Nguyên nhân gây huyết áp thấp hiện nay không chỉ bắt nguồn từ bệnh lý mà có thể từ các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Do đó việc nắm bắt rõ các hành động thói quen gây bệnh huyết áp thấp sẽ giúp bạn xây dựng một cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Nội Dung
1. Huyết áp như thế nào được xếp vào huyết áp thấp
Huyết áp thấp được định nghĩa là có 1 trong hai hoặc cả hai yếu tố dưới đây:
- Chỉ số huyết áp < 90 mmHg đối với tâm thu.
- Chỉ số huyết áp < 60 mmHg đối với tâm trương.
Kết quả huyết áp được đo khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Đối với một người khỏe mạnh bình thường khi đo thấy chỉ số huyết áp thấp tuy nhiên sẽ không có triệu chứng đi kèm thì đây không phải là bệnh và không cần điều trị.
2. Các nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh huyết áp thấp
2.1. Tình trạng mất nước cũng có thể là nguyên nhân gây huyết áp thấp
Tình trạng mất nước có thể là một trong những nguyên nhân gây huyết áp thấp. Bệnh nhân có thể mất nước khi bị buồn nôn kéo dài, nôn mửa, tiêu chảy cấp, say nắng hoặc tập thể dục quá mức gây mất cân bằng điện nước. Cơ thể bạn sẽ dễ dàng bị kiệt sức và mệt mỏi khi không được cung cấp đủ nước.
Đối tượng bị mất nước nhẹ thì có thể chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ như: bị khát và khô miệng. Nếu cơ thể bị mất nước từ trung bình đến nặng, bạn có thể xuất hiện triệu chứng hạ huyết áp tư thế đứng, bạn sẽ cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng quá lâu.
Trường hợp khi bạn bị mất nước kéo dài có thể dẫn đến bị sốc, suy thận, nhầm lẫn, nhiễm toan máu (thừa axit trong máu), nặng hơn có thể gây hôn mê thậm chí tử vong.
2.2. Nguyên nhân gây huyết áp thấp do tình trạng thiếu máu
Thiếu máu là một nguyên nhân gây huyết áp thấp rất phổ biến
Cơ thể bạn sẽ bị rơi vào trạng thái thiếu máu khi cơ thể bạn đang bị tình trạng chảy máu vừa hoặc nặng. Việc này sẽ dẫn đến chứng huyết áp thấp hoặc hạ huyết áp tư thế đứng.
Nguyên nhân chảy máu có thể do chấn thương, do các biến chứng hậu phẫu thuật hoặc do các bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét bao tử, viêm túi thừa,…
Ngoài ra, phình động mạch chủ vỡ cũng làm mất máu nhanh với lượng nhiều khiến cho người bệnh sẽ bị sốc và tử vong vì thiếu máu.
2.3. Nguyên nhân gây huyết áp thấp do các cơ quan bị viêm nhiễm
Khi viêm nhiễm xảy ra tại các cơ quan nội tạng trong cơ thể như viêm tụy cấp thì đó có thể là nguyên nhân gây huyết áp thấp.
Khi viêm tuyến tụy, các chất lưu sẽ di chuyển khỏi các mạch máu đi vào các mô bị viêm ở vị trí xung quanh tuyến tụy hoặc di chuyển đến các mô gần tuyến tụy như khoang bụng dẫn đến tình trạng máu ở mạch máu bị rút sẽ gây thiếu máu. Khi đó cơ thể bạn sẽ bị hạ huyết áp.
2.4. Nguyên nhân gây huyết áp thấp do phản ứng Vasovagal
Phản ứng Vasovagal có thể gây chậm nhịp tim là nguyên nhân gây giảm huyết áp
Vasovagal là chỉ phản ứng xảy ra khi một người khỏe mạnh bị mất ý thức tạm thời nguyên nhân do phản xạ thần kinh gây chậm nhịp tim và ở chân các mạch máu sẽ giãn nở dẫn đến nguyên nhân gây huyết áp thấp.
Bạn có thể gặp vasovagal khi đang ở trạng thái sợ hãi hoặc đau đớn như tiêm rút máu, bắt đầu truyền tĩnh mạch hoặc do rối loạn tiêu hóa.
2.5. Nguyên nhân gây huyết áp thấp do nhiễm trùng
Nhiễm trùng huyết (nhiễm khuẩn máu) là bệnh nhiễm trùng nặng trong đó vi khuẩn (hoặc các sinh vật truyền nhiễm khác như nấm) không còn khu trú cố định ở tại một vị trí tổn thương mà theo đường máu lan ra khắp cơ thể.
Đây là một nguyên nhân gây huyết áp thấp mà ít người để ý và biết đến. Bệnh nhiễm trùng huyết có thể đe dọa đến tính mạng người khi gây triệu chứng sốc nhiễm trùng và làm tổn thương một số cơ quan.
2.6. Nguyên nhân gây huyết áp thấp do căn bệnh Addison
Căn bệnh Addison sẽ phá hủy tuyến thượng thận ảnh hưởng đến hoạt động cơ thể gây hạ huyết áp
Bệnh Addiison là bệnh gây phá hủy các tuyến thượng thận (tuyến nhỏ bên cạnh thận). Khi đã bị phá hủy thì các tuyến thượng thận không thể sản xuất đủ hormone cortisol để có thể duy trì các chức năng cơ thể bình thường.
Hormone cortisol có nhiều chức năng, trong đó chức năng quan trọng nhất là duy trì huyết áp và chức năng của tim. Người bệnh Addison thường xuất hiện các triệu chứng như: giảm cân, mệt mỏi, sạm da và huyết áp thấp.
2.7. Hạ huyết áp tư thế xảy ra khi bạn thay đổi tư thế đột ngột
Hạ huyết áp tư thế khi bạn đứng dậy sẽ gây ra huyết áp thấp khi bạn đứng dậy đột ngột khi đang ở tư thế ngồi tại bàn làm việc, ngồi xổm hoặc nằm.
Khi bạn đứng bật dậy, trọng lực cơ thể sẽ làm máu bị lắng đọng ở các tĩnh mạch vùng chân dẫn đến máu khó có thể trở lại lại tim để thực hiện chức năng bơm máu do đó sẽ làm huyết áp giảm xuống.
Ngoài ra, nếu bạn đứng quá lâu cũng làm máu khó lưu thông chính là một nguyên nhân gây huyết áp thấp dẫn đến tình trạng chóng mặt, buồn nôn, có thể ngất xỉu. Nguyên nhân do khi đứng quá lâu sẽ làm tim bạn đập chậm lại và các tĩnh mạch lúc này sẽ giãn ra làm cản trở quá trình lưu thông máu.
2.8. Thói quen đi tiểu nhiều lần cũng có thể là nguyên nhân gây huyết áp thấp
Thói quen đi tiểu quá nhiều có thể là yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng ngất đồng bộ làm người bệnh bị tụt huyết áp tạm thời và có thể mất ý thức.
Bệnh nhân cao tuổi thường xảy ra tình trạng này hơn người trẻ. Do ở bệnh nhân cao tuổi chức năng của các bộ phận đã bị suy yếu và lão hóa. Dẫn đến chức năng của thận cũng bị suy giảm nên chức năng cô đặc nước tiểu bị hạn chế dẫn đến hiện tượng đi tiểu nhiều.
2.9. Nguyên nhân gây huyết áp thấp do phản ứng sốc phản vệ
Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nguy hiểm có khả năng gây tử vong có thể xuất hiện trong các trường hợp như: dị ứng thuốc, thực phẩm, nhiễm độc từ nọc côn trùng,…
Khi bị sốc phản vệ, người bệnh không chỉ bị tình trạng tụt huyết áp nghiêm trọng mà còn có thể đi kèm các triệu chứng khác như: nổi mề đay, thở khó do bị co thắt đường thở và sưng vùng cổ họng.
2.10. Làm việc quá sức cũng có thể là nguyên nhân gây huyết áp thấp
Tình trạng làm việc căng thẳng kéo dài, ngủ không đủ giấc, thường xuyên thức khuya cũng là một trong những nguyên nhân gây huyết áp thấp thường gặp nhất.
Vì vậy bạn nên có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, lành mạnh. Để có chế độ sống khỏe mạnh ngăn ngừa hạ huyết áp bạn hãy làm theo các bước sau đây:
- Hãy ngủ đủ giấc: Trung bình bạn nên ngủ đủ 8 tiếng một ngày và nên ngủ vào khoảng thời gian 9 đến 11 giờ tối.
- Hãy dành thời gian nghỉ trưa: Bạn hãy dành 15 – 20 phút trưa để nghỉ ngơi, thói quen này sẽ giúp bạn tăng khả năng tập trung và tỉnh táo hơn vào ca làm chiều.
- Kiểm soát stress, căng thẳng: Bạn hãy tập cách kiểm soát stress và cảm xúc tiêu cực. Điều này sẽ giúp bạn luôn trong trạng thái thoải mái thư giãn hơn. Trước khi ngủ buổi tối bạn hãy tránh để rơi vào căng thẳng như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
2.11. Chế độ ăn uống không phù hợp là nguyên nhân gây huyết áp thấp
Chế độ ăn hợp lý giúp đẩy lùi các nguyên nhân gây huyết áp thấp
Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những nguyên nhân gây huyết áp thấp phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể gặp triệu chứng huyết áp thấp nếu ăn uống không điều độ không đủ chất, thường xuyên bỏ bữa, nhịn ăn giảm cân quá đà,…
Lời khuyên của các bác sĩ để bạn có một chế độ ăn uống hợp lý ngăn ngừa nguy cơ gây huyết áp thấp:
- Ăn đầy đủ bữa trong ngày để tránh khỏi tình trạng kiệt sức hoặc mệt mỏi.
- Một ngày chia làm nhiều bữa nhỏ để tránh giảm huyết áp đột ngột sau khi ăn no hoặc giữa các bữa cách quá xa nhau.
- Hình thành thói quen uống đủ nước từ 2 đến 3 lít mỗi ngày
- Bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin B12 như: thịt, cá, sữa, trứng, ngũ cốc,…
- Ưu tiên sử dụng thực phẩm chứa nhiều acid folic trong thực đơn như :rau xanh đậm, trái cây, hạt óc chó, hạt hạnh nhân, các loại đậu, trứng, sữa, thịt, hải sản và ngũ cốc.
2.12. Một số loại thuốc có tác dụng phụ làm hạ huyết áp
Nếu đang điều trị sử dụng thuốc thì bạn hãy hỏi rõ bác sỹ các tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc.
Dưới đây là những loại thuốc có tác dụng phụ có thể làm tăng nguy cơ gây huyết áp thấp:
- Nhóm thuốc lợi tiểu làm giảm lượng máu.
- Nhóm thuốc điều trị các bệnh về tim mạch làm chậm nhịp tim như thuốc ức chế beta và digoxin.
- Nhóm thuốc chữa bệnh cao huyết áp như thuốc chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc chẹn alpha.
Nếu bạn bị huyết áp thấp do bạn có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và thiếu máu, thì bạn nên bổ sung các thực phẩm hỗ trợ bổ sung dưỡng chất và bổ máu theo tư vấn của bác sỹ và dược sỹ.
Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn nên thường xuyên trao đổi với các bác sĩ về tình trạng bản thân và các triệu chứng bạn đang gặp. Bác sỹ sẽ đưa ra lời khuyên đúng nhất giúp bạn cải thiện các triệu chứng không mong muốn làm giảm thiểu các nguy cơ gây hạ huyết áp.