Tiểu đường tuýp 1 nói riêng và bệnh tiểu đường nói chung đang ngày càng phổ biến và trẻ hóa. Bệnh này rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng và có nguy cơ gây tử vong cao.
Nội Dung
1.Tiểu đường type 1 là gì?
Tiểu đường vị thành niên là tên gọi khác của bệnh tiểu đường tuýp 1. Bệnh có thể gặp ở mọi độ tuổi, nhưng như cái tên của nó bệnh thường diễn ra ở trẻ em, thiếu niên và thanh niên. Bệnh do tế bào beta tụy đảo không sản xuất hoặc ít sản xuất Insulin làm cơ thể người bệnh sẽ không tham gia vào chu trình chuyển hóa đường được nên người bệnh phải điều trị bằng Insulin từ nay đến cuối đời.
Căn nguyên của bệnh trong hầu hết trường hợp chủ yếu là do hệ thống miễn dịch của cơ thể người bệnh tấn công và phá hủy một phần hoặc nhiều phần của các tế bào beta tiểu đảo Langerhans của tuyến tụy sản xuất Insulin.
Giống như các căn bệnh khác, giai đoạn đầu của bệnh thường khó phát hiện các biểu hiện hiện của tiểu đường tuýp 1. Các giai đoạn sau, khi các tế bào sản xuất Insulin bị tấn công nhiều lượng Insulin sản xuất ra rất ít làm hàm lượng đường trong máu tăng cao và các biểu hiện bắt đầu rõ ràng hơn như cơ thể mệt mỏi.
Người ta cho rằng tiểu đường tuýp 1 có thể do nhiễm virus: Coxsackie, hay Rubella và có liên quan đến sự di truyền. Nhưng những điều này còn chưa chắc chắn và cần được nghiên cứu thêm.
Về yếu tố địa lý: theo khảo sát Phần Lan, Thụy Điển là các quốc gia có tỉ lệ mắc đái tháo đường tuýp 1 cao.
Tiểu đường tuýp 1 được cho là bệnh tự miễn. Những bệnh tự miễn khác: bệnh Hashimoto hoặc bệnh Addison (suy tuyến thượng thận nguyên phát), nếu mắc phải những bệnh này thì nguy cơ mắc đái đường type 1 rất cao.
Tiểu đường tuýp 1 là gì?
2. Triệu chứng tiểu đường tuýp 1
Tiểu đường tuýp 1 là bệnh nguy hiểm, khi mới phát bệnh thường khó nhận ra nhưng khi trở nặng sẽ thấy các biểu hiện sau:
- Khát nước nhiều.
- Nhanh đói dù mới ăn.
- Khô miệng.
- Đau bụng và buồn nôn.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Sụt cân không thể lý giải được, cho dù lúc nào cũng thèm ăn và ăn nhiều, vận động ít đi, hạn chế lao động nặng mà trọng lượng cơ thể vẫn giảm.
- Mệt mỏi.
- Nhìn mờ.
- Thở hít vào nhanh, sâu (thở Kussmaul).
- Nhiễm trùng da.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Nhiễm trùng âm đạo.
- Hay cáu kỉnh.
- Thay đổi tâm trạng.
- Đái dầm ban đêm ở trẻ con.
Tiểu đường type 1 khi gặp các biểu hiện sau phải cấp cứu ngay:
- Lú lẫn.
- Thở nhanh.
- Hơi thở mùi bất thường: mùi trái cây.
- Đau bụng.
- Mất ý thức (ít xảy ra).
Biến chứng cấp tính thường là hôn mê nhiễm toan ceton:
- Yếu, mệt mỏi, khát nước.
- Khô da, chuột rút.
- Mạch nhanh, tụt huyết áp.
- Rối loạn ý thức.
- Buồn nôn, thở nhanh.
Biến chứng mạn tính:
- Nhìn mờ, đục thủy tinh thể.
- Đau ngực (biến chứng trên mạch vành).
- Tê bì chân tay.
- Loét, nhiễm trùng bàn chân.
- Đầy bụng, khó nuốt, khó tiêu.
Triệu chứng tiểu đường tuýp 1
3. Chẩn đoán tiểu đường tuýp 1
Chẩn đoán tiểu đường tuýp 1
Sau khi được khám lâm sàng, những bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 sẽ được chỉ định các xét nghiệm sau:
3.1. Xét nghiệm HbA1c
Là xét nghiệm hay được chỉ định khi bệnh nhân đi khám tại bệnh viện. Xét nghiệm này cho biết những chỉ số về lượng đường trong máu trong 6 đến 12 tuần. Và cũng theo dõi lượng glucose trong máu của bệnh nhân tại nhà là cơ sở để bác sĩ kê và có những bổ sung điều chỉnh lượng thuốc cũng như loại thuốc điều trị phù hợp cho tiểu đường tuýp 1.
Xét nghiệm HbA1c thực chất là đo phần trăm lượng glucose gắn với protein có mang phân tử oxy trong hồng cầu (huyết sắc tố). Nồng độ glucose máu càng cao có nghĩa là nhiều huyết sắc tố gắn với đường.
Mức HbA1C trên 6.5% trong hai lần làm xét nghiệm riêng thì bác sĩ sẽ kết luận bệnh nhân đã mắc tiểu đường.
3.2. Xét nghiệm ngẫu nhiên đường máu
Người ta tiến hành xét nghiệm tại thời điểm ngẫu nhiên bằng cách lấy một lượng máu. Nếu đường máu lớn hơn hoặc bằng 200 mg/dL ( hay 11,1 mmol/L) cộng thêm các biểu hiện: tiểu nhiều, khát nước thì chắc chắn bạn đã mắc tiểu đường.
3.3. Xét nghiệm đường máu lúc đói
Người ta tiến hành xét nghiệm tại thời điểm buổi sáng khi bệnh nhân mới dậy bằng cách lấy một lượng máu. Nồng độ đường máu lúc đói:
- < 100 mg/dL (hay 5,6 mmol/L) là không có bệnh.
- Trong khoảng 100 đến 125 mg/dL (hay 5,6 đến 6,9 mmol/L) là tiền tiểu đường.
- > 126 mg/dL ( hay 7 mmol/L) ở hai lần xét nghiệm riêng chắc chắn bạn đã bị tiểu đường.
Khi bác sĩ đã chẩn đoán rằng bạn mắc bệnh tiểu đường thì bạn cần làm thêm xét nghiệm khác để xác định tiểu đường tuýp 1 hay 2:
- Xét nghiệm máu để tìm các tự kháng thể trong đái đường tuýp 1.
- Xét nghiệm ceton niệu nếu dương tính thì chắc chắn là tiểu đường tuýp 1, do ceton là sản phẩm phân hủy từ chất béo.
4. Tiểu đường tuýp 1 phòng và điều trị ra sao?
Bạn cần:
- Ăn nhiều rau xanh.
- Ăn nhiều hoa quả, nhưng tránh các loại quả có hàm lượng đường cao.
- Ăn ít tinh bột và đường.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
- Tập thể dục thể thao để giải tỏa đầu óc, tránh stress mệt mỏi, nâng cao sức khỏe.
- Tiêm insulin để làm giảm đường huyết. Nên tiêm và dung thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tiêm thuốc dưới da và giờ tiêm nhất định với lượng vừa đủ.
- Đo huyết áp để tránh biến chứng.
Điều trị tiểu đường tuýp 1
Ngoài ra bạn có thể dùng tỏi đen thường xuyên để làm giảm đường máu và tránh các biến chứng của tiểu đường tuýp 1. Tỏi đen có vị ngọt khiến nhiều người lo lắng về ảnh hưởng của nó đối với lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường lo ngại với đường glucose, còn đường tạo ra vị ngọt trong tỏi đen là đường fructose hoàn toàn không ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường. Ngược lại, tỏi đen còn cho thấy hiệu quả khi giúp cho việc kiểm soát được lượng đường huyết tốt hơn. Đồng thời, với hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt là các chất chống oxy hóa cao, sử dụng tỏi đen hàng ngày còn mang đến lợi ích giúp phòng ngừa những biến chứng của bệnh đái tháo đường gây ra.
Vì vậy, bên cạnh xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh phù hợp với người bị đái tháo đường dưới sự tham khảo ý kiến của chuyên gia, bạn có thể cân nhắc bổ sung tỏi đen vào chế độ ăn uống hàng ngày để không chỉ là hỗ trợ trong quá trình điều trị đái tháo đường mà còn nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chống viêm, chống oxy hóa và phòng ngừa nhiều loại bệnh trong đó có cả ung thư.
Theo nghiên cứu của Giáo sư Young-Mi Jung và Young-Min Lee: tỏi đen có tác dụng ổn định đường huyết và làm giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường [1].
Tỏi đen hỗ trợ điều trị tiểu đường tuýp 1
Việc tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe cũng là một cách hỗ trợ vào việc kiểm soát đường huyết trong cơ thể một cách toàn diện hơn. Bạn nên lựa chọn hoặc thiết kế cho mình một chế độ luyện tập phù hợp với sức khỏe của bản thân, duy trì đều đặn 30 phút mỗi ngày và 5 ngày trong tuần.
Việc tập luyện thể dục thường xuyên ngoài việc đảm bảo một nền tảng sức khỏe tốt còn giúp đem đến một sức khỏe tinh thần giúp chúng ta luôn thoải mái, và suy nghĩ tích cực hơn. Sức khỏe tinh thần tốt trong nhiêu trường hợp cũng là một trong những yếu tố quyết định đẩy lùi bệnh tật.
Tiểu đường tuýp 1 là do thiếu insulin nên không điều hòa được lượng đường trong máu, làm đường huyết tăng cao và gây ra nhiều biến chứng. Hãy sử dụng tỏi đen để đạt được hiệu quả giảm đường máu như mong muốn. Liên hệ hotline 0246.291.8086 hoặc để lại thông tin tại website để được biết cách sử dụng tỏi đen hợp lý nhất.
Tài liệu tham khảo
1.Lee, Young-Min và các cộng sự. (2009), “Antioxidant effect of garlic and aged black garlic in animal model of type 2 diabetes mellitus”, Nutrition research and practice. 3(2), tr. 156-161.