Bất kì sự tăng hay tụt huyết áp so với ngưỡng bình thường của huyết áp đều là dấu hiệu cảnh báo cho sự nguy hiểm của những căn bệnh tiềm tàng mang lại hậu quả vô cùng xấu đối với sức khỏe người bệnh. Trong đó, số người mắc bệnh tụt huyết áp ngày càng gia tăng hơn nữa và xuất hiện chủ yếu ở người già. Từ đó, tất yếu dẫn đến nhu cầu phải biết được về các dấu hiệu tụt huyết áp.
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn 10 dấu hiệu tụt huyết áp cũng như các lời khuyên từ chuyên gia, các bác sĩ để có thể nhận biết và phòng ngừa căn bệnh này một cách hiệu quả nhất.
Nội Dung
1. Thế nào là bệnh tụt huyết áp?
Thông thường, khi nói về huyết áp, người ta thường nghĩ ngay đến hai thông số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Với một người trưởng thành sức khỏe bình thường thì huyết áp sẽ nằm trong khoảng từ 120/80 mmHg (với 120 mmHg là huyết áp tâm thu còn 80 mmHg là huyết áp tâm trương).
Trường hợp tụt huyết áp là khi huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg trong điều kiện huyết áp được đo ở trạng thái nghỉ ngơi. Nếu trị số huyết áp như vậy là đã được cho là mắc bệnh huyết áp thấp rồi.
Một người trưởng thành khỏe mạnh bình thường khi đo thấy huyết áp thấp thường không thấy có dấu hiệu tụt huyết áp gì quá đặc biệt; thường không cần điều trị vì nó không phải là bệnh. Tuy vậy, trong trường hợp đã được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán mắc bệnh huyết áp thấp và/hoặc đo thấy huyết áp giảm đột ngột xuống dưới 90/0 mmHg thì người bệnh cần theo dõi và điều trị kịp thời.
Đối với trường hợp người già, người có bệnh mạn tính nếu đo huyết áp ở mức thấp thì nên chú ý luôn về việc điều trị, vì bản chất người già thì bộ máy vận hành cơ thể không còn được như xưa nữa, mà huyết áp thấp có thể gây nguy hiểm do không đủ tưới máu cho não hay các cơ quan khác trong cơ thể. Chính vì vậy phải luôn lưu ý những dấu hiệu tụt huyết áp từ người già.
2. Nguyên nhân của tụt huyết áp
Người ta đã biết được rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc xuất hiện các dấu hiệu tụt huyết áp. Nếu trong trường hợp huyết áp thấp sinh lý, nguyên nhân có thể tới từ gia đình, hoặc do khu vực sống như việc sống ở vùng núi cao chả hạn.
Huyết áp thấp bệnh lý, nguyên nhân có thể tới từ việc suy giảm chức năng một số cơ quan quan trọng như tim, gan, thận, sự hoạt động của tuyến giáp hoặc hệ thần kinh thực vật không tự điều chỉnh được nên xuất hiện bệnh tụt huyết áp tư thế…
Các nguyên nhân đi kèm đó có thể tới từ việc môi trường ô nhiễm nghiêm trọng, cuộc sống căng thẳng, lạm dụng các chất độc, béo phì hay thiếu dinh dưỡng… cũng gây ra các dấu hiệu tụt huyết áp.
3. 10 dấu hiệu tụt huyết áp phổ biến nhất
3.1. Cảm thấy xuất hiện hoa mắt và chóng mặt
Dấu hiệu tụt huyết áp này thường xuất hiện vào những lúc khi bạn đột ngột đứng dậy hay tại nhứng lúc thay đổi tư thế khi ngồi một chỗ quá lâu, bật dậy từ trên giường sau khi nằm hoặc đứng trong hàng giờ liền. Điển hình là việc cảm thấy mọi thứ xoay mòng mòng quanh mình mà không thể nào kiểm soát được. Khi dấu hiệu tụt huyết áp này xuất hiện thường xuyên thì bạn cần hết sức lưu ý.
Hoa mắt là dấu hiệu tụt huyết áp hay gặp nhất
3.2. Xuất hiện đau đầu dữ dội
Một trong những phiền phức lớn nhất của bệnh huyết áp thấp đó chính là chứng đau đầu dữ dội. Cơn đau đầu sẽ trở nên nặng hơn sau mỗi lần não bộ bị căng thẳng hoặc hoạt động thể lực nặng.
Sự dữ dỗi của cơn đau đầu này tùy thuộc vào trừng bệnh nhân, mỗi người lại có mức độ hay tính chát khác nhau nhưng thường đau nặng hơn ở vùng đỉnh đầu; lúc thì xuất hiện đau nặng, lúc thì đau vừa những kèm tê nhức.
3.3. Ngất đột ngột
Nếu hạ huyết áp một số trường hợp có thể xuất hiện dấu hiệu tụt huyết áp nghiêm trọng là ngất-tình trạng mất ý thức đột ngột. Nếu dấu hiệu tụt huyết áp này mà không kịp để phòng tránh sẽ có thể đi kèm với hậu quả như gãy xương và chấn thương cơ thể khác. Điều này khác dễ hiểu khi bạn tưởng tượng rằng trong trường hợp bạn đang lái xe hay chạy bộ mà đột nhiên ngất sẽ dẫn tới những hậu quả gì.
3.4. Giảm dần sự tập trung
Khả năng tập trung đôi khi cũng có thể bị ảnh hưởng bởi huyết áp vì khi cơ thể bạn có dấu hiệu tụt huyết áp thì máu sẽ không đủ cung cấp đến não như nó vẫn hay làm trong điều kiện thông thường, từ đó các tế bào não không nhận đủ oxy hay chất dinh dưỡng để có thể hoạt động tốt nhất được.
Dấu hiệu tụt huyết áp này gây cản trở rất nhiều trong công việc đối với những người bị bệnh huyết áp thấp.
3.5. Mất thính giác và giảm thị lực
Mất thính giác và thị lực giảm, xuất hiện mờ mắt là dấu hiệu tụt huyết áp thấy ở những người bị huyết áp thấp nghiêm trọng. TÌnh trạng mờ đột ngột này có thể gây nguy hiểm nếu như bạn đang di chuyển trên đường, tương tự với dấu hiệu tụt huyết áp ngất đã nói bên trên.
Cách xử trí tốt nhất là bệnh nhân nên tìm ngay một chỗ để ngồi xuống và nghỉ ngơi cho đến khi huyết áp và thị lực, thính lực trở lại bình thường.
3.6. Buồn nôn xuất hiện
Bệnh nhân thường thấy xuất hiện dấu hiệu tụt huyết áp này: lợm giọng đi kèm với buồn nôn.
Khắc phục bằng cách nhấp nháp một ít đồ chua như nước chanh chẳng hạn, như vậy cảm giác buồn nôn sẽ đỡ hơn.
3.7. Da nhợt nhạt
Khi tụt hiếu áp, chân tay thường xuất hiện cảm giác tê cóng và lạnh bên trong.
Nguyên nhân tới từ việc cơ thể bệnh nhân không duy trì được việc tưới máu và cung cấp oxy đến da, dẫn tới thân nhiệt bị giảm. Trong trường hợp này, giải pháp khắc phục đơn giản nhất là bạn có thể uống một ít đồ uống nóng để tạo nhiệt trong cơ thể là được.
3.8. Nhịp tim và nhịp thở thay đổi
Thường là nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh, nông khi cơ thể bị tụt huyết áp quá mức – thiếu oxy nghiêm trọng. Nguyên nhân tới từ việc tim và phổi phải tăng hoặc động để có thể bù đắp được phần thiếu hụt đó.
Nhịp tim trở nên nhanh hơn là dấu hiệu tụt huyết áp hay thấy
3.9. Trầm cảm
Cảm giác uể oải, buồn bã, chán nản có thể là một trong các dấu hiệu tụt huyết áp, điều này không cẩn thận có thể dẫn tới căn bệnh trầm cảm.
3.10. Cảm giác khát nước hơn
Huyết áp giảm, cơ thể sẽ nhận được tín hiệu từ phía não để biết được nên uống nước nhiều hơn, bổ sung nước sẽ giúp phục hồi huyết áp trở lại.
Thường thì người bị tụt huyết áp luôn có cảm giác khát nước.
4. Lời khuyên hữu ích của bác sĩ/chuyên gia
Để phòng ngừa việc xuất hiện các dấu hiệu tụt huyết áp, tốt nhất người bệnh không nên thức khuya, chú ý giữ ấm cơ thể khi ngủ, không ra ngoài khi trời đang nắng ngắt. Nếu muốn thay đổi tư thế thì cần thay đổi từng bước một, không đột ngột chuyển tư thế khi đang ngồi hoặc nằm quá lâu.
Tập thể dục đều đặn giảm nguy cơ bị tụt huyết áp
Chú ý duy trì vận động nhẹ nhàng vừa phải như đi bộ, tập yoga, khi ngủ thì kê gối thấp. Với người già từ trên 60 tuổi thì luôn phải theo dõi thường xuyên vì chỉ cần một số dấu hiệu tụt huyết áp thôi cũng có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của họ rồi. Họ là người có nguy cơ chuyển giữa 2 loại bệnh huyết áp: huyết áp thấp thành tăng huyết áp rất nhanh, có thể ngược lại.
Tóm lại, tụt huyết áp sẽ có thể rất nguy hiểm tới tính mạng nếu không có biện pháp để phòng tránh và điều trị kịp thời. Chính vì vậy bản thân mỗi người đều phải chú tâm đến các dấu hiệu tụt huyết áp của cơ thể, thường xuyên đi khám định kỳ và bổ sung thêm các kiến thức để kịp thời phát hiện ra bệnh nhằm tránh các hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Hy vọng với 10 dấu hiệu tụt huyết áp và lời khuyên hữu ích của bác sĩ có thể cung cấp cho bạn đầy đủ những kiến thức cần thiết.
Hãy liên hệ với KOCHI để được tư vấn rõ hơn nhé!
Hotline: 024 6291 8086
Fanpage: KOCHI