Ung thư cổ tử cung không phải là không chữa trị được. Nhưng căn bệnh này quyết định đến sức khỏe sinh sản của người mẹ và niềm hạnh phúc của một gia đình. Vì vậy, bạn phải biết cách bảo vệ sức khỏe mình để tránh căn bệnh này. KOCHI sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về bệnh lý ung thư cổ tử cung này.
Nội Dung
1. Ung thư cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung được tạo nên bởi lớp mỏng tế bào. Ung thư cổ tử cung do tế bào ở cổ tử cung bị ung thư hóa, phát triển ồ ạt tạo thành khối u. Bệnh này gặp ở phụ nữ ở các độ tuổi khác nhau.
Ung thư cổ tử cung thường được chia thành bốn giai đoạn được ký hiệu là là ở giai đoạn đầu thì bệnh chỉ phát triển tại cổ tử cung, mà chưa lây lan sang các tổ chức khác hay là ung thư biểu mô tại chỗ. Tại giai đoạn này, các tế bào bị ung thư hóa chỉ ở lớp biểu mô phía trên của cổ tử cung chứ chưa xâm lấn sâu vào các lớp tiếp theo của cổ tử cung. Ngược lại, các giai đoạn tiếp theo ung thư đã di căn các tổ chức khác hoặc xâm lấn sâu vào cổ tử cung hay còn gọi là ung thư xâm lấn.
Ung thư cổ tử cung là gì
2. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung
Ở giai đoạn đầu của bệnh cũng như các căn bệnh ung thư khác là thường khó phát hiện. Ung thư cổ tử cung xuất hiện một cách âm thầm trong khoảng vài năm các biểu hiện thường không rõ ràng. Các tế bào cổ tử cung bị ung thư hóa do sự thay đổi môi trường âm đạo hay do sự nhiễm virus HPV.
Viêm lộ tuyến cổ tử cung hay loạn sản là định nghĩa cho sự biến dạng của tế bào cổ tử cung trước khi có ung thư.
Khó phát hiện ung thư cổ tử cung nhưng khi thấy chảy máu bất thường ở âm đạo là dấu hiệu đầu tiên. Chẳng hạn như như chảy máu trong ông sau quan hệ hệ kéo dài ngày chu kỳ kinh nguyệt.
Ngoài ra còn có biểu hiện đau ở vùng chậu, sưng chân hay tiểu tiện khó khăn bất thường. Khi ung thư đã lan tràn ra các cơ quan, mô xung quanh, hạch bạch huyết thì sẽ ảnh hưởng tới chức năng của các bộ phận đó. Chẳng hạn như bàng quang sẽ bị khối u đè lên hoặc làm tĩnh mạch bị tắc.
Nếu các bạn có đang gặp phải một số triệu chứng bất thường trong cơ thể, hãy tới các cơ sở uy tín chính quy hoặc các chuyên gia y tế để khám đưa ra những kết luận chính xác nhất. Đừng ngần ngại mà đi khám ngay tránh trường hợp để lâu, nguy hiểm hơn và là nguy cơ mắc bệnh lý ung thư cổ tử cung.
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung
3. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung
Theo nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng papillomavirus (HPV) chính là thủ phạm của căn bệnh ung thư cổ tử cung. HPV có rất nhiều chủng loại gây ra nhiều căn bệnh khác nhau như:
- Ung thư hậu môn.
- Ung thư cổ tử cung.
- Ung thư âm hộ.
- Ung thư dương vật.
- Ung thư đầu và cổ.
- Mụn cóc sinh dục.
Các báo cáo đã đưa ra các yếu tố nguy cơ dẫn đến nhiễm HPV:
- Nhiều bạn tình.
- Bạn tình quan hệ tình dục phức tạp.
- Trẻ vị thành niên quan hệ tình dục sớm (dưới 18 tuổi).
- Từng bị loạn sản cổ tử cung.
- Gia đình có người từng mắc ung thư cổ tử cung thì thế hệ con cháu có thể thừa hưởng gen ung thư.
- Hút thuốc.
- Mắc bệnh lây truyền đường tình dục: Chlamydia.
- Mắc bệnh suy giảm miễn dịch.
- Phụ nữ mang thai từng sử dụng diethylstilbestrol trẻ có nguy cơ mắc HPV.
Nguyên nhân ung thư cổ tử cung
4. Chẩn đoán ung thư cổ tử cung
- Xét nghiệm PAP tìm và xác định các tế bào bất thường biến dạng của cổ tử cung, để tránh chúng phát triển thành khối u ác tính.
- Xét nghiệm HPV đồng thời với PAP với mục đích sàng lọc ung thư cổ tử cung và theo dõi người bệnh trong quá trình điều trị.
- Sinh thiết để cho bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.
Sau khi làm các xét nghiệm chẩn đoán được chất chắn đó là ung thư cổ tử cung, thì bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm khác để xác định vị trí khối u và độ to nhỏ của nó, cùng tình trạng lây lan ra các cơ quan khác của cơ thể như sau:
- Khám phụ khoa: khám tử cung, buồng trứng cùng các tổ chức gần cổ tử cung (có thể khám trực tràng).
- Nội soi bàng quang: Dùng ống nội soi soi khám bàng quang và niệu đạo.
- Nội soi đại tràng.
Chẩn đoán ung thư cổ tử cung
5. Điều trị ung thư cổ tử cung
Tùy mức độ của bệnh, mong muốn và tình trạng sức khỏe bệnh nhân ung thư cổ tử cung mà các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định đúng đắn.
5.1. Phẫu thuật
- Cắt bỏ cổ tử cung: chỉ cắt bỏ cổ tử cung và vẫn giữ nguyên tử cung. Đây là phương pháp sử dụng trong giai đoạn đầu, có thể kết hợp hóa trị thu nhỏ khối u trước khi làm phẫu thuật. Sau khi cắt bỏ cổ tử cung, chị em phụ nữ hoàn toàn có khả năng mang thai, kết thúc thai kỳ sẽ được mổ lấy thai nhưng rủi ro sẩy thai là lớn.
- Khoét chóp cổ tử cung: cắt một mảnh mô hình chóp nón ra của cổ tử cung ra khỏi cơ thể. Phương pháp này ít ảnh hưởng tới khả năng mang thai nếu đã loại được hoàn toàn khối u.
- Phẫu thuật bằng tia laze: chiếu tia laser có năng lượng cao vào âm đạo để tiêu diệt khối u.
- Phẫu thuật lạnh Cryosurgery: Diệt tế bào ung thư hóa bằng cách đóng băng nó khi đưa đầu dò kim loại rất lạnh áp vào khối u. Chú ý vệ sinh sạch sẽ bởi trong vài tuần sau phẫu thuật sẽ có dịch màu nâu rò ra.
- Cắt vòng dây điện LEEP: cắt bỏ tế bào ung thư cổ tử cung.
Phẫu thuật ung thư cổ tử cung
5.2. Xạ trị.
Sử dụng các tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư bằng cách chiếu liên tục vào tử cung, vị trí có khối u trong một khoảng thời gian 1 lần/ngày, 5 lần/tuần, một đợt điều trị khoảng 5 – 6 tuần. Thường kết hợp với hóa trị để tăng hiệu quả, dùng với bệnh nhân không phẫu thuật được hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư hóa còn sót lại sau phẫu thuật.
5.3. Hóa trị
Dùng thuốc diệt tế bào ung thư cổ tử cung.
6. Phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Do ung thư cổ tử cung chủ yếu do HPV tạo ra, nên tiêm phòng HPV là biện pháp hiệu quả nhất. Dù giá thành các vaccine khá cao nhưng đây được coi là vắc xin an toàn và phòng ngừa được bệnh liên quan đến HPV như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, mụn cóc sinh dục… Các bé gái hay phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi, chưa kết hôn nên được tiêm vắc xin này.
Về bệnh lý ung thư cổ tử cung này, phát hiện sớm hoàn toàn có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Một chìa khóa có thể phát hiện sớm ung thư có thể thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Ngoài ra, phải quan hệ tình dục hợp lý, sử dụng biện pháp phòng tránh như bao cao su để ngăn ngừa HPV và nhiều căn bệnh khác.
Bạn cần:
- Ăn rau xanh, hoa quả tươi.
- Nghỉ ngơi hợp lý.
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
- Tập thể dục thể thao.
- Khám sức khỏe 6 tháng/lần.
- Tầm soát ung thư nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc xuất hiện một số triệu chứng bất thường.
Bảo vệ sức khỏe sinh sản, phòng tránh ung thư cổ tử cung là mối quan tâm của rất nhiều chị em. Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh và điều trị khỏi căn bệnh này nếu bạn thật sự quan tâm đến sức khỏe của mình.
Bài viết này được tổng hợp từ các nguồn tài liệu khác nhau, hy vọng sẽ có ích cho các bạn trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân. Cảm ơn các bạn đã tin tưởng, chúc các bạn an khang thịnh vượng.