Thông thường chúng ta sẽ được nhận các đặc điểm trong bộ gen của ba mẹ có thể là trội lặn hình thành nên các đặc điểm hình thái như mắt, mũi, miệng… Thường thì các tính trạng bệnh di truyền xuất hiện do hình thành tổ hợp gen lặn từ bố và mẹ. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi ba hoặc mẹ bị mắc bệnh có thể truyền lại trực tiếp cho con cái sau này. Theo thống kê, có 12 loại ung thư có thể di truyền qua nhiều con đường khác nhau cho thế hệ sau.
Nội Dung
1. 12 loại ung thư có thể di truyền là những bệnh nào?
Ung thư là một bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của con người. Các loại ung thư thường xuất hiện do các nguyên nhân nhất định xuất hiện trong cuộc sống của người bệnh như ăn uống sinh hoạt, điều kiện việc làm, môi trường sống ô nhiễm.. Tuy nhiên khi ung thư bị di truyền lại là một trường hợp hết sức đau lòng. Các bệnh này có thể biểu hiện ngay từ khi sinh ra hoặc khi đến một độ tuổi quan trọng nào đó.
12 loại ung thư có thể di truyền
12 loại ung thư có thể di truyền được thống kê như sau:
- Ung thư buồng trứng.
- Ung thư dạ dày.
- Ung thư vú.
- Ung thư tuyến tiền liệt.
- Ung thư phổi tế bào nhỏ (1) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (2).
- Glioma.
- Ung thư đầu và cổ.
- Ung thư nội mạc tử cung.
- Ung thư thận.
- Glioblastoma.
- Bạch cầu myeloid cấp tính.
Khi bố mẹ mắc những bệnh này thường được di truyền lại cho thế hệ sau. Tuy nhiên, mức độ di truyền ở mỗi bệnh là khác nhau. Di truyền cao nhất là ung thư buồng trứng 19%, thấp là glioblastoma và bạch cầu myeloid cấp tính là 4%.
2. Cơ chế của 12 loại ung thư có thể di truyền
12 loại ung thư có thể di truyền, xét chung lại vẫn là di truyền bệnh của thế hệ trước cho thế hệ sau. Về cơ bản bệnh sẽ được truyền cho đời sau thông qua các con đường sau:
2.1. Bệnh di truyền do gen lặn
Nghĩa là bệnh hình thành do 2 gen mang tính trạng lặn. Một gen nhận được từ bố, 1 gen nhận được từ mẹ,. Hai gen này kết hợp với nhau và thông qua các t-ARN, m-ARN…biểu hiện thành bệnh. Khi ba mẹ mang gen lặn bất thường thì có xác suất con sinh ra cũng mắc bệnh là 25%.
Nếu ba mẹ không có bệnh nhưng ông bà lại mắc bệnh thì là do ông bà đã mang gen lặn và truyền gen lặn đó cho đời sau là ba mẹ, tuy nhiên thì vì chỉ có 1 gen nên không biểu hiện bệnh, và khi gen lặn của ba mẹ kết hợp với nhau chúng được tổ hợp phát triển thành bệnh ở con cái hoặc được truyền lại cho con cái mang gen lặn nhưng k biểu hiện bệnh.
Cơ chế hình thành của 12 loại ung thư có thể di truyền
2.2. Bệnh di truyền do gen trội
Bệnh gen lặn thì cần phải có sự tổ hợp của gen lặn mang bệnh ở bố (a) với gen lặn mang bệnh ở mẹ (a) hình thành nên bệnh. Tuy nhiên nếu gen mang bệnh lại nằm trên gen trội (A) thì chỉ cần một gen cũng có thể truyền bệnh cho con cái ở đời sau do tạo thành kiểu gen AA hay Aa. Mức độ mắc bệnh ở đời con lên đến 50%.
2.3. Bệnh di truyền nhận từ NST giới tính.
Nhiễm sắc thể (NST) giới tính là Y và X. Thông thường bệnh di truyền nằm trên gen X, gen lặn bất thường. Khi một bé nam có bộ NST giới tính là XY, trong đó X mang gen lặn gây bệnh thì sẽ biểu hiện bệnh cho con. Ngược lại gen mang bệnh nằm trên NST Y thì khi bố mắc bệnh sẽ truyền lại cho con trai – di truyền trực hệ.
2.4. Ngoài ra, bệnh di truyền còn do ba mẹ mang các gen đột biến, thừa-thiếu các nhiễm sắc thể. Và các gen đột biến này truyền lại cho con cái hình thành bệnh.
3. Cách xác định gen của 12 loại ung thư có thể di truyền
Do để di truyền được bệnh thì các gen mang bệnh của 12 loại ung thư có thể di truyền phải có trong gen của ba mẹ. Do đó khuyến cáo mọi người nên khám sức khỏe sinh sản để xét nghiệm các gen ung thư di truyền, biết được xác suất con cái sẽ bị mắc bệnh di truyền khi sinh con. Hoặc xét nghiệm gen ung thư trong cơ thể của chính bản thân.
Thông thường, xét nghiệm gen mang ung thư mẫu nước bọt của một người. Công nghệ phân tích gen AND sẽ tiến hành phân tích bộ gen để có được các thông tin và nguy cơ di truyền.
Xét nghiệm gen có thể xác định nguy cơ mắc 12 loại ung thư có thể di truyền
Khi phát hiện các gen mang bệnh ung thư có thể di truyền, người ta có thể tiến hành các biện pháp điều trị tầm soát ung thư hoặc chọn lọc gen, xây dựng kết hoạch chăm sóc sức khỏe… để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và giảm thiểu khả năng di truyền bệnh cho con cái đời sau.
4. Bạn nên làm gì đối với ung thư di truyền
Câu trả lời đó là sàng lọc sớm để ngăn chặn ung thư di truyền. Sàng lọc sớm, tầm soát ung thư vẫn được coi là “chìa khóa vàng” để phát hiện ung thư sớm, là một giải pháp hữu ích để ngăn chặn ung thư hiệu quả, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, nâng cao tỷ lệ chữa lành ung thư và giảm thiểu chi phí điều trị cho người bệnh.
Thực tế khám và điều trị hiện nay cho thấy, phần lớn các bệnh nhân ung thư đều đến khám trong tình trạng bệnh ung thư đã chuyển sang giai đoạn muộn, ngoài khối u chính được phát hiện thì đã phát sinh thêm tình trạng nổi hạch vùng và di căn sang các cơ quan khác. Chính vì vậy mà việc phát hiện chẩn đoán sớm bệnh ung thư có ý nghĩa quan trọng, nó quyết định tới các biện pháp can thiệp, kết quả điều trị và tiên lượng bệnh. Tức là ung thư phát hiện chẩn đoán sớm thì việc điều trị có kết quả tốt hơn.
Ngoài việc tầm soát ung thư, bạn nên giữ cho mình một tinh thần luôn luôn thoài mái, lạc quan, hoạt động thể dục thường xuyên, đều đặn, xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học tạo ra một nền tảng sức khỏe tốt nhất để ngăn ngừa ung thư phát triển. Nên hạn chế những hoạt động hay những thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư và tìm hiểu về những loại thực phẩm sử dụng hàng ngày ngăn ngừa ung thư tiến triển và di căn.
Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến tỏi đen và ung thư. Với hàm lượng chất chống oxy hóa rất cao đặc biệt là SAC (S-allylcysterin) cao gấp 5 lần tỏi tươi thông thường, tỏi đen đã được chứng minh giúp phòng ngừa và ngăn cản sự phát triển, di căn của nhiều loại ung thư.
Bên cạnh đó, với hơn 9000 trong 20000 công trình nghiên cứu về nghệ vàng và hoạt chất curcumin trong nghệ vàng, chắc chắn bạn cũng rất ngạc nhiên khi một loại thực phẩm, nói đúng hơn là một loại gia vị rất quen thuộc với cuộc sống của chúng ta như vậy lại có hiệu quả với rất nhiều loại tế bào ung thư như ung thư vú, ung thư máu, ung thư đầu cổ, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư miệng,…
Không chỉ ngăn cản sự hình thành phát triển, loại trừ khả năng xâm lấn, di căn của tế bào ung thư mà hoạt chất curcumin trong nghệ còn giảm thiểu những tác dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị ung thư chủ đạo như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị gây ra.
Đó là hai loại thực phẩm điển hình có lợi với căn bệnh ung thư, tuy nhiên, việc sử dụng sản phẩm hàng ngày với liều lượng hợp lý là bao nhiêu bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Như vậy dù là 12 loại ung thư có thể di truyền thì bằng các biện pháp y khoa chúng ta có thể đưa ra các phương án điều trị và phòng ngừa bệnh thích hợp. Việc có thể xác định gen của 12 loại ung thư có thể di truyền là một điều vô cùng quan trọng để tầm soát ngay từ đầu giúp phòng tránh hoặc đơn giản là có được các phương hướng để giảm mức độ hay trị khỏi bệnh từ ngay ban đầu.