Chuyên gia tư vấn, Góc sức khỏe, Ung thư

Ung Thư Tiêu Hóa Và Bốn Điều Cần Tìm Hiểu

Ung thư tiêu hóa là gì

Ung thư tiêu hóa là căn bệnh ngày càng phổ biến rộng rãi không kể giới tính, tuổi tác. Bệnh mang lại đau đớn và là gánh nặng kinh tế cho toàn xã hội. Các bạn hãy cùng với KOCHI tìm hiểu về bệnh lý ung thư tiêu hóa này nhé!

1. Ung thư tiêu hóa là gì?

Ung thư tiêu hóa có nghĩa là nói đến tất cả các khối u trong hệ thống đường tiêu hóa con người, bao gồm:

  • Ung thư khoang miệng.
  • Ung thư vòm họng.
  • Ung thư thực quản, dạ dày.
  • Ung thư ruột non.
  • Ung thư đại trực tràng.
  • Ung thư hậu môn. 

Ung thư tiêu hóa do các tế bào ở đó bị ung thư hóa tăng sinh mạnh mẽ, bất thường tạo thành khối u. Bệnh gồm nhiều giai đoạn. Thường giai đoạn đầu chỉ xuất hiện tế bào ung thư tại một vị trí nhất định trên đường tiêu hóa chứ chưa lan tràn sang các tổ chức khác. 

Khi ung thư xâm lấn, nghĩa là khối u dần lây lan sang bộ phận khác thì nó sẽ gây ra các cơn đau và biến chứng tại đó. Do khối u lớn chèn ép lên, làm ảnh hưởng tới chức phận, nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân.

Ung thư tiêu hóa là gì

Ung thư tiêu hóa là gì?

2. Dấu hiệu ung thư tiêu hóa

Giống như bệnh ung thư ở các bộ phận khác không thuộc đường tiêu hóa, các biểu hiện ban đầu của ung thư tiêu hóa thường khó phát hiện và dễ nhầm với các bệnh khác. Theo các nhà nghiên cứu, vị trí, kích thước đặc điểm khối u khác nhau thì gây ra các dấu hiệu khác nhau:

  • Khối bướu nhỏ trong ruột làm ảnh hưởng sự dịch chuyển của khối thức ăn và quá trình tiêu hóa. 
  • Kích thước u lớn hơn ở ruột, làm tắc thức ăn dẫn gây đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn và phải cấp cứu để phẫu thuật ngay lập tức.
  • Khối u chảy rỉ máu làm cơ thể bị thiếu máu và khi bệnh nhân đại tiện phân đen hoặc hắc ín. 

Dấu hiệu ung thư tiêu hóa mà các bác sĩ đưa ra như sau:

  • Đau bụng (điển hình nhất).
  • Sụt cân không giải thích được.
  • Suy nhược hoặc mệt mỏi.
  • Phân có máu và hắc ín (u bị chảy máu)
  • Khối bướu đáng chú ý ở bụng.

Các biểu hiện ung thư tiêu hóa không đặc trưng và thường nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa thông thường khác như rối loạn tiêu hóa. Thậm chí các khối u nhỏ rất khó phát hiện. Hay khối u lớn chậm khoảng vài năm như khối u carcinoid mới phát hiện được. Nhiều khi ta thực hiện một xét nghiệm hay phẫu thuật nào đó không liên quan tình cờ sẽ phát hiện được ung thư tiêu hóa.

Nếu các bạn thấy có xuất hiện 1 trong các triệu chứng này thì đừng ngần ngại mà đi tới các cơ sở y tế chính quy kiểm tra sức khỏe. Không nên chủ quan, để lâu kéo dài có thể là tiền đề của ung thư tiêu hóa. Đây là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe bản thân.

Dấu hiệu ung thư tiêu hóa

Dấu hiệu ung thư tiêu hóa 

3. Những gợi ý trong chẩn đoán ung thư tiêu hóa

Có rất nhiều tài liệu nói đến sự đáng sợ của bệnh ung thư tiêu hoá nhưng nếu được phát hiện sớm, được điều trị kịp thời thì bệnh nhân hoàn toàn có cơ hội sống sót. 

Để phát hiện bệnh thì nội soi toàn bộ đường tiêu hóa là phương pháp hay được chỉ định để chẩn đoán. Nếu cần thiết bệnh nhân sẽ được chỉ định làm xét nghiệm tìm tế bào ung thư hóa hoặc sinh thiết để chẩn đoán chắc chắn hơn.

Các bệnh ung thư tiêu hóa như ung thư dạ dày hay đại tràng cùng các bộ phận khác trên ống tiêu hóa thường được chỉ định các xét nghiệm sau:

3.1. Khám lâm sàng

Vào bệnh viện khám bệnh nhân sẽ được trò chuyện với bác sĩ để bác sĩ nắm được tình hình cơ bản của bệnh nhân và chỉ định các xét nghiệm cần làm.

3.2. Chẩn đoán hình ảnh

Chụp X-quang: Bệnh nhân sẽ được uống thuốc cản quang sau đó mới chụp để phát hiện các vị trí tắc nghẽn do khối u. Là phương pháp chẩn đoán hay áp dụng, dễ thực hiện, phổ biến, tốn ít thời gian. Nhược điểm khó tìm được các thương tổn tiền ung thư hoặc dễ nhầm với thương tổn khi chưa thụt sạch phân.

Chụp CT scanner, chụp MRI… chẩn đoán xác định giai đoạn ung thư hoặc bệnh nhân già yếu, sức khỏe kém … không nội soi được.

3.3. Nội soi

Là phương pháp hay được chỉ định cho bất kỳ căn bệnh đường tiêu hóa nào kể cả ung thư tiêu hóa. Mục đích: phát hiện khối bướu kích thước nhỏ vài milimet và các tổn thương khác như viêm loét, polyp, túi thừa đại tràng… bao gồm:

  • Nội soi đại tràng.
  • Nội soi trực tràng.
  • Nội soi đại tràng chậu hông.
  • Nội soi thực quản – dạ dày.

Nội soi ung thư tiêu hóa

Nội soi ung thư tiêu hóa

3.4. HP hơi thở

Mục đích: Tìm vi khuẩn HP (H. pylori) – là căn nguyên gây viêm loét dạ dày, hành tá tràng, nhất là u lympho hay ung thư dạ dày…

3.5. Xét nghiệm

  • Xét nghiệm máu trong phân.
  • Xét nghiệm tìm chất chủ điểm U: CEA, CA 19-9, CA 72-4, Pepsinogen….
  • Sinh thiết.

4. Phòng ngừa ung thư tiêu hóa

Cũng như các căn bệnh khác ung thư tiêu hóa cũng cần xây dựng lối sống khỏe, lành mạnh thì mới phòng ngừa và có sức chống chọi với bệnh tật:

  • Hạn chế đồ ăn nhanh. Không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol… vì cơ thể rất khó tiêu hóa các chất này và nó độc hại với cơ thể gây mỡ máu cao, bệnh tim mạch thậm chí là ung thư.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây. 
  • Hạn chế đồ chua cay nóng.
  • Ít sử dụng chất kích thích. 
  • Bỏ thuốc lá.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.
  • Tập thể dục thể thao vào buổi sáng hoặc tối để đầu óc thư giãn cũng như nâng cao sức khỏe ít nhất 30 phút/ngày..
  • Khám sức khỏe 6 tháng/lần.
  • Nếu thấy chán ăn, sụt cân không giải thích được, buồn nôn…, phân nhỏ dẹt, máu trong phân, táo bón, ỉa chảy, … hoặc các bất thường khác cần đi khám ngay.
  • Tầm soát ung thư tiêu hóa

Biện pháp phòng ngừa ung thư tiêu hóa

Biện pháp phòng ngừa ung thư tiêu hóa

Các đối tượng cần tầm soát ung thư nhất, ngay cả khi không có biểu hiện gì:

  • Người trên 45 tuổi.
  • Gia đình từng có người mắc ung thư tiêu hóa thì con cháu có thể thừa hưởng gen đột biến đó.
  • Người hay bị táo bón, phân máu.
  • Người hay hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, đồ ăn cay nóng, chất kích thích.
  • Người có tiền sử bệnh tiêu hóa: viêm loét đại trực tràng, viêm loét dạ dày- tá tràng, bệnh Crohn, …

Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm các sản phẩm bổ trợ tăng sức đề kháng cho bản thân. Tỏi đen đã được chứng minh khoa học có tác dụng sinh học nâng cao khả năng miễn dịch, ngăn ngừa ung thư tiêu hóa và nâng cao sức khỏe.

Theo Giáo sư Jinichi Sasaki khi tiêm dịch chiết tỏi đen vào chuột mang tế bào ung thư người thì tế bào ung thư biến mất hoặc giảm đi 50% [1].

Tỏi đen hỗ trợ điều trị ung thư tiêu hóa

Tỏi đen hỗ trợ điều trị ung thư tiêu hóa

Ung thư tiêu hóa rất nguy hiểm nhưng nếu biết cách bảo vệ sức khỏe bạn hoàn toàn có thể diệt trừ được căn bệnh này.

Để nâng cao sức khỏe chống chọi với bệnh tật hãy sử dụng tỏi đen hàng ngày. Tuy nhiên, bây giờ đang có rất nhiều các sản phẩm tỏi đen trên thị trường. Quý khách cần có tìm hiểu thêm các thông tin cơ bản, giúp mình lựa chọn sản phẩm đúng đắn, mang lại hiệu quả.  Các bạn có thể dựa vào một số yếu tố liên quan quá trình sản xuất, nguồn gốc tỏi hoặc các giấy chứng nhận, kiểm nghiệm tỏi đạt chất lượng cao. Liên hệ hotline 0246.291.8086 hoặc để lại thông tin, các câu hỏi tại website tìm hiểu thêm về những tiêu chí lựa chọn Tỏi đen chính hãng, hiệu quả sử dụng cao.

Cảm ơn các quý độc giả đã cùng KOCHI tìm hiểu về ung thư tiêu hóa này. Hy vọng bài viết sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức và biện pháp phòng tránh bệnh lý này. Chúc quý khách mạnh khỏe và an khang thịnh vượng.

Tài liệu tham khảo 

  1. Sasaki, Jin-ichi và các cộng sự. (2007), “Processed black garlic (Allium sativum) extracts enhance anti-tumor potency against mouse tumors, Energy (kcal/100 g). 227, tr. 138.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *