Chuyên gia tư vấn, Góc sức khỏe, Huyết áp, tim mạch, Tin tức

Tăng Huyết Áp Trẻ Em Liệu Có Nguy Hiểm?

Hầu hết mọi người đều cho rằng tăng huyết áp, hay còn được gọi là huyết áp cao chỉ xảy ra ở những người lớn tuổi. Ngày xưa, điều này có thể là đúng, nhưng hiện nay, cao huyết áp ảnh hưởng đến tất cả mọi người thuộc mọi lứa tuổi – trong đó bao gồm cả trẻ em. Vậy tăng huyết áp trẻ em liệu có nguy hiểm không? Cha mẹ cần biết những gì về huyết áp cao ở trẻ? Mời bạn đọc tìm hiểu cùng Kochi thông qua những chia sẻ dưới đây.

1. Tăng huyết áp trẻ em là gì?

Huyết áp là áp lực máu qua các mạch trong cơ thể. Ở điều kiện bình thường, trái tim bơm máu đi qua tất cả các mạch đến các cơ quan trên khắp cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người bị cao huyết áp, việc đẩy máu trở nên khó khăn hơn, gây ra nhiều thiệt hại cho mạch máu, tim, não và các cơ quan khác.

Tăng huyết áp trẻ em là gì

Tăng huyết áp trẻ em là gì?

Việc chẩn đoán cao huyết áp ở người lớn được là vô cùng dễ dàng, bằng cách đo huyết áp và so sánh các thông số trên một biểu đồ đơn giản. Ở trẻ em, các bài kiểm tra cũng diễn ra tương tự, nhưng việc diễn giải các chỉ số này phức tạp hơn so với người lớn.

Khi trẻ được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, ban mẹ cần cung cấp đầy đủ những thông tin cho bác sĩ điều trị về tiền sử bệnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt ở nhà của trẻ, hoạt động ở trường và các hoạt động thể chất, những yếu tố nguy cơ gây căng thẳng thần kinh ở trẻ.

Các bác sĩ sẽ sử dụng bảng xếp hạng xây dựng dựa trên chỉ số huyết áp của trẻ, cùng với giới tính, chiều cao, để xác định được có hay không cao huyết áp. Tăng huyết áp trẻ em là khi chỉ số huyết áp của trẻ cao hơn 95% so với các trẻ em khác, với cùng độ tuổi, cùng giới tính, và cùng chiều cao.

2. Nguyên nhân gây tăng huyết áp trẻ em

Béo phì được coi là nguyên nhân chính đối với bệnh tăng huyết áp trẻ em. Béo phì thường xuất hiện do sự kết hợp của hai yếu tố: ăn quá nhiều và vận động quá ít. Hiện nay rất nhiều trẻ em có chế độ ăn không lành mạnh, nhưng lại dành nhiều giờ mỗi ngày để ngồi một chỗ để chơi điện tử hoặc xem truyền hình. 

Béo phì được coi là nguyên nhân chính đối với bệnh tăng huyết áp trẻ em

Béo phì được coi là nguyên nhân chính đối với bệnh tăng huyết áp trẻ em

Tăng huyết áp trẻ em còn xuất hiện do một số bệnh lý, phần lớn là các bệnh về thận. Các yếu tố nguy cơ khác như rối loạn giấc ngủ, rối loạn hormone, dị dạng mạch máu, và một số loại thuốc cũng có thể gây ra cao huyết áp ở trẻ.

Đối với trẻ sơ sinh, huyết áp cao thường là biến chứng của tình trạng sinh non như loạn sản phế quản phổi, hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ, hoặc do thận có những bất thường bẩm sinh,…

Bên cạnh đó, nguyên nhân còn xuất phát từ tiền sử gia đình cao huyết áp, hoặc bắt nguồn môi trường sống xung quanh, ví dụ như khi có người thân hút thuốc lá. 

3. Dấu hiệu nhận biết tăng huyết áp trẻ em

Trẻ em bị cao huyết áp thường có các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, ói mửa, mặt đỏ bừng, vã mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, co giật, giảm thị lực, mệt mỏi, phù ngoại biên… 

Nếu huyết áp tăng cao kéo dài mà không được phát hiện kịp thời và điều trị sớm sẽ gây nên nhiều hậu quả với các biến chứng nghiêm trọng như suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não,…

3. Dấu hiệu nhận biết tăng huyết áp trẻ em

Dấu hiệu nhận biết tăng huyết áp trẻ em

Để phát hiện chính xác, đặc biệt khi trẻ nằm trong nhóm nguy cơ dễ mắc bệnh, cha mẹ nên thường xuyên theo dõi huyết áp của trẻ.

Chỉ số huyết áp bình thường ở trẻ em theo độ tuổi:

  • 1 – 12 tháng tuổi: Từ 75/50 mmHg đến 100/70 mmHg.
  • 1 – 4 tuổi: Từ 80/50 mmHg đến 110/80 mmHg.
  • 3 – 5 tuổi: Từ 80/50 mmHg đến 110/80 mmHg.
  • 6 – 13 tuổi: Từ 85/55 mmHg đến 120/80 mmHg.
  • 13 – 18 tuổi: Từ 95/60 mmHg đến 140/90 mmHg.

Nếu huyết áp của trẻ luôn ở mức độ cao trong cả ba lần khám liên tiếp thì cần thiết phải thực hiện thêm các xét nghiệm khác để xác định trẻ bị tăng huyết áp hay không. Cũng giống như ở người lớn, tăng huyết áp trẻ em cũng là một căn bệnh nguy hiểm bởi vì nó ít khi bộc lộ ra những triệu chứng rõ ràng trong khi có những biến chứng xảy đến bất ngờ gây nguy hiểm.

Trẻ em bị tăng huyết áp kéo dài mà không phát hiện ra, không có những can thiệp kịp thời rất dễ gây ra những hậu quả vô cùng khó lường, những biến chứng nghiêm trọng như suy tim, suy thận, tai biến mạch máu não. Vì vậy, cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ, nhận thấy những dấu hiệu nghi ngờ tăng huyết áp, hoặc có yếu tố nguy cơ xuất phát từ sức khỏe của trẻ hay tiền sử gia đình thì cần đưa bé nhà bạn đến bác sĩ ngay.

4. Điều trị tăng huyết áp trẻ em

Nhìn chung, điều trị tăng huyết áp trẻ em không có khác biệt so với ở người lớn. Cha mẹ cần phối hợp với bác sĩ một cách chặt chẽ để có thể tìm ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất cho con em mình. Các nguyên tắc điều trị chung:

4.1. Áp dụng một chế độ ăn cân bằng, khoa học, đầy đủ dinh dưỡng

Phương pháp này yêu cầu tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả, trái cây tươi, hạn chế muối, đường và chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn của trẻ.

Những món ăn vặt, đồ ăn nhanh rất được trẻ em yêu thích, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên cha mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều những thực phẩm này, không chỉ dễ gây cao huyết áp mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

4.2. Tăng cường vận động thể chất 

Khuyến khích trẻ tăng cường tập thể dục, tham gia vui chơi, hoạt động ngoài trời. Có thể giúp trẻ tìm ra niềm say mê, yêu thích một môn thể thao nào đó. Đồng thời nên hạn chế tối đa việc trẻ ngồi một chỗ quá lâu trước màn hình tivi, vi tính, chơi điện tử,…

Nhất là thời buổi hiện nay, trẻ em tiếp cận với công nghệ nhiều, thói quen ngồi trước màn hình tivi, máy tính, điện thoại làm hạn chế các hoạt động thể chất bên ngoài. Vì vậy, cha mẹ nên quan tâm chăm sóc, xây dựng thói quen cho trẻ để trẻ tham gia hoạt động ngoài trời nhiều hơn, giảm thiểu nguy cơ tăng huyết áp ở trẻ.

Vận động thể thao hạn chế tăng huyết áp trẻ em

Vận động thể chất giúp hạn chế tăng huyết áp trẻ em

4.3. Duy trì cân nặng hợp lý 

Thừa cân là một yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tăng huyết áp. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục đều đặn có thể giúp trẻ giữ được mức cân nặng phù hợp. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể đề ra mục tiêu giảm cân thích hợp nhất tuỳ theo tình trạng của trẻ.

4.4. Tránh khói thuốc lá

Khói thuốc lá ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em. Nó không chỉ là một nguy cơ gây tăng huyết áp, mà còn có thể gây ra những tổn thương trực tiếp tim và mạch máu của trẻ. Do đó, bảo vệ con bạn khỏi tác động của khói thuốc lá là điều vô cùng cần thiết.

4.5. Sử dụng thuốc 

Có thể sẽ mất một khoảng thời gian để tìm ra loại thuốc phù hợp nhất với ít tác dụng phụ nhất. Các thuốc thường dùng để điều trị tăng huyết áp trẻ em bao gồm: Thuốc lợi tiểu, Thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn alpha, beta và thuốc chẹn kênh canxi,…

Nhìn chung, cũng giống như ở người trưởng thành, tăng huyết áp trẻ em cũng là một căn bệnh giết người thầm lặng, bởi nó hiếm khi biểu hiện rõ ràng nhưng lại gây nên biến chứng bất ngờ và nguy hiểm. Thậm chí nó còn nguy hiểm hơn bởi ít phụ huynh để ý tới. Các bậc cha mẹ cần lưu tâm đến huyết áp của trẻ, nếu phát hiện bất kỳ sự bất thường nào, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để có hướng xử lý kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *