Mỡ máu cao là 01 trong những bệnh phổ biến hiện nay. Nó được coi như một sát thủ thầm lặng do bệnh tiến triển một cách âm thầm với triệu chứng bệnh không rõ ràng, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ mang lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Vậy có những Nguyên nhân mỡ máu cao nào? Mọi người hãy tìm hiểu cùng Kochi qua những thông tin dưới đây nhé!
Nội Dung
1. Mỡ máu cao là bệnh gì?
Mỡ máu cao là bệnh gì?
Mỡ máu cao (hay máu nhiễm mỡ) là tình trạng rối loạn chuyển hóa của lipid trong máu. Bệnh đặc trưng bởi tỷ lệ mỡ gây hại (LDL) tăng cao và mỡ bảo vệ (HDL) cơ thể giảm. Người bệnh thực hiện xét nghiệm máu được chẩn đoán mắc mỡ máu cao khi thấy các chỉ số sau vượt mức ăn toàn:
– Cholesterol toàn phần vượt mức 6,2 mmol/L.
– LDL-cholesterol vượt mức 4,1 mmol/L.
– Triglyceride vượt mức 2,3 mmol/L.
– HDL-cholesterol thấp hơn 1 mmol/L
2. Nguyên nhân mỡ máu cao
Những nguyên nhân mỡ máu cao phổ biến như:
2.1. Tiêu thụ nhiều chất béo xấu
Chế độ ăn với nhiều thực phẩm giàu chất béo xấu là một trong những nguyên nhân mỡ máu cao hàng đầu. Những thực phẩm trong danh sách này gồm:
– Thực phẩm chứa chất béo bão hòa: trứng, sữa, thịt bê, thịt lợn,…
– Thực phẩm giàu chất béo: thức ăn chứa bơ, thực phẩm đóng hộp, cacao, dầu dừa…
Trên thực tế, sau khi ăn từ 2 đến 3 giờ, chất béo có trong thức ăn sẽ được hệ tiêu hóa hấp thụ gây tăng lượng lipid máu, cao nhất vào khoảng 4 đến 6 giờ sau ăn. Thời gian và mức độ khiến mỡ máu tăng cao sẽ phụ thuộc vào chất béo vừa được nạp vào cơ thể, mức độ chuyển hóa, hoạt tính men tiêu hóa, cường độ hoạt động của hệ tiêu hóa,…
2.2. Béo phì, thừa cân
Nguyên nhân mỡ máu cao
Béo phì hay thừa cân sẽ làm tăng nguy cơ mắc mỡ máu cao, do lượng cholesterol xấu trong máu lớn. Hơn nữa, khi thừa cân hay béo phì thì lượng mỡ dư thừa sẽ tích tụ vào vùng bụng và các tạng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cũng như các hoạt động sống của cơ thể.
2.3. Ít vận động
Ít vận động là thói quen xấu của giới trẻ ngày nay, đây cũng là một trong những nguyên nhân mỡ máu cao phổ biến, làm tăng tỉ lệ người trẻ mắc bệnh. Lười vận động sẽ làm lượng lipoprotein xấu trong máu tăng và lượng cholesterol tốt giảm.
Do vậy, để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, mọi người nên tránh nằm hay ngồi 1 chỗ trong một thời gian dài, nên tập thể dục ít nhất 1 tiếng mỗi ngày.
2.4.Căng thẳng, stress kéo dài
Luôn cảm thấy áp lực, tâm lý căng thẳng kéo dài cũng là 1 trong những nguyên nhân gây nên mỡ máu cao. Bệnh xảy ra do khi gặp tình trạng này, mọi người thường có xu hướng ăn nhiều, nhất là những đồ ăn ngọt nhiều đường hay đồ chiên rán, lắm dầu mỡ.
Những người mệt mỏi với công việc, cuộc sống, người áp lực thường có xu hướng không hoặc ít vận động, có thói quen sử dụng thuốc lá, chất kích thích, rượu bia để giải tỏa cảm xúc, khiến nồng độ cholesterol xấu tăng cao.
2.5. Giới tính và tuổi tác
Trong độ tuổi từ 15 đến 45 tuổi, nồng độ mỡ trong máu ở nữ giới thường thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, sau độ tuổi này, do lượng hormone Estrogen suy giảm khiến quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể gặp vấn đề, triglycerid và cholesterol xấu ở nữ giới tăng cao, gây nên các nguy cơ về xơ vữa động mạch và máu nhiễm mỡ.
2.6. Yếu tố di truyền
Các nghiên cứu khoa học của đã chứng minh rằng, những người có người thân trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh, chị, em bị mỡ máu cao thì nguy cơ mắc bệnh này cũng cao hơn bình thường.
2.7. Do các bệnh khác
Những người mắc các bệnh lý như tiểu đường, rối loạn hoạt động của tuyến giáp… sẽ có nguy cơ mắc mỡ máu cao hơn người khỏe mạnh.
3. Triệu chứng của bệnh
Mỡ máu cao không có triệu chứng điển hình nên bệnh nhân khó có thể nhận biết bệnh sớm. Nhiều trường hợp bệnh nhân phát hiện ra mình mắc mỡ máu cao khi khám sức khỏe tổng quát hoặc khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng. Đặc biệt, mỡ máu cao ở người trẻ thường rất khó nhận biết hơn so với người cao tuổi, do nó thường diễn biến trong thầm lặng.
Khi bị mỡ máu cao, người bệnh có thể có những biểu hiện như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, đau tức ngực, thở gấp… Bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối sẽ có thể có những biến chứng nghiêm trọng như: đau tim, huyết áp cao, xơ vữa động mạch..
Một số trường hợp sẽ có ban vàng dưới da.
4. Tác hại của mỡ máu cao
Mỡ máu cao nếu không được phát hiện và tiến hành điều trị sớm có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng, đe dọa tới sức khỏe của người bệnh. Một số tác hại điển hình của mỡ máu cao như:
4.1. Đau và tê chân
Khi lượng mỡ tồn tại trong máu vượt ngưỡng cho phép sẽ hình thành lớp chất trong lòng mạch. Khi lớp chất này di chuyển đến động mạch ngoại biên sẽ gây cảm giác đau và tê, làm gia tăng việc nhiễm trùng ở chân và bàn chân, làm ảnh hưởng đến việc di chuyển bình thường của người bệnh.
4.2. Tiểu đường tuýp 2
Bệnh mỡ máu cao có thể gây ra tiểu đường tuýp 2
Đây là 1 trong những biến chứng đặc biệt nguy hiểm của bệnh mỡ máu cao. Bệnh mỡ máu cao có thể gây ra tiểu đường tuýp 2 và ngược lại. Khi chỉ số triglyceride trong máu tăng cao sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
4.3. Gan nhiễm mỡ
Máu nhiễm mỡ sẽ khiến nồng độ triglyceride tăng và làm tăng khả năng mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Gan nhiễm mỡ là 1 trong những nguyên nhân của bệnh gan mạn tính như xơ gan, viêm gan, ung thư gan…
4.4. Cao huyết áp
Mỡ máu cao, tiểu đường và cao huyết áp là 3 bệnh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỡ máu cao sẽ tác động xấu đến huyết áp, gây huyết áp tăng cao.
4.5. Đột quỵ
Yếu tố chính của đột quỵ chính là do triglyceride tăng, gây ảnh hưởng đến lượng máu cần thiết cung cấp cho não. Do đó, khi mắc mỡ máu cao người bệnh có thể đột quỵ bất cứ khi nào.
4.6. Các bệnh tim mạch
Rối loạn chuyển hóa trong cơ thể kết hợp với các chỉ số cholesterol, LDL, triglycerid tăng sẽ khiến nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch tăng gấp đôi.
4.7. Viêm tụy
Viêm tụy là 1 trong những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi bị mỡ máu cao. Nguyên nhân là do lượng triglycerid tăng mạnh gây sưng tuyến tụy, viêm tụy.
5. Cách điều trị của bệnh
Hiện nay, việc điều trị mỡ máu cao chủ yếu với 2 mục đích là ngăn ngừa biến chứng và cải thiện triệu chứng của bệnh. Giải pháp được các chuyên gia đưa ra gồm sử dụng thuốc và có chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh.
5.1. Điều trị bằng thuốc
04 loại thuốc thường dùng để giảm nồng độ cholesterol trong máu, gồm:
– Statins
– Niacin
– Nhựa gắn acid mật
– Các dẫn xuất acid fibric
Khi các nguyên nhân mỡ máu cao được giải quyết, người bệnh cần giảm liều hay dừng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
5.2. Điều trị bằng chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh
Nguyên nhân mỡ máu cao là do chế độ ăn uống không khoa học, di truyền hay rối loạn chuyển hóa. Do vậy, để phòng cũng như điều trị mỡ máu cao thì chế độ ăn uống sẽ đóng vai trò chủ chốt. Cụ thể là:
– Chế độ ăn uống:
Chế độ ăn uống khoa học giúp điều trị nguyên nhân mỡ máu cao
- Tránh những thực phẩm chứa lượng lớn chất béo và cholesterol như thịt lợn xông khói, bơ. Nên dùng dầu thực vật như dầu oliu, dầu đậu nành… thay vì dùng mỡ động vật.
- Hạn chế ăn kẹo dẻo, bánh quy, đồ ăn vặt, bánh kem, hamburger…
- Nên dùng mỗi ngày khoảng 150 đến 200g thịt, cá; không ăn quá 03 quả trứng 1 tuần và nên dùng cách ngày.
- Không ăn nội tạng, da của gia cầm, thịt mỡ; nên thay bằng đạm thực vật (như đậu tương).
- Sử dụng những loại sữa không đường hay ít đường, sữa đã tách bơ, hạn chế phomai, kem…
- Hạn chế/không dùng rượu bia, thuốc lá trong quá trình điều trị mỡ máu cao.
- Tăng cường bổ sung rau và trái cây vào bữa ăn.
– Tập thể dục với cường độ thích hợp và tập thường xuyên. Các bài tập rèn sức bền như chạy xe đạp, chạy, đi bộ, yoga.. sẽ giúp giảm nguy mắc mỡ máu cao, các bệnh về tim mạch, giúp hạ huyết áp đối với những người cao huyết áp, giảm stress, giảm cân, giúp chắc khỏe xương.
Tập thể dục sẽ giúp điều trị mỡ máu cao
Trên đây là những thông tin về bệnh mỡ máu cao và nguyên nhân mỡ máu cao. Mong qua bài viết 7 nguyên nhân mỡ máu cao trên có thể giúp mọi người biết được nguyên nhân gây bệnh để có thể tìm ra giải pháp phù hợp cho bệnh của mình.