Các bệnh về huyết áp ngày nay càng trở thành mối nguy cơ lớn trong xã hội, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của con người. Nếu bệnh không được điều trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng người bệnh. Chính vị vật việc duy trì một huyết áp chuẩn là một điều tuối quan trọng.
Vậy làm như thế nào để duy trì huyết áp chuẩn, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn thông tin này.
Nội Dung
1. Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực máu cần để tác động lên thành động mạch nhằm mục đích đưa máu đến nuôi các mô của cơ thể. Huyết áp được sinh ra do sự co bóp cơ tim và sức cản động mạch.
2. Thế nào là huyết áp chuẩn?
Về cơ bản, các chỉ số đo huyết áp gồm huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu (Hay còn gọi là tâm thu và tâm trương). Dựa vào hai trị số này để hiểu được thế nào là huyết áp chuẩn.
Ở người bình thường, huyết áp ban ngày sẽ cao hơn huyết áp ban đêm, huyết áp của chúng ta hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1 – 3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp đo được cao nhất từ 8 – 10 giờ sáng. Khi chúng ta vận động, hoặc hoạt động thể lực gắng sức, căng thẳng thần kinh hay chúng ta xúc động mạnh thì đều có thể khiến cho huyết áp tăng lên. Và theo chiều ngược lịa, khi cơ thể chúng ta được nghỉ ngơi, thư giãn thì huyết áp có thể hạ xuống.
Huyết áp chuẩn là bao nhiêu?
- Huyết áp chuẩn. Huyết áp tối đa < 120 mmHg, huyết áp tối thiểu < 80 mmHg thì khi đó được gọi là huyết áp chuẩn.
- Còn khi huyết áp tối đa từ 140 mmHg trở lên, hoặc huyết áp tối thiểu từ 90 mmHg trở lên thì khi đó có thể chẩn đoán là bệnh cao huyết áp.
- Khi giá trị nằm giữa huyết áp chuẩn và huyết áo cao: huyết áp tối đa từ 120 – 139 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu từ 80 – 89 mmHg thì gọi là tiền cao huyết áp.
- Huyết áp thấp (hay còn gọi là cao huyết áp) được chẩn đoán khi huyết áp tối đa dưới 100 mmHg
Huyết áp thay đổi tùy theo độ tuổi; chính vị vậy huyết áp chuẩn ở mỗi độ tuổi cũng khác nhau.
Dưới đây là bảng biểu thị huyết áp chuẩn của một số độ tuổi:
Độ tuổi |
Huyết áp chuẩn (mmHg) |
Trẻ sơ sinh < 12 tháng |
75/50 |
1-13 |
80/55 |
13-15 |
95/60 |
15-19 |
117/77 |
20-34 |
120/81 |
35-44 |
123/83 |
50-59 |
129/95 |
3. Nhận biết khi nào vượt quá mức huyết áp chuẩn?
Khi mà huyết áp vượt qua mức huyết áp chuẩn, hay còn được gọi là cao huyết áp, một số triệu chứng hay gặp được biểu hiện ra bên ngoài nhìn thấy được sau đây: Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, hồi hộp, nóng bừng mặt,… Ngoài ra còn thấy một số dấu hiệu nặng hơn như đau tim, thở gấp, mặt đỏ, tái nhợt, hốt hoảng…. Tuy vậy, một số trường hợp sau khi đi khám mới thấy huyết áp mình đã vượt quá huyết áp chuẩn mà lại không có biểu hiện gì cụ thể.
Bạn cũng nên nắm bắt một số yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp. Thông thường, chia thành 2 nhóm yếu tố có ảnh hưởng đến huyết áp chính là yếu tố bên trong cơ thể và yếu tố bên ngoài cơ thể. Yếu tố bên trong cơ thể ảnh hưởng đến huyết áp như:
- Sức co bóp của tim: đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến huyết áp. Tim của chúng ta đập càng nhanh thì áp lực máu lên thành động mạch càng lớn từ đó thì huyết áp sẽ tăng cao và ngược lại.
- Sức cản của động mạch: độ co giãn, đàn hồi của động mạch tốt sẽ giúp cho huyết áp ổn định. Nếu thành mạch đàn hổi kém, nhất là trong xơ vữa động mạch, sự lưu thông của máu sẽ khó khăn hơn, sức cản động mạch càng lớn thì càng dẫn đến nguy cơ huyết áp cao.
- Lượng máu: nếu lượng máu trong cơ thể thấp thì không đủ để tạo áp lực lên thành mạch dễ có nguy cơ huyết áp thấp.
- Tư thế ngồi: tư thế ngồi hoặc đứng có thể làm ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp trung bình của mỗi người. Yếu tố này ít người để ý đến.
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt: chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày có sự ảnh hưởng đến huyết áp và ảnh hưởng đến nhiều bệnh lý khác như ăn mặn, nhiều dầu dỡ, uống rượu bia, thuốc lá,…
- Sinh hoạt không điều độ hay làm việc căng thẳng, thường xuyên thức khuya và bạn ít tập thể dục, đó cũng là những yếu tố nguy cơ khiến cho huyết áp của chúng ta không ổn định. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, con người sống gấp, bị cuốn vào guồng xoay công việc, nhiều khi không để ý đến chế độ sinh hoạt của mình, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bản thân.
4. Một số mẹo hay giúp duy trì huyết áp chuẩn
4.1. Chăm chỉ tập thể dục thể thao
Có lẽ đã quá nhiều người nghe đến việc này rồi, ai cũng biết rằng tập thể dục mang lại cực kì nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tập thể dục không chỉ ngăn ngừa bệnh tật mà còn giúp chúng ta kiểm soát tốt cân nặng. Một lịch trình tập luyện phù hợp sẽ giúp huyết áp của bạn luôn nằm trong huyết áp chuẩn.
Lựa chọn một môn thể dục yêu thích để có thể giúp bạn gắn bó được với nó một cách lâu dài, điển hình như: chạy bộ, đi bộ, đạp xe, bơi lội là những lựa chọn hợp lí. Bạn có thể tìm thêm những người có cùng mục đích luyện tập như mình tạo hành một nhóm sẽ tạo thành động lực nhiều hơn nữa.
Tập thể dục thể thao giúp duy trì huyết áp chuẩn
Tập luyện ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần để có thể đạt được hiệu quả như mong muốn, kết quả là huyết áp bạn luôn là huyết áp chuẩn. Việc tập thể dục thường xuyên, không chỉ giúp cho việc luôn giữ được chỉ số huyết áp tiêu chuẩn mà giúp cho cơ thể dẻo dai, xây dựng một nền tảng sức khỏe tốt hơn, nâng cao sức đề kháng để phòng ngừa bệnh tật.
4.2. Tích cực giảm tình trạng thừa cân
Thường thì huyết áp cao cũng có thể do nguyên nhân về cân nặng, điển hình là thừa cân. Rất nhiều loai thực phẩm chứa nhiều những chất không lành mạnh trong cơ thể.
Vì vậy, muốn huyết áp trở về huyết áp chuẩn thì cần thiết phải giảm cân. Tập thể dục thường xuyên kết hợp với giảm lượng calo từ khẩu phẩn ăn sẽ giúp bạn thành công trong việc ổn định trọng lượng và huyết áp.
Giảm cân là một cách duy trì huyết áp chuẩn tốt
4.3. Ăn uống các thực phẩm lành mạnh
Thực phẩm lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe theo nhiều cách khác nhau. Nên việc bổ sung nhiều nhóm thực phẩm là một việc cần thiết. Chế độ ăn nên phong phú như trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc và sữa ít béo sẽ giúp kiểm soát tốt lượng calo và chất béo đưa vào cơ thể.
Như vậy huyết áp chuẩn luôn được duy trì mà không cần thiết phải dùng thuốc.
4.4. Điều chỉnh lượng muối
Người Việt Nam thực chất sử dụng quá thừa muối trong một bữa ăn.
Muối có một tác động vô cùng quan trọng đến huyết áp bạn. Thừa muối sẽ dẫn tới huyết áp vượt huyết áp chuẩn; chính vì vậy việc giảm lượng muối trong cơ thể khi huyết áp đã tăng cao là một việc tối quan trọng.
Hạn chế sử dụng các thực phẩm đồ ăn nhanh, thịt chiên rán chế biến sẵn vì thường trong những loại thực phẩm này chứa hàm lượng muối vô vùng cao.
4.5. Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng Kali
Điều này giúp huyết áp của bạn luôn nằm trong huyết áp chuẩn. Thiếu hụt kali thì không có lợi cho sức khỏe nhưng thừa kali lại có thể dẫn tới đau tim.
Khoai tây, khoai lang, chuối, bí chứa rất nhiều kali.
Như vậy việc duy trì huyết áp chuẩn là một việc vô cùng quan trọng, nếu huyết áp bạn luôn nằm trong ngưỡng huyết áp chuẩn thì khi đó sức khỏe mới được đảm bảo. Mong các bạn luôn tìm được cách hợp lí để duy trì được huyết áp chuẩn, bảo vệ sức khỏe cho gia đình cũng như chính bản thân.