Tiểu đường (hay đái tháo đường) đây là một chứng bệnh mạn tính với nhiều biến chứng nghiêm trọng và phổ biến như biến chứng về thần kinh, mắt, tim mạch, thận,.. Ngày nay, tiểu đường đang có xu hướng trẻ hóa tức là xuất hiện ở nhiều người trẻ hơn, số lượng mắc bệnh ngày càng tăng, khiến nó trở thành một nỗi lo của toàn xã hội. Vậy tiểu đường là bệnh gì? Những điều gì cần biết về căn bệnh này?
Nội Dung
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh đái tháo đường là 1 tình trạng rối loạn chuyển hóa của cơ thể, có đặc trưng là lượng đường trong máu tăng cao và cao hơn so với mức bình thường. Nguyên nhân là do nồng độ insulin trong máu không ổn định (thừa hoặc thiếu insulin), khiến quá trình chuyển hóa đạm, đường, mỡ trong cơ thể bị rối loạn.
Khi mắc bệnh đái tháo đường, cơ thể người bệnh không thể chuyển hóa chất bột đường từ thức ăn để tạo ra năng lượng, lâu dần sẽ gây tích tụ đường trong máu, khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nếu lượng đường trong máu không được giảm về mức ổn định, lâu dần có thể gây nên các bệnh lý về tim mạch và tổn thương ở các cơ quan khác như thần kinh, thận, mắt,..
Dựa vào diễn biến và đặc điểm của bệnh, người ta chia tiểu đường làm 3 loại chính:
- Tiểu đường tuýp 1.
- Tiểu đường tuýp 2.
- Tiểu đường thai kỳ.
2. Triệu chứng giúp phát hiện sớm bệnh tiểu đường
Các dấu hiệu để nhận biết bệnh tiểu đường sẽ thay đổi tùy theo loại bệnh, đôi khi các triệu chứng rất nhẹ hoặc không rõ ràng, khiến người bệnh khó phát hiện, chỉ đến khi bệnh xuất hiện biến chứng mới thăm khám và bắt đầu điều trị.
2.1. Triệu chứng tiểu đường tuýp 1
Các triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 đa phần diễn biến rất nhanh, thường xuất hiện trong vài ngày/tuần với các triệu chứng điển hình như:
- Thấy mệt và đói.
- Khát nước thường xuyên.
Khát nước thường xuyên là dấu hiệu của tiểu đường
- Đi tiểu nhiều.
- Miệng khô, da ngứa.
- Sụt cân không chủ ý.
- Thị lực giảm sút.
- Có thể thay đổi tâm trạng ở một số người bệnh.
2.2. Triệu chứng giúp phát hiện tiểu đường tuýp 2
Đối với tiểu đường tuýp 2, bệnh thường tiến triển âm thầm và phát triển trong thời gian dài. Do đó, triệu chứng của người bệnh thuộc tuýp này thường không rõ ràng như tuýp 1 nên bệnh khó phát hiện.
Thường thì tiểu đường tuýp 2 hay được phát hiện một cách vô tình khi xét nghiệm glucose máu hay phát hiện qua những biến chứng (như vết thương lâu lành,..).
Một số dấu hiệu đáng chú ý để phát hiện tiểu đường tuýp 2 sớm như:
- Hay cảm thấy đói và khát nước
- Đi tiểu nhiều
- Mờ mắt
- Mệt mỏi
- Vết loét chậm lành
Tiểu đường tuýp 2 cũng gây nên nhiễm trùng do glucose máu tăng cao, khiến cơ thể suy giảm sức đề kháng (như nhiễm trùng tiểu, lao phổi,..).
2.3. Triệu chứng thường gặp ở tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ có thai khi mắc tiểu đường thường không có dấu hiệu rõ ràng. Bệnh thường được phát hiện khi sản phụ thực hiện xét nghiệm đường huyết hoặc dung nạp glucose. Các xét nghiệm này thường được tiến hành từ tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ, trước đó sản phụ chưa mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2.
Một số trường hợp, phụ nữ có thai mắc tiểu đường sẽ khát nước và đi tiểu hơn so với bình thường.
3. Biến chứng của tiểu đường
Các biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường gồm:
- Mạch máu: Glucose máu tăng cao kéo dài có thể khiến mạch máu bị tổn thương.
Nếu tổn thương ở những mạch máu lớn sẽ gây ra tai biến mạch máu não, tổn thương mạch vành, nhồi máu cơ tim, hẹp động mạch các chi, thậm chí gây tắc mạch máu và cuối cùng dẫn đến hoại tử ở chi.
Biến chứng của tiểu đường
Nếu tổn thương xảy ra ở những mạch máu nhỏ có thể gây rối loạn hoạt động ở các cơ quan như võng mạc mắt, thận, thần kinh ngoại biên. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận mãn, giảm thị lực, dị cảm ở chi dưới, nặng có thể phải chạy thận hay ghép thận nhân tạo, mù lòa,..
- Hô hấp: Tiểu đường dẫn dễ dẫn đến viêm phế quản và viêm phổi do bội nhiễm vi khuẩn.
- Tiêu hóa: Bệnh nhân có thể bị rối loạn chức năng gan, viêm nướu quanh răng, tiêu chảy, viêm loét dạ dày,..
- Da: Người bệnh có thể cảm thấy ngứa da, hoặc bị mụn nhọt, xuất hiện u màu vàng ở gan bàn chân, mông, bàn tay, viêm mủ da,…
- Bệnh Alzheimer: Thường gặp ở tiểu đường tuýp 2
Các biến chứng thường gặp của tiểu đường thai kỳ gồm:
- Tiền sản giật
- Tiểu đường thai kỳ tái phát ở lần mang thai sau
4. Chế độ ăn của người tiểu đường
4.1. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người tiểu đường
- Cung cấp đủ chất đạm, vitamin, các khoáng chất, chất béo, bột và đủ nước cho cơ thể.
- Không làm lượng đường trong máu tăng cao sau bữa ăn
- Không làm lượng đường trong máu hạ lúc xa bữa ăn
- Duy trì thể lực bình thường
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Không làm các yếu tố nguy cơ về tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thận,.. tăng.
- Phù hợp với thói quen của người tiểu đường
4.2. Chế độ ăn dành cho người tiểu đường
- Chia thức ăn làm nhiều bữa trong ngày, ngoài 3 bữa chính nên bổ sung thêm các bữa phụ. Việc chia nhỏ bữa ăn có tác dụng ổn định đường huyết, khiến lượng đường trong máu không hạ thấp khi đói và không tăng cao sau ăn
- Lựa chọn những thực phẩm có chỉ số GI (chỉ số đường huyết) thấp như: rau xanh, gạo lứt, khoai củ, hoa quả ít ngọt (ổi, táo, cam, thanh long,bưởi,…)
Lựa chọn những thực phẩm có chỉ số GI thấp
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều đường như nước ngọt, sứa có đường, bánh kẹo, hoa quả ngọt (như nhãn, chuối, xoài, na, mít,..)
- Khi chế biến thức ăn không nên cắt/thái quá nhỏ, hạn chế việc nấu hay ninh thức ăn quá nhừ. Vì nếu làm vậy thức ăn sẽ được hấp thu một cách nhanh chóng, khiến đường huyết tăng nhanh sau ăn và hạ thấp khi đói.
- Đối với người tiểu đường, cân năng là yếu tố cần phải được theo dõi thường xuyên để có thể điều chỉnh chế độ ăn một cách phù hợp nhất.
- Trong bữa ăn hàng ngày, người tiểu đường vẫn cần được cung cấp đủ các chất cần thiết cho cơ thể như chất béo,chất đạm, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị đái tháo đường như loại thực phẩm rất được ưa chuộng và phổ biến hiện nay là tỏi đen. Nhiều nghiên cứu khoa học đã được thực hiện và chứng minh sử dụng tỏi đen một cách thường xuyên và đều đặn có hiệu quả trong ổn định lượng đường trong máu, thêm vào đó, nó còn giúp giảm các biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Nhiều người quan ngại rằng tỏi đen có vị ngọt, vậy thì sử dụng tỏi đen có ảnh hưởng gì đến đường huyết của bệnh nhân đái tháo đường hay không. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng không những không ảnh hưởng gì, mà như chia sẻ ở trên, tỏi đen còn rất giúp ích đối với việc điều trị đái tháo đường của bạn. Đường tạo ra vị ngọt trong tỏi đen là đường fructose, đây là một loại đường hoa quả, không có ảnh hưởng gì với bệnh đái tháo đường.
Không chỉ có ích đối với bệnh đái tháo đường, sử dụng tỏi đen hàng ngày còn mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe khác với hàm lượng chất chống oxy hóa cao, tỏi đen giúp phòng chống rất nhiều loại ung thư, thậm chí là giảm mỡ thừa khi bị béo phì, tỏi đen giúp xây dựng một hệ miễn dịch tự nhiên khỏe mạnh hơn, tạo nền tảng sức khỏe tốt phòng tránh được nhiều loại bệnh,…
Mong bài viết trên đây của Kochi có thể cung cấp cho mọi người những thông tin bổ ích về tiểu đường và những điều cần biết về căn bệnh này. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay hotline 0246.291.8086 hoặc để lại thông tin của bạn để được tư vấn.