Bệnh nguy hiểm, Đái tháo đường, Góc sức khỏe, Tin tức

Hiểu Hơn Về Tiểu Đường Thai Kỳ, Làm Thế Nào Để Điều Trị?

Tiểu Đường Thai Kỳ

Một trong những bệnh lí có thể gặp phải khi mang thai đó chính là tiểu đường thai kỳ. Nếu không may có những dấu hiệu nhận biết của tiểu đường thai kỳ, bạn cần được điều trị ngay lập tức để tránh những biến chứng không tốt cho sức khỏe của cả bản thân lẫn thai nhi.

1. Định nghĩa tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ (đái tháo đường thai kỳ) được định nghĩa là tình trạng khi phụ nữ trong thời gian mang thai có lượng đường trong máu cao hơn mức cho phép. Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở ít nhất 5% trong số các trường hợp mang thai, tỷ lệ này khác nhau ở các nhóm phụ nữ các nước khác nhau. Khi phụ nữ bị mắc tiểu đường thai kỳ, thì làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 giai đoạn về sau.

Thường thì từ tuần thai thứ 24 đến 28, bệnh mới phát triển. Nếu bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ, không nhất thiết khẳng định được rằng người mẹ đã có bệnh tiểu đường trước đó, cùng không chắc chắn rằng sau khi sinh con vẫn mắc bệnh tiểu đường. Tuy vậy, tiểu đường thai kỳ vẫn sẽ khiến người mẹ có thể bị tiểu đường tuýp 2 sau này.

Đương nhiên, nếu không điều trị đúng thì bệnh tiểu đường này sẽ gây ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn con.

Tiểu Đường Thai Kỳ

Tiểu Đường Thai Kỳ

2. Tiểu đường thai kỳ nhận biết được qua dấu hiệu gì?

Dấu hiệu nhận biết thường khó mà xác định được.

Bệnh tiểu đường thai kỳ chỉ có thể phát hiện ra trong những lẫn khám thai định kì khi mà có những triệu chứng như mệt mỏi, mắt mờ, khát nước liên tục, ngủ ngáy, tiểu nhiều lần trong ngày, tăng cân quá nhanh…

Mệt mỏi khi mắc tiểu đường thai kỳ

Mệt mỏi khi mắc tiểu đường thai kỳ

3. Nguyên nhân xuất hiện tiểu đường thai kỳ do đâu?

Trong quá trình ăn, carbohydrate trong thực phẩm sẽ được cơ thể phân hủy thành glucose, nó sẽ đi vào máu và được vận chuyển tới khắp các tế bào để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thế.

Insulin – một hormone được sản sinh từ tuyến tụy có vai trò vận chuyển đường vào các tế bào, đồng thời cũng giúp máu giảm đi được lượng đường.

Khi mang thai, cơ quan nuôi và cấp oxy cho thai nhi chính là nhau thai sẽ tiết ra hormone giúp thai nhi có thể phát triển một cách khỏe mạnh. Tuy vậy, trong đó có một số hormone ảnh hưởng đến người mẹ, làm giảm sản xuất hoặc ít sử dụng insulin hơn bình thường (kháng insulin).

Khi xuất hiện hiện tượng trên, để đảm bảo lượng đường trong máu ở ngưỡng cho phép, tuyến tụy bị kích thích sản sinh ra nhiều insulin hơn (có thể gấp 2 – 3 lần so với binh thường). Nếu không thể sản sinh đủ insulin sẽ dẫn tới đường huyết trong cơ thể gia tăng, do đó gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

4. Điều trị được tiểu đường thai kỳ bằng cách nào?

Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, điều đầu tiên bạn làm là không được hoảng loạn, chỉ cần kiểm soát lượng đường huyết ở mức độ an toàn sẽ bảo vệ được em bé hay chính bản thân mình. Có nhiều phương phép để điều trị, chẳng hạn như sau:

4.1. Xây dựng chế độ ăn hợp lý cho người bị tiểu đường thai kỳ:

Hai yêu cầu về chế độ ăn cần đường đáp ứng.

+ Thứ nhất, luôn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng.

+ Thứ hai, duy trì đường huyết ở giới hạn cho phép.

Ngoài ra nên duy trì cân nặng thích hợp, không nên tăng cân quá mức, chỉ nên đưa vào cơ thể mỗi ngày từ 2200-2500 calo/ngày nếu bạn có cân nặng ở mức trung bình. 1800 calo/ngày nếu bạn hơi thừa cân.

Có thể cân bằng chế độ ăn như sau:

Lượng calo đưa vào cơ thể:

+ 10 – 20% từ các protein (có thể từ động vật hoặc thực vật).

+ < 30% từ chất béo chưa bão hòa.

+ < 10% từ chất béo bão hòa.

+ 40% từ carbohydrate.

4.2. Tập thể dục nhiều hơn

Mẹ có khỏe thì em bé mới khỏe được. Khi tập thể dục nhiều (trong trường hợp bác sĩ khuyến nghị bạn có thể tập thể dục), cơ thể sẽ sản sinh insulin nhiều hơn, từ đó lường đường huyết trong máu cũng sẽ ở mức tốt hơn.

Đối với thai phụ, chỉ nên tập những bài thể dục nhẹ trong vòng 15 phút tới nửa tiếng, cố gắng vào đủ các ngày trong tuần.

Tập thể dục giúp phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Tập thể dục giúp điều trị tiểu đường thai kỳ

4.3. Đo đường huyết đều đặn

Thường sẽ có một số thời điểm đo nhất định: trước và sau khi ăn từ 1 tới 2 giờ để đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị. Nếu cơ thể đáp ứng chưa tốt, bác sĩ sẽ biết được để có thể thay đổi liệu trình.

4.4. Uống thuốc

Khi đã thực hiện mọi cách đã nêu phía trên mà lượng đường huyết vẫn cao, khi đó bác sĩ sẽ kê thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu thai phụ, cũng như bảo vệ an toàn cho thai nhi. Một liệu pháp có thể được cân nhắc chính là tiêm insulin.

Insulin chính là một phương pháp truyền thống có thể cân nhắc lựa chọn vì insulin không đi qua nhau thai và khả năng kiểm soát đường huyết tốt. Insulin là giải pháp được sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 và một số phụ nữ bị chứng tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, insulin có gây những ảnh hưởng gì đến bà mẹ và thai nhi không, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng.

5. Phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Không có cách nào có thể tuyệt đối tránh được tiểu đường thai kì nhưng nếu thai phụ cố gắng duy trì thói quen sống tốt trong thời trì trước và trong khi mang thai thì nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đi một cách đáng kể.

Một số biện pháp phòng tránh tiểu đường thai kỳ mà bạn có thể cân nhắc:

  • Ăn những đồ có lợi cho sức khỏe: Tránh ăn quá nhiều đường, nên ăn hoa quả, trái cây, rau, thực phẩm ít chất béo… Bữa ăn của bạn nên được chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày phân thành bữa chính và bữa nhẹ đều đặn, ăn cách giờ khoảng 2 – 3 tiếng và chia lượng tinh bột sử dụng đều trong cả ngày để tránh hiện tượng tăng đường huyết.
  • Việc bổ sung những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và ít làm tăng đường huyết như: gạo lứt , bún tươi, gạo tấm, các loại đậu nguyên hạt, ngũ cốc còn cám, bánh mì nâu,… là một cách để hạn chế việc dung nạp thêm đường vào cơ thể mà vẫn đảm bảo năng lượng và dinh dưỡng cho mẹ và bé.
  • Bên cạnh đó, hạn chế các loại thực phẩm có thể làm tăng đường huyết như gạo trắng, bánh mì trắng, tránh dùng các loại nước giải khát, nước trái cây có đường, các món ăn ngọt như bánh kem, bánh nướng, bánh ngọt, bánh quy,..

Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì ?

  • Tập thể dục: Mỗi ngày dành ra từ 15 – 30 phút, đêu đặn các ngày trong tuần với những bài tập nhẹ nhàng, vừa khiến bản thân không buồn chán lại nâng cao được sức khỏe cho bản thân mình và thai nhi.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Béo phì là tiền đề để xuất hiện rất nhiều bệnh, trong đó có cả tiểu đường thai kì. Chính vì vậy nếu muốn tránh tiểu đường thai kì, cần cố gắng không được để bản thân lâm vào tình trạng thừa cân nữa.

Tiểu đường thai kỳ là một trong số những yếu tố nguy cơ có thể gây ra các biến chứng trong thời kỳ mang thai rất nguy hiểm, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hướng đến cả thai nhi. Chính vì vậy việc phòng và điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ càng phải được người nhà và thai phụ nắm rõ hơn bao giờ hết. Hy vọng qua những thông tin phía trên, mọi người có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có thêm những kiến thức để điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Để nhận được sự tư vấn trực tiếp từ các dược sĩ về tiểu đường thai kỳ, quý bạn đọc có thể để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ tới tổng đài 0246.291.8086 để được giải đáp nhanh nhất, Like page Tỏi đen Kochi để nhận được nhiều chia sẻ hữu ích khác bạn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *