Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều ở trong gan và đối với người bình thường thì lượng mỡ ở trong gan duy trì từ 2-4 % trọng lượng gan, là một lượng rất thấp. Còn đối với trong tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ phải chiếm ít nhất từ 5 – 10 % trọng lượng gan.
Tình trạng này hoàn toàn có thể cải thiện thông qua việc thay đổi các thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Một điểm cần chú ý là bệnh gan nhiễm mỡ có thể hồi phục được và thường không có các triệu chứng rõ ràng.
Nội Dung
1. Bệnh gan nhiễm mỡ: Bạn biết gì về nó?
Trong cơ thể người, gan được coi như một tạng lớn, nó chuyển hóa gần như hầu hết tất cả những gì chúng ta hấp thu vào, đồng thời lọc các chất độc có trong mãu nữa. Tuy vậy, chức năng gan sẽ bị ảnh hưởng trong trường hợp gan chứa quá nhiều mỡ.
Một điểm cần chú ý là gan có thể tự bản thân nó phục hồi bằng cách tạo ra các tế bào mới để thay thế; tuy nhiên nếu các tác nhân độc hại có mặt tại gan gây nên các tổ chức xơ thì sẽ xuất hiện bệnh xơ gan.
Bệnh gan nhiễm mỡ là gì vậy?
Hiên nay, bệnh gan nhiễm mỡ ngày càng trở nên phổ biến hơn, đã phần những người bị bệnh gan nhiễm mỡ thường nằm trong độ tuổi từ 40 – 60 tuổi. Chú ý phát hiện các nguyên nhân và đưa ra biện pháp xử trí thích hợp trước khi có những biến chứng không mong muốn xuất hiện.
2. Triệu chứng thường gặp
Thường thì căn bệnh gan nhiễm mỡ này ít khi có triệu chứng quá rõ ràng, thường chỉ thấy các biểu hiện ban đầu là bụng ấm ách và hơi khó chịu.
Nếu trên lâm sàng, bác sĩ có thể phát hiện ra gan của bạn hơi to lên một chút. Với lượng mỡ trong gan quá nhiều như vậy nên tình trạng viêm gan cũng có thể xảy ra và khi đó các dấu hiệu như chán ăn, sụt cân, đau bụng có thể sẽ xuất hiện nhiều hơn.
Chán ăn là một triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ
3. Nguyên nhân hay được nhắc tới nhiều nhất của bệnh gan nhiễm mỡ
Nguyên nhân đầu tiên mà ai cũng nghĩ tới chính là rượu bia. Tuy vậy, tùy từng trường hợp, vẫn có những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ mà không sử dụng rượu bia quá nhiều.
Chủ yếu là khi cơ thể sản sinh quá nhiều mỡ/không chuyển hóa mỡ kịp, khi đó lượng mỡ thừa được tích trữ trong các tế bào gan, vì đó gây nên bệnh gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, chế độ ăn giàu trong béo trong một số trường hợp cũng không hẳn là nguyên nhân của tình trạng này.
Một số nguyên nhân khác là:
- Có bệnh béo phì.
- Bệnh tiểu đường.
- Di truyền trong gia đình.
- Tình trạng mỡ máu cao.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như aspirin hay steroid….
Bệnh gan nhiễm mỡ do nguyên nhân tới từ rượu
4. Phân loại các bệnh gan nhiễm mỡ
Tùy theo nguyên nhân mà người ta thường chia bệnh gan nhiễm mỡ ra làm 4 nhóm:
4.1. Bệnh gan nhiễm mỡ mà không phải tới từ rượu
Nhóm này thì nguyên nhân gây bệnh không phải do rượu mà nguyên nhân tới từ sự rối loạn chuyển hóa mỡ của gan, từ đó dẫn tới việc dư thừa mỡ trong các tổ chức của gan.
Nhóm này bao gồm những bệnh nhân khi mà tỉ lệ mỡ trong gan chiếm trên 10% trọng lượng.
4.2. Bệnh gan nhiễm mỡ do rượu
Với nhóm bệnh này, thường có thể dẫn tới bệnh viêm gan do rượu. Khi uống rượu quá nhiều thì tổn thương gan sẽ xuất hiện, tình trạng suy giảm chức năng chuyển hóa mỡ cũng vậy.
Nếu kiêng rượu trong vòng 6 tuần, tình trạng nhiễm mỡ ở gan sẽ giảm. Một lưu ý cần để tâm ở đây là nếu sử dụng rượu quá nhiều và liên tục sau đó nữa thì tình trạng bệnh gan nhiễm mỡ lại trở lại, nguy cơ cao tiến triển thành bệnh xơ gan.
4.3. Viêm gan nhiễm mỡ mà không phải nguyên nhân tới từ rượu
Với bệnh viêm gan nhiễm mỡ này, nguyên nhâm thật sự không tới từ rượu. Với lượng mỡ trong gan đạt đến một mức độ nhất định nào đó, gan trở nên to và có đi kèm với suy giảm chức năng gan.
Một số triệu chứng chính bao gồm như : chán ăn, buôn nôn, nôn, đau bụng, vàng da… Bệnh này nếu không điều trị sẽ dẫn tới tổn thương khó phụ hồi được ở gan và cuối cùng là xơ gan.
4.4. Bệnh gan nhiễm mỡ cấp (trong quá trình mang thai)
Bệnh gan nhiễm mỡ cấp là một biến chứng hiếm gặp, nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ; một số triệu chứng có thể xuất hiện ở 3 tháng cuối của thai kỳ như: buồn nôn và nôn liên tục, đau bụng hạ sườn phải, vàng da, cảm thấy khó chịu trên khắp cơ thể.
Thường thì phụ nữ mang thai sẽ được kiểm tra sàng lọc, dự phòng từ sớm; đa phần các triệu chứng sẽ giảm dần sau khi sinh và ít để lại hậu quả về sau.
5. Các yếu tố nguy cơ gây gan nhiễm mỡ
Như đã nói ở phần trên, bệnh gan nhiễm mỡ hình thành do sự dư thừa mỡ trong gan, cũng khá giống với khi bạn bị thừa cân và béo phì.
Béo phì là một yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ
Đái tháo đường là một yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.
Các yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn tới bệnh gan nhiễm mỡ là: uống quá nhiều rượu, sử dụng quá liều các thuốc, mang thai, hàm lượng triglycerid trong máu cao, hàm lượng cholesterol máu cao, suy dinh dưỡng, rối loạn chuyển hóa…
6. Chẩn đoán
6.1. Lâm sàng
Thăm khám lâm sàng có thể phát hiện được bệnh gan nhiễm mỡ. Bạn có thể kể với bác sĩ về các biểu hiển như bụng ấm ách, chán ăn, cùng với các tiền sử sử dụng rượu bia và thuốc.
6.2. Xét nghiệm máu
Khi xét nghiệm máu, chúng ta có thể đánh giá được sự thay đổi của men gan (khi men gan tăng), đây không phải là phương pháp chẩn đoán xác định tuy vậy lại rất cần thiết để tìm ra nguyên nhân gây ra tổn thương gan.
6.3. Siêu âm
Với hình ảnh bệnh gan nhiễm mỡ trên siêu âm chính là độ hồi âm của nhu mô gan gia tăng tạo nên một hình ảnh rất đặc trưng “gan sáng”. Cạnh đó, một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác như chụp CT hay chụp cộng hưởng từ.
Chẩn đoán hình ảnh có thể phát hiện bệnh gan nhiễm mỡ nhưng chưa đánh giá được đầy đủ hết các tổn thương khác.
6.4. Sinh thiết
Khi đó bác sĩ sẽ gây tê cho người bệnh, sử dụng kim sinh thiết để lấy mảnh tổ chức gan ra và đưa đi kiểm tra tế bào học. Phương pháp tốt nhất để chẩn đoán và xác định nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ chính là đây.
7. Điều trị
Với căn bệnh gan nhiễm mỡ, chúng ta không cần quá lo về việc phẫu thuật hay sử dụng thuốc mà quan trọng nhất là giảm bớt đi các yếu tố về nguy cơ.
Một số lời khuyên có thể giúp bạn giảm bớt các yếu tố nguy cơ bao gồm: hạn chế và tránh các loại đồ uống có cồn, kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu, giảm cân khi bạn bị thừa cân…
Nếu bạn mắc bệnh gan nhiễm mỡ do béo phì/thói quen ăn uống thì tập thể dục thể thao là điều không thể thiếu được đồng thời loại bỏ những thực phẩm không tốt cho sức khỏe; ăn nhiều hoa quả tươi kèm với rau xanh và ngũ cốc… Bệnh cạnh đó, có thể thay thế thịt đỏ bằng các loại thịt khác với lượng protein ít béo hơn như thịt gà hay cá.
Một điều may mắn mà chúng ta có thể biết được đó chính là bệnh gan nhiễm mỡ thường không gây ra các tổn thương gan vĩnh viễn. Gan của chúng ta có thể hồi phục bằng chính khả năng của nó nên nếu bạn điều trị tốt các bệnh như tiểu đường, mỡ máu cao hoặc béo phì, bạn hoàn toàn có thể đảo ngược quá trình nhiễm mỡ ở gan.
Nếu bạn là người kiêng uống rượu thì ở một ngưỡng nào đó, khi ngừng rượu thì gan bạn sẽ khỏi hoàn thoàn. Sinh thiết là một phương pháp chẩn đoán và xác định nguyên nhân bệnh gan nhiễm mỡ, từ đó có được hướng điều trị hợp lí nhất. Hy vọng với các thông tin phía trên, các bạn đã có cái nhìn tổng quát nhất về bệnh gan nhiễm mỡ.
Nếu cần thêm thông tin hãy liên hệ với Kochi:
Liên hệ hotline: 0246.291.8086
Fanpage: Tỏi đen Kochi