Bệnh máu nhiễm mỡ là căn bệnh mà rất nhiều người lo sợ và có rất nhiều nguy cơ của nó với sức khỏe. Số người dân ở Việt Nam mắc bệnh này rất lớn. Đó chính là hồi chuông cảnh báo cho sức khỏe mỗi chúng ta. Nếu không hành động ngay thì sẽ dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nội Dung
1. Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?
Bệnh máu nhiễm mỡ hay còn được biết với cái tên là mỡ máu cao hoặc rối loạn lipid máu. Máu trong cơ thể của một người bình thường luôn có một lượng mỡ nhất định như triglycerid, cholesterol …
Khi các chỉ số này cao, vượt ngưỡng cho phép thì sẽ rất đến tình trạng mỡ máu cao. Trong đó, thủ phạm chính của bệnh máu nhiễm mỡ là cholesterol cao là chỉ số phản ánh mức độ căn bệnh này.
Với người 20 tuổi mức cholesterol máu an toàn như sau:
- Cholesterol TP: < 200 mg/dL.
- HDL-cholesterol: Nam > 40 mg/dL; Nữ là > 50 mg/dL.
- LDL-cholesterol: Người đái đường < 100 mg/dL; bệnh tim < 70 mg/dL.
- Triglycerid: < 150 mg/dL.
Bạn sẽ mắc bệnh máu nhiễm mỡ khi các chỉ số Cholesterol TP, Triglycerid, LDL-cholesterol cao hơn mức cho phép hoặc HDL-cholesterol thấp hơn ngưỡng an toàn ở trên ở trên.
Khó nhận thấy rối loạn mỡ máu ở giai đoạn đầu, do gần như không có triệu chứng khiến người mắc không biết mình bị bệnh. Do đó không điều trị kịp thời, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: Xơ vữa động mạch, gan nhiễm mỡ làm tăng nguy cơ ung thư gan,…
Bạn cần đi khám bác sĩ khi cảm thấy mệt mỏi hay đau đầu, đau thắt ngực có thể bạn đã mắc rối loạn mỡ máu. Đừng chủ quan.
Bệnh máu nhiễm mỡ là gì?
2. Nguyên nhân bệnh máu nhiễm mỡ
Bệnh mỡ máu cao đang ngày càng phát triển rộng rãi trong xã hội. Trước đây nó chỉ xảy ra ở người trung tuổi. Ngày nay nó ngày càng trẻ hóa do rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do sống buông thả, không giữ gìn sức khỏe.
Bệnh có thể do:
2.1. Chế độ dinh dưỡng
Một chế độ ăn lành mạnh sẽ giúp bạn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Nạp quá nhiều dầu mỡ vào cơ thể không chỉ gây bệnh máu nhiễm mỡ, mà còn làm chúng ta tự ti về ngoại hình.
Ăn quá nhiều thực phẩm chứa lipid trong một ngày sẽ làm tăng nguy cơ mỡ máu. Nhưng không có nghĩa là bạn không dùng chất béo trong bữa ăn vì nó là chất dinh dưỡng cơ bản trong cơ thể. Mà chỉ cần nạp một lượng vừa đủ.
Thịt bò, thịt bê, thịt heo, sản phẩm từ trứng, sữa…chứa lượng chất béo bão hòa cao không nên nạp quá nhiều và không nên sử dụng nhiều vào buổi tối do có thể dẫn đến nguy cơ bị gout.
Nên ăn thực phẩm tươi, sống, hạn chế đồ đông lạnh, đồ đóng hộp, đồ ăn chứa dầu, bơ, ca cao, phô mai và nhất là đồ ăn nhanh vì nó không chỉ chứa lượng chất béo xấu cao mà còn chứa các chất bảo quản làm ảnh hưởng tới sức khỏe khi dùng lâu dài.
Không nên dùng thường xuyên các loại thực phẩm, đồ ăn kể trên để tránh mắc rối loạn mỡ máu.
Nguyên nhân bệnh máu nhiễm mỡ
2.2. Béo phì
Số lượng người mắc bệnh béo phì tăng lên nhanh chóng kể cả ở trẻ em. Chủ yếu do trẻ nhỏ rất thích ăn đồ ăn nhanh và bố mẹ chúng cũng thường xuyên mua những đồ ăn này vì chế biến rất nhanh chỉ cần cho vào chiên, rán.
Ăn nhiều đồ ăn chứa chất béo sẽ gây béo phì làm lượng cholesterol TP trong máu tăng lên. Lượng mỡ này sẽ tập trung tích lại ở bụng nhiều hơn ở đùi hay hông, gây mất tính thẩm mỹ. Lượng cholesterol tốt (HDL – cholesterol) sẽ giảm và LDL – cholesterol xấu tăng lên dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ và nguy cơ tắc nghẽn mạch, nhồi máu cơ tim.
2.3. Tuổi tác và giới tính
Người cao tuổi chuyển hóa vật chất kém có thể dẫn đến bệnh máu nhiễm mỡ.
Ở độ tuổi 15-45 tuổi nữ sẽ có tỉ lệ lipid xấu thấp hơn nam giới. Còn so với nam giới ở độ tuổi trung niên, thì phụ nữ tiền mãn kinh, lượng TG và cholesterol xấu sẽ rất cao và là nguy cơ cho căn bệnh xơ vữa động mạnh.
Căn nguyên của hiện tượng này là lượng hormon sinh dục nữ giới estrogen bị giảm mạnh làm rối loạn chuyển hóa lipid cùng tác động trực tiếp nên mạnh máu. Đó là nguyên nhân của máu nhiễm mỡ.
2.4. Thói quen lười vận động
Như các bạn cũng biết khi ta nạp thức ăn vào cơ thể mà chúng ta lại lười vận động thì sẽ không tiêu hao được năng lượng sẽ dẫn đến tích lũy đường và mỡ. Thực chất là làm cho lượng lipoprotein xấu tăng lên và nồng độ cholesterol HDL tốt giảm đi.
Chính vì thế, phải vận động hợp lý, thường xuyên, tránh nằm sau khi mới ăn no vừa không tốt cho việc tiêu hóa vừa không tiêu hao được năng lượng. Tránh ngồi một chỗ một thời gian dài nên vận động nhẹ, để ngăn ngừa đau mỏi vai gáy, tránh táo bón, giảm độ căng thẳng của mắt, nhất là với người làm công việc bàn máy văn phòng.
2.5. Thường xuyên stress
Nguyên nhân là do khi căng thẳng người ta thường hướng đến những đồ uống thức ăn có nhiều đường, chất béo, cộng thêm lười vận động sẽ càng làm nặng thêm tình trạng của bệnh máu nhiễm mỡ hoặc là nguy cơ với những người chưa bị máu nhiễm mỡ.
Khi stress thường người ta sẽ sử dụng các chất kích thích như rượu, bia hay kể cả thuốc lá làm cholesterol máu tăng cao.
2.6. Thường xuyên hút thuốc lá
Những nguời hút thuốc lá không chỉ có vấn đề về hệ hô hấp mà còn có các nguy cơ về bệnh tim mạch do làm giảm cholesterol tốt trong máu.
2.7. Yếu tố di truyền
Có báo cáo cho rằng mỡ máu cao có thể do sự di truyền trong gia đình. Cụ thể nếu ông, bà, bố, mẹ trong gia đình có bệnh máu nhiễm mỡ thì bạn có lượng lipid xấu cao hơn những người bình thường.
2.8. Các bệnh lý khác
Các thống kê chỉ ra rằng, những bệnh nhân tiểu đường, hay tuyến giáp bị suy giảm chức năng, lượng mỡ trong cơ thể thể tăng cao hơn.
3. Triệu chứng bệnh máu nhiễm mỡ của các bệnh nhân được khảo sát
Như nhiều căn bệnh khác, ở giai đoạn đầu mới mắc bệnh máu nhiễm mỡ thường rất khó để nhận biết căn bệnh này do các biểu hiện của nó không rõ nét. căn bệnh này thường chỉ phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi bệnh đã có tiến triển nặng.
Thậm chí bệnh này càng khó phát hiện hơn ở người già do các diễn biến thầm kín, và bệnh thường nặng hơn ở các đối tượng này do sức khỏe suy yếu. Bạn có thể thấy các bất thường sau:
- Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
- Đau tức ngực, tim đập nhanh.
- Thở gấp, béo phì…
Thậm chí ở giai đoạn cuối các triệu chứng sẽ rầm rộ và nguy hiểm hơn:
- Huyết áp cao, đau tim.
- Xơ vữa động mạch…
Hay đôi khi có các biểu hiện sau: Ban vàng dưới da dưới dạng các nốt phồng bé nhỏ, bóng loáng, vàng nhạt, có ở trên da mặt, bắp đùi, khuỷu tay, ngực, gót chân, lưng,… rất to (bằng đầu ngón tay) và không làm bệnh nhân thấy đau hay ngứa.
4. Phòng tránh bệnh máu nhiễm mỡ
Bệnh máu nhiễm mỡ hoàn toàn có thể tránh và chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Người bệnh cần có các biện pháp làm giảm lượng lipid xấu trong máu bằng cách xây dựng chế độ ăn healthy, ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thể thao hàng ngày.
Khi bệnh tiến triển nặng hơn thì cách điều trị phức tạp và rất tốn kém. Thậm chí nếu được điều trị không đúng cách và khỏi hẳn bệnh sẽ quay trở lại và nặng hơn.
Phòng ngừa bệnh máu nhiễm mỡ
Bạn cần:
- Kiểm soát cân nặng phù hợp. Và cũng không nên quá giữ dáng mà nhịn ăn, lười ăn để có được số cân nặng hợp lý. Việc giảm cân cũng cần sự khoa học, hợp lý.
- Hạn chế dùng chất béo bão hòa, thịt màu đỏ như: thịt lợn, thịt trâu, thịt bò, thịt bê…
- Nên ăn chất béo từ thực vật.
- Hạn chế đồ chiên rán.
- Ăn rau xanh, trái cây tươi tránh táo bón do bổ sung chất xơ có lợi cho tiêu hóa và nhóm chất khoáng.
- Hạn chế rượu bia.
- Không hút thuốc lá.
- Không nên ăn nhiều đạm, hoặc ăn quá nhiều vào buổi tối sẽ gây khó tiêu và tích lũy mỡ vào cơ thể.
Ngoài ra, để làm giảm bệnh máu nhiễm mỡ, phòng chống nguy cơ xơ vữa động mạch bạn cần sử dụng tỏi đen hàng ngày.
Tỏi đen hỗ trợ điều trị bệnh máu nhiễm mỡ
Nghiên cứu của nhà khoa học Eun-Soo Jung năm, trên người có lượng mỡ máu cao cho thấy: tác dụng của tỏi đen trên các đối tượng này là điều chỉnh rối loạn mỡ máu (tăng HDL tốt), giảm xơ vữa động máu (giảm Apo-A1 và Apo-B), dùng liều 6g/ngày một đợt điều trị là 12 tuần [1].
Bệnh máu nhiễm mỡ rất nguy hiểm nên hiểu biết về căn bệnh này sẽ cho các bạn các kiến thức cơ bản để bảo vệ và điều trị căn bệnh này.
Ngoài ra, nếu cần thêm thông tin hãy liên hệ với Kochi:
Liên hệ hotline 0246.291.8086
Hoặc để lại thông tin tại website để có được thông tin về việc dùng tỏi đen hợp lý nhất.
Hoặc trên Fanpage: Tỏi đen Kochi
Tài liệu tham khảo:
1.Jung, Eun-Soo và các cộng sự. (2014), “Reduction of blood lipid parameters by a 12-wk supplementation of aged black garlic: A randomized controlled trial“, Nutrition. 30(9), tr. 1034-1039.