Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi là một vấn đề rất được quan tâm đối với những người đang mắc căn bệnh này. Để đạt được kết quả điều trị tối ưu, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp. Hãy cùng tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi qua bài viết dưới đây.
Nội Dung
1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi
Khi bị ung thư phổi, các khối u ác tính sẽ làm thay đổi chuyển hoá bình thường của cơ thể, khiến cơ thể phải tiêu hao nhiều năng lượng hơn bình thường để nuôi dưỡng các tế bào ung thư, nhưng các tế bào và mô bình thường của cơ thể thì lại bị phá huỷ dần.
Theo thống kê của hiệp hội ung thư, có tới 30% bệnh nhân ung thư phổi chết vì bị suy kiệt thể lực trước khi chết vì bệnh ung thư. Như vậy, dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi là rất quan trọng giúp người bệnh có đủ sức khỏe để có thể tiếp tục thực hiện các phương pháp điều trị chính.
Thực tế, đã có rất nhiều bệnh nhân không thể theo được hết phác đồ điều trị ung thư phổi do thể lực đã bị suy giảm trầm trọng. Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và làm giảm cơ hội cũng như thời gian sống của người bệnh. Bên cạnh đó, nó cũng làm tăng tỉ lệ biến chứng, di căn và dẫn đến tình trạng tử vong của bệnh nhân ung thư phổi.
Hiện nay, đang có rất nhiều bệnh nhân ung thư có quan niệm sai lầm trong ăn uống. Nhiều người nhịn ăn để tế bào ung thư không phát triển, dẫn đến bị đói mà chết. Nhưng thực tế rằng ngay cả khi bệnh nhân ung thư không ăn gì thì tế bào ung thư vẫn sinh sôi và phát triển. Khi cơ thể kiệt sức chết đói thì tế bào ung thư vẫn sống.
Bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng cần phải hiểu rằng đây là cuộc chiến lâu dài nên phải có sức khỏe tốt mới có thể chiến thắng được ung thư. Mà để có sức khỏe tốt thì người bệnh phải được ăn uống tốt, tâm lý vui vẻ thì cơ thể mới nâng cao miễn dịch để chống chọi lại căn bệnh quái ác này.
Vì vậy việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi trước, trong và sau quá trình điều trị là rất cần thiết để tăng cường thể lực cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân ung thư phổi có cảm giác sống khoẻ hơn.
2. Những nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư phổi cho rằng không được ăn các chất bổ như thịt gà, thịt bò, thịt lợn, trứng, sữa…vì đó là nguồn dinh dưỡng tốt nuôi khối u, các tế bào ác tính phát triển mạnh hơn.
Sự thật là để có sức điều trị ung thư, người bệnh cần phải ăn uống tốt. Vì vậy việc ăn uống đầy đủ và thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi là rất quan trọng. Thức ăn dinh dưỡng tốt sẽ giúp hệ thống miễn dịch tốt hơn, đặc biệt là những bệnh nhân ung thư gia đoạn cuối suy nhược cơ thể thì càng phải ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Việc khối u phát triển to hay không là do tiến triển của bệnh.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà ăn những thức ăn quá bổ dưỡng làm cho cơ thể khó tiêu hóa, khiến cơ thể mệt mỏi. Nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi cần đảm bảo đủ chất, đủ lượng và phù hợp vời từng giai đoạn của bệnh.
- Duy trì cân nặng: Người bệnh sẽ bị giảm cân do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị bệnh. Phải thường xuyên theo dõi cân nặng mỗi ngày một cách chặt chẽ.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, gồm protein, tinh bột, vitamin, khoáng chất và nước.
- Không nhịn ăn, giảm ăn, mà chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa giúp dễ tiêu hóa và đảm bảo cung cấp đủ năng lượng.
- Lựa chọn các đồ ăn dễ tiêu hóa.
- Bệnh nhân ung thư phổi đang xạ trị hoặc hóa trị nếu thấy xuất hiện phản ứng ở đường tiêu hóa, tiêu chảy hoặc chán ăn thì nên ăn uống thanh đạm, dùng các thức ăn tươi mới, ít có dầu mỡ, dùng đồ bổ vừa phải.
- Nên tránh các thực phẩm làm cho tác dụng phụ điều trị ung thư phổi tồi tệ hơn.
3. Những thực phẩm tốt cho người mắc ung thư phổi
3.1. Trái cây và rau xanh
Trái cây và rau xanh chứa nhiều Carbohydrates sản sinh năng lượng chính cho cơ thể, giúp tăng cường vitamin A và C, chất chống oxy hóa có thể chống lại ung thư và các loại khoáng chất cần thiết để giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Trái cây và rau xanh rất tốt cho bệnh nhân ung thư phổi
Một số loại rau xanh tốt như: Cải xoong, rau chân vịt, rau mùng tơi, cải bắp, rau bina, cà rốt, cải bắp, hành tây, quả lê.
3.2. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu chất xơ và chất dinh dưỡng, vitamin B,E,D, khoáng chất và đặc biệt là chất chống oxy hóa trong ngũ cốc nguyên hạt đã có tác dụng giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tuổi tác, phải kể đến như bệnh tim mạch và ung thư.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt nên dùng cho bệnh nhân ung thư phổi
Các loại hạt ngũ cốc tốt cho sức khỏe như: yến mạch, đậu phộng, đậu nành, đầu đen, hạt điều, hạt kê, đậu xanh, hạnh nhân, quả óc chó, mè đen…
3.3. Các sản phẩm từ sữa
Các chế phẩm từ sữa như sữa có đường hoặc không đường, phô mai, sữa chua cung cấp canxi và protein, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn nên khuyến khích người bệnh sử dụng sữa trong các bữa ăn phụ để cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
3.4. Thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
Người bệnh ung thư phổi nên ăn nhạt, tránh ăn mặn vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Có thể ăn các thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm dễ tiêu hóa như: cháo, súp,…
3.5. Thực phẩm giàu protein
Người bệnh ung thư phổi có thể bị ho ra máu, dẫn đến thiếu máu. Vì vậy, một chế độ ăn uống hợp lý cho bệnh nhân cần được bổ sung thêm thực phẩm nhiều đạm như các loại sữa ít béo và sản phẩm từ sữa như kem, phô mai, sữa chua,.
3.6. Chất béo thực vật
Chất béo thực vật là nguồn chất béo rất tốt cho cơ thể. Nó giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ dưỡng chất và ngăn ngừa hiện tượng giảm cân bất thường ở bệnh nhân ung thư phổi.
Một số nguồn chất béo thực vật rất dồi dào như: dầu ô liu, bơ, dầu hạt cải, dầu đậu phộng,…
4. Những thực phẩm không tốt cho người mắc ung thư phổi
4.1. Không hút thuốc lá và uống thức uống có cồn như rượu bia
Thuốc lá và các thức uống có cồn là “thủ phạm chính” dẫn đến bệnh ung thư phổi. Chúng cũng góp một phần trong quá phát triển kích thước khối u phổi ác tính. Đây là điều cấm kỵ và tuyệt đối phải tránh trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi.
4.2. Tránh ăn hải sản
Vị tanh của hải sản có thể làm tăng lượng đờm trắng trong cổ họng, khiến quá trình hô hấp càng trở nên khó khăn, tình trạng bệnh xấu đi và dẫn tới sức khỏe người bệnh suy giảm. Vì vậy, các loại tôm, cua, cá, hàu, bề bề, ghẹ… nên hạn chế sử dụng.
4.3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhiều dầu mỡ làm người bệnh xuất hiện nhiều dịch đờm trắng, lượng cholesterol trong máu tăng cao hơn. Ngoài ra nó làm tăng cảm giác đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, làm ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, và khả năng hô hấp của người bệnh ung thư phổi.
2.4. Đồ nướng, đồ hun khói
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những loại thực phẩm hun khói và đồ nướng ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe và việc điều trị bệnh ung thư phổi. Chúng có chứa các amin dị vòng và hydrocarbon thơm đa vòng – một loại chất có khả năng gây ung thư rất cao. Vì vậy trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi, hạn chế nhất có thể dùng đồ nướng và đồ hun khói.
Đồ nướng hun khói không tốt cho sức khỏe bệnh nhân ung thư phổi
2.5. Các thực phẩm sinh đờm
Người bị ung thư phổi sẽ ho rất nhiều do có nhiều đờm. Tuyệt đối không được dùng đồ uống lạnh. Cần kiêng các thực phẩm như khoai lang, lạc vì sẽ gây nhiều đờm làm cho bệnh nhân ho nhiều và mệt mỏi hơn.
Nếu người bệnh bụng trướng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng và nhầy, phải hạn chế dùng hoặc kiêng dùng sữa bò, đường, dưa muối, trái cây sống lạnh, các thức ăn dầu mỡ ngậy béo để tránh trợ hàn thấp và sinh đờm.
2.6. Các thực phẩm gây ho
Nếu trong đờm có lẫn máu hoặc khạc ra máu thì ngoài việc kiêng kỵ các thực phẩm trên, bệnh nhân còn phải kiêng các đồ ăn thô ráp và cấm dùng đồ rán, nướng, quay, hun…vì có thể gây ho nhiều cho bệnh nhân.
Hy vọng bài viết này đem lại những thông tin hữu ích cho bạn, giúp bạn xây dựng được một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi.
Nếu bạn có bất cứ điều gì cần trao đổi thêm, hãy liên hệ với KOCHI để được giải đáp sớm nhất nhé!
Hotline: 024 6291 8086
Fanpage: Tỏi đen Kochi