ung thư máu là gì?
2. Dấu hiệu của ung thư máu
Thường gặp các biểu hiện của ung thư máu sau:
- Sốt hoặc ớn lạnh.
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Thường xuyên bị nhiễm trùng.
- Giảm cân mà không chủ ý.
- Sưng hạch bạch huyết.
- Gan, lá lách to.
- Dễ chảy máu, bầm tím.
- Điểm đỏ nhỏ trên da.
- Mồ hôi nhiều nhất là ban đêm.
- Đau xương.
- Triệu chứng thường không rõ, nhất là thời kì đầu của bệnh ung thư bạch cầu, thường nhầm lẫn với bệnh khác như cúm.
Dấu hiệu của ung thư máu
3. Chẩn đoán ung thư máu
3.1. Dựa vào triệu chứng lâm sàng
Các biểu hiện của ung thư máu diễn ra do các cơ quan tạo máu bị suy yếu sản xuất không đủ huyết cầu và do các tế bào này bị ung thư hóa dần lan ra khắp cơ thể. Dưới đây là các triệu chứng, biểu hiện của giảm tạo huyết cầu:
3.1.1. Dễ bị nhiễm khuẩn
- Hay gặp sốt kèm biểu hiện lượng bạch cầu giảm sút ở máu ngoại vi.
- Nhiễm trùng khu trú ở cơ quan cụ thể: hô hấp, tiết niệu, da… Hoặc hiếm thấy ổ nhiễm trùng.
- Nhiễm khuẩn kháng với kháng sinh.
Người mắc ung thư máu thường bị nhiễm trùng do các bạch cầu giảm sút, làm mất hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể. Thiếu bạch cầu làm cơ thể trở nên thật yếu ớt trước những sự tấn công bên ngoài của các kháng nguyên lạ nhất là vi khuẩn.
3.1.2. Triệu chứng thiếu máu
- Thiếu máu không hồi phục.
- Thiếu máu nhanh và nặng dần.
- Thiếu máu không tương xứng và xuất huyết.
- Kém thích ứng với biểu hiện thiếu máu với trường hợp bệnh cấp tính.
- Đáp ứng kém với truyền máu.
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Hồi hộp tim nhanh, ngất.
- Da xanh, niêm mạc nhợt.
Giảm lượng hồng cầu trong máu sẽ gây ra các tình trạng trên. Bởi chức phận quan trọng của chúng là mang oxy đến nuôi sống các cơ quan trong cơ thể. Vì vậy sự suy giảm hồng cầu sẽ làm giảm oxy tại các bộ phận, do đó bệnh nhân sẽ thở nhanh, có khi thở ngắn khi họ vận động, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, nhợt nhạt.
3.1.3. Nguy cơ chảy máu
- Xuất huyết do giảm tiểu cầu.
- Xuất huyết dưới da.
- Xuất huyết niêm mạc: hay gặp chảy máu lợi, chân răng, chảy máu mũi, với nữ có thể gặp chảy máu niêm mạc tử cung như rong huyết, rong kinh.
- Xuất huyết tiết niệu, tiêu hóa.
- Xuất huyết màng tim, cơ tim.
- Xuất huyết não, màng não.
- Xuất huyết các tạng khác. Nếu cáo các biểu hiện này thì bệnh thường rất nặng, nguy cơ tử vong rất cao.
Giảm lượng tiểu cầu trong máu sẽ gây ra các tình trạng trên. Bởi chức phận quan trọng của chúng là cùng với các yếu tố đông máu của cơ thể làm máu đông. Vì vậy sự suy giảm tiểu cầu sẽ làm máu chảy mà không cầm được khi chấn thương hay trong các cuộc phẫu thuật vì vậy cần phải được dùng thuốc.
Nó không chỉ để lại những chấm đỏ xuất huyết dưới da hay đơn giản là chảy máu cam, mà nó còn có thể gây sốc khi mất máu quá nhiều, hay nguy hiểm hơn là trong trường hợp chảy máu nội tạng khi bệnh ung thư máu tiến triển nặng hơn.
3.1.4. Hội chứng thâm nhiễm
- Gan, lách to (3 – 4 cm dưới bờ sườn).
- Hạch to ở: cổ, nách, bẹn…
- Thâm nhiễm vào xương làm đau xương.
- Phì đại lợi.
- U hạt dưới da.
Các tế bào ung thư sẽ lây lan dần tới các cơ quan gây gan to, hạch, lách to hay hay phì đại cơ quan nội tạng khác. hoặc khi lây lan ra tổ chức thần kinh trung ương sẽ gây kích ứng màng não làm đau đầu, nôn.
3.1.5. Hội chứng loét và/ hoặc hoại tử miệng, họng
Đáp ứng kém với kháng sinh.
3.1.6. Thể không điển hình
Các tế bào ung thư hóa lây lan dần khắp cơ thể gây liệt nửa người, mào tinh hoàn to, viêm khớp, u xương, có u dưới da…
3.2. Dựa vào các xét nghiệm
3.2.1 Xét nghiệm máu và các tế bào máu
Quan sát các thấy các tế bào ung thư trong mẫu đem nghiên cứu. Hay đếm số lượng các tế bào máu thấy sự suy giảm hoặc tăng của bạch cầu, giảm hồng cầu, tiểu cầu. Đôi khi có thể thấy trong máu ngoại vi chứa tế bào ung thư.
Chẩn đoán ung thư máu
3.2.2 Chọc hút tủy xương
Lấy một ít mô tủy ở dạng dịch lỏng sau đó xác định sự tồn tại của các tế bào ác tính. Xét nghiệm này có thể coi là chẩn đoán quyết định xem bệnh nhân có bị ung thư máu không.
3.2.4 Xét nghiệm hóa sinh trong huyết thanh và nước tiểu
Các kỹ thuật viên sẽ tiến hành các xét nghiệm dựa trên thành phần của nước tiểu và huyết thanh. Với bệnh nhân ung thư máu các chỉ số LDH và acid uric trong huyết thanh và nước tiểu sẽ tăng.
3.2.6 Xét nghiệm phân loại tế bào
Tiến hành xác định các kháng nguyên nằm ở bề mặt màng tế bào bới chúng đặc trưng cho mỗi dòng tế bào.
3.2.7 Xét nghiệm tìm bất thường gen và/ hoặc nhiễm sắc thể
Các tế bào bạch cầu ung thư hóa có các gen và/ hoặc nhiễm sắc thể bất thường.
4. Điều trị ung thư máu
Hóa trị: Giết các tế bào ác tính bằng việc sử dụng thuốc như uống, tiêm, truyền tĩnh mạch, hoặc tiêm vào dịch não tủy. Bệnh nhân được điều trị theo đợt với sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Liệu pháp điều trị sinh học: giúp tăng sức đề kháng của cơ thể, kìm hãm sự phát triển của huyết cầu ung thư hóa hay diệt các tế bào này bằng cách truyền kháng thể đơn dòng .
Xạ trị: Chiếu các tia năng lượng cao như tia gamma, mục đích để giết tế bào ung thư máu.
Thay tủy: Cấy các tế bào gốc lành tính, mạnh khỏe với tĩnh mạch lớn áp dụng sau khi bệnh nhân được hóa trị hoặc xạ trị. Các tế bào gốc này sẽ sản sinh ra các tế bào máu khỏe mạnh bù đắp cho những tế bào ác tính đã bị tiêu hủy trước đó.
Thay tủy điều trị ung thư máu
5. Phòng tránh ung thư máu
Một thói quen tốt, một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn không chỉ phòng tránh được căn bệnh ung thư máu mà còn rất nhiều căn bệnh khác. Bạn cần:
- Ăn nhiều thực phẩm tươi như rau xanh và hoa quả.
- Bỏ hút thuốc.
- Tập thể dục thể thao.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần, nhất là các bệnh nhân có tiền sử các bệnh về tủy xương, máu…
Ngoài ra các bạn có thể sử dụng thêm rất nhiều dược liệu có tác dụng bổ máu, điển hình như hà thủ ô đỏ chế. Hà thủ ô đỏ ngoài tác dụng bổ máu nó còn giúp bổ gan, bổ thận, hạ mức cholesterol, TG máu… Đây là những công dụng của vị thuốc quý này được tổng hợp từ y học cổ truyền và hiện đại [1, 2].
Hà thủ ô đỏ chế
Hiện nay tỉ lệ mắc ung thư máu trên toàn thế giới rất cao, với nhiều biểu hiện phức tạp. Nhưng nếu bạn biết cách bảo vệ mình và được phát hiện sớm thì bạn có thể có cơ hội lành bệnh.
Ngoài uống thuốc điều trị và xây dựng lối sống khoa học, bạn có thể bổ sung thêm hà thủ ô đỏ chế để có thêm một biện pháp bổ sung hiệu quả. Liên hệ hotline 0246.291.8086 hoặc để lại thông tin tại website để được tư vấn cách sử dụng hà thủ ô đỏ chế hợp lý nhất.
Tài liệu tham khảo:
- Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, tr. 833-836.
- Viện Dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr.884-888.