Chuyên gia tư vấn, Đái tháo đường, Góc sức khỏe

Biểu Hiện Bệnh Tiểu Đường Bao Gồm Những Gì Và Diễn Biến Ra Sao?

Biểu hiện bệnh tiểu đường

Biểu hiện bệnh tiểu đường là vấn đề nóng hiện nay do số lượng người mắc khổng lồ và xu hướng trẻ hóa của nó. Nó được quan tâm như vậy là do các biến chứng của nó rất nặng nề và nguy hiểm tới tính mạng.

1.Bệnh tiểu đường là gì?

Để hiểu biết biểu hiện bệnh tiểu đường ta cần làm rõ tiểu đường là căn bệnh gì? Đái tháo đường là cái tên khác của bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường ở một bệnh nhân là do sự rối loạn chuyển hóa bất thường đường trong máu, khiến chỉ số glucose huyết tương và/ hoặc nước tiểu tăng quá mức cần thiết. Nguyên do thường là lượng insulin trong cơ thể được sản xuất không ổn định (thiếu hoặc thừa).

Nếu bạn có đái tháo đường mà bạn thực hiện chế độ ăn khoa học kết hợp việc tập luyện, dùng thuốc thì đừng quá lo lắng đường máu bạn có thể trở về mức an toàn bình thường gần giống người không bệnh.

Người ta có thể chia bệnh đái tháo đường cụ thể như sau: 

  • Đái tháo đường typ1.
  • Đái tháo đường typ2.
  • Đái tháo đường thứ phát.
  • Đái tháo đường thai kỳ.

2.Biểu hiện bệnh tiểu đường

Giống với hầu hết căn bệnh khác khi mới khởi phát bệnh thì thường khó nhận ra. Nhưng khi trở nặng sẽ nhận thấy các biểu hiện rõ ràng hơn. Biểu hiện bệnh tiểu đường đầu tiên là lượng glucose trong huyết thanh cao hơn bình thường.

Biểu hiện bệnh tiểu đường

Biểu hiện bệnh tiểu đường

2.1.Biểu hiện bệnh tiểu đường typ1

Trường hợp này bệnh tiểu đường diễn biến và biểu hiện xảy ra nhanh chóng trong vài ngày đôi khi vài tuần. Người ta chỉ ra có hội chứng 4 nhiều rất điển hình, cụ thể như sau:

2.1.1.Đói và mệt (ăn nhiều)

Các bạn cần biết insulin là hormon duy nhất làm hạ đường máu, do tế bào beta của tiểu đảo Langerhans tiết ra và có thể tác động đến quá trình chuyển hóa glucid của cơ thể. 

Khi bạn nạp một lượng đường vào cơ thể, lúc này insulin được tiết ra để đưa đường vào trong tế bào và qua quá trình chuyển hóa sẽ tạo ATP, cung cấp năng lượng cho cơ thể. 

Và nếu đường máu cao, insulin còn giúp đường chuyển tới gan tham gia quá trình tạo glycogen để tích trữ. Khi cơ thể cần năng lượng thì sẽ phân giải glycogen thành glucose rồi biến đổi thành ATP cho cơ thể. 

Tình trạng đói và mệt sẽ xảy ra khi cơ thể bạn cần năng lượng mà không có insulin được tiết ra hoặc tiết ra không đủ sẽ khiến tế bào không nhận được đường để chuyển thành năng lượng ATP cho cơ thể.

2.1.2.Đi tiểu nhiều

Khi thực hiện một số khảo sát trên những bệnh nhân đái đường trên một số bệnh viện tại Hà Nội, người ta thấy “đái nhiều” là biểu hiện bệnh tiểu đường mà đa số bệnh nhân gặp phải. Trung bình khi cơ thể một người bình thường khỏe mạnh sẽ đi tiểu từ bốn đến bảy lần trong vòng 1 ngày (24 giờ), nhưng với bệnh nhân có bệnh đái tháo đường thì đường máu sẽ cao và tiểu tiện rất nhiều lần.  

Nếu cơ thể bình thường thì thận của bạn sẽ tái hấp thu glucose ở ống thận. Tuy nhiên với người bệnh tiểu đường có đường huyết rất cao, thì thận của họ có thể sẽ không hấp thu đưa tất cả trở lại được. 

Điều này làm thận tạo ra nhiều nước tiểu, do đó làm mất nước của cơ thể. Hậu quả trong trường hợp này là bệnh nhân tiểu tiện rất nhiều lần/ ngày. Do đó làm họ rất khát. Hoặc ngay khi uống nước nhiều hơn, sẽ đi tiểu nhiều hơn.

2.1.3.Khát nhiều

Khô miệng, khát nước nhiều hoặc ngứa da do nước cơ thể bị mất đi nhiều qua việc đi tiểu tiện, làm độ ẩm của da, niêm mạc miệng giảm sút, và tình trạng khô họng, khát nước là thường xảy ra. Da khô có thể khiến ta ngứa.

2.1.4.Sút cân nhiều

Sút cân mà bệnh nhân không rõ lý do. Sự giảm sút trọng lượng vẫn diễn ra khi bệnh nhân không trong chế độ ăn kiêng, không lao động nặng.

2.1.5.Thị lực giảm

Mắt bị mờ đi kèm theo sự giảm sút thị lực.

2.2.Biểu hiện bệnh tiểu đường typ2

Khác hẳn với tiểu đường typ1, biểu hiện của đái đường typ2 là rất âm thầm đôi khi không nhận thấy triệu chứng gì, và triệu chứng là không rầm rộ như bị đái tháo đường typ1 .

Tiểu đường typ2 thường được tìm ra khi bạn đi khám ở các cơ sở y tế và được bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu và vô tình thấy glucose máu tăng cao quá mức hoặc khi có biến chứng khác bao gồm vết thương nhiễm trùng khó liền. 

Nhìn chung, theo khảo sát, các bệnh nhân thường không nhân ra các dấu hiệu của đái tháo đường vì nó không rõ ràng. Bệnh đái tháo đường tuyp2 có thể diễn biến trong nhiều năm do các dấu hiệu cảnh báo của bệnh có thể rất khó chẩn đoán. Một vài dấu hiệu như:

2.2.1.Nhiễm trùng nấm men

Giới tính, độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh tiểu đường nếu bị nhiễm phải những thứ này. Nấm men ăn glucose, do đó khi có nhiều đường xung quanh làm cho nấm phát triển mạnh. 

Nhiễm nấm có thể phát hiện ở bất kỳ nếp gấp nơi ấm và ẩm của da, như: giữa ngón tay và các ngón chân, dưới bầu ngực, trong và/ hoặc xung quanh cơ quan sinh dục nam và nữ.

2.2.2.Vết thương chậm lành

Lượng đường huyết cao có thể làm ảnh hưởng đến lượng máu lưu thông của bạn và kèm theo gây tổn thương thần kinh làm vết thương khó chữa lành. 

Và lượng đường ở vết thương cao sẽ là môi trường sống lý tưởng của nhiều loại vi khuẩn làm vết thương lâu lành, thậm chí nhiễm trùng. Đau, tê ở chân của bạn là hậu quả khác của sự tổn thương thần kinh.

2.3.Biểu hiện bệnh tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ

Khi thai 28 tuần tuổi nếu làm nghiệm pháp tiến hành với 3 mẫu glucose có thể phát hiện rõ hơn. Lượng đường huyết cao khi người mẹ mang thai và thường không có triệu chứng. Mẹ có thể cảm thấy hơi khát hơn và/ hoặc phải đi tiểu thường xuyên hơn.

3.Đối tượng của bệnh tiểu đường

Bất kỳ ai, lứa tuổi nào, giới tính nào, sinh sống tại vùng nào đều có thể là đối tượng của căn bệnh tiểu đường này. Nếu có bất kỳ biểu hiện bệnh tiểu đường nào nêu trên thì hãy cẩn trọng vì nó tiềm tàng mối nguy cơ của bệnh đái tháo đường. 

Điều bạn cần là đi thăm khám, để bác sĩ chỉ định biện pháp để chẩn đoán xác định chính xác, cùng phương pháp điều trị thích hợp.

Nên lưu ý rằng trong quá trình thăm khám lâm sàng, cần kể rõ những điều bạn thấy về tình trạng cơ thể mình khi bác sĩ sẽ hỏi bạn về các biểu hiện bạn gặp phải, tiền sử gia đình bạn có bất kỳ ai đó có bệnh tiểu đường không, các loại thuốc gần đây đã uống và các trường hợp dị ứng bạn gặp phải. 

Dựa trên những thông tin thực tiễn bạn cung cấp, chuyên gia y tế sẽ cho ra quyết định chỉ định bạn một số xét nghiệm. Một vài xét nghiệm có thể được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán bệnh tiểu đường như sau:

  • HbA1C: Cho ta lượng đường máu liên tục của một người trung bình trong vòng 2 hoặc 3 tháng gần đây. Với xét nghiệm này bạn không cần phải nhịn ăn hoặc uống bất kỳ loại đồ ăn gì.
  • Đường huyết lúc đói (FPG): Yêu cầu bạn nhịn ăn ít nhất 8 giờ ngay trước khi làm thử nghiệm này.
  • Dung nạp glucose đường uống (OGTT): Làm xét nghiệm này tốn từ ​​2 đến 3 giờ. Lượng đường huyết của bạn sẽ được kiểm tra lần đầu và trong khoảng 2 giờ sau khi bạn dùng một loại đồ uống ngọt được chỉ định kiểm tra đường huyết lặp đi lặp lại.
  • Xét nghiệm glucose huyết tương một cách ngẫu nhiên: Làm xét nghiệm này bất cứ khoảng thời gian nào mà không cần phải nhịn ăn.

Chẩn đoán tiểu đường trong biểu hiện bệnh tiểu đường

Chẩn đoán tiểu đường trong biểu hiện bệnh tiểu đường

4.Phòng ngừa bệnh đái tháo đường

Phòng ngừa tiểu đường trong biểu hiện bệnh tiểu đường

Phòng ngừa tiểu đường trong biểu hiện bệnh tiểu đường

Sau khi biết biểu hiện bệnh tiểu đường, bạn cần:

  • Ăn nhiều rau xanh.
  • Ăn nhiều hoa quả: bưởi, cam…, tránh quả nhiều đường.
  • Ăn ít tinh bột và đường.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
  • Tập thể dục thể thao để giải tỏa căng thẳng, nâng cao sức khỏe.
  • Nghỉ ngơi hợp lý.
  • Nếu tiểu đường tuýp 1 không thể làm giảm bằng ăn uống khoa học thì tiêm insulin để giảm đường máu.
  • Đo huyết áp bởi biến chứng có thể xảy ra nếu huyết áp quá cao.

Ngoài ra bạn cần dùng tỏi đen thường xuyên để làm giảm đường máu cùng biểu hiện bệnh tiểu đường và tránh các biến chứng của tiểu đường.

Tỏi đen hỗ trợ điều trị tiểu đường trong biểu hiện bệnh tiểu đường

Tỏi đen hỗ trợ điều trị tiểu đường trong biểu hiện bệnh tiểu đường

Tại một trường đại học ở Hàn Quốc, các giáo sư đã nghiên cứu được rằng: ăn tỏi đen đường huyết của bạn sẽ ổn định hơn và các biến chứng của bệnh đái đường sẽ khó xảy ra[1].

Biểu hiện bệnh tiểu đường là rất phức tạp và khó lường. Việc bạn cần là quan sát tình trạng cơ thể mỗi ngày, quan tâm sức khỏe mình hơn. Từ đó nếu phát hiện những triệu chứng trên hãy đi thăm khám kịp thời.

Ngoài ra, hãy liên hệ với kochi:

Liên hệ hotline: 0246.291.8086 

Hoặc ghi thông tin muốn biết tại website này, hoặc biết thông tin về cách dùng tỏi đen hợp lý nhất.

Hoặc Fanpage: Tỏi đen Kochi

Tài liệu tham khảo

1.Lee, Young-Min và các cộng sự. (2009), “Antioxidant effect of garlic and aged black garlic in animal model of type 2 diabetes mellitus”, Nutrition research and practice. 3(2), tr. 156-161.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *