Nguyên nhân gây ung thư dạ dày là một vấn đề đang rất được nhiều người quan tâm hiện nay. Ung thư dạ dày là căn bệnh rất phổ biến hiện nay và những người mắc ngày càng trẻ hóa. Theo thống kê, ở Việt Nam, ung thư dạ dày phổ biến ở nam giới thứ 2 sau ung thư phổi và đứng thứ 3 ở nữ giới sau ung thư vú và cổ tử cung. Vậy nguyên nhân gây ung thư dạ dày là gì? Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân gây ung thư dạ dày qua bài viết dưới đây.
Nội Dung
1. Ung thư dạ dày là gì?
Các tế bào dạ dày phát triển bất thường một cách mất kiểm soát hình thành nên các khối u gọi là ung thư dạ dày. Sự thay đổi và phát triển bất thường này có thể tiến triển tạo nên những tổn thương ung thư dạng chồi sùi hoặc dạng loét. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, các khối u ác tính có thể lan rộng ra và di căn đến những cơ quan ở xa khác, gây nên những tác động xấu đến sức khỏe, nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, khả năng chữa khỏi bệnh lên đến 90% nếu như được phát hiện kịp thời từ giai đoạn khởi phát.
2. Một số nguyên nhân gây ung thư dạ dày phổ biến hiện nay
2.1. Chế độ ăn uống
Đây là nguyên nhân gây ung thư dạ dày chủ yếu nhất hiện này. Chế độ ăn mặn, nhiều muối và các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn đưa quá nhiều lượng muối vào cơ thể, gây quá tải cho hệ tiêu hóa. Những thực phẩm này vô tình tạo áp lực cho dạ dày, làm cho nó phải làm việc nhiều hơn nên dạ dày dễ bị tổn thương hơn và dễ hình thành nên khối u ác tính. Bên cạnh đó muối thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP – là loại vi khuẩn gây nên viêm loét niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó muối thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn HP – là loại vi khuẩn gây nên viêm loét niêm mạc dạ dày.
2.2. Thói quen ăn quá nhanh
Đây cũng là một nguyên nhân gây ung thư dạ dày rất phổ biến. Khi này, dạ dày sẽ bị tổn thương nặng do lượng thức ăn không được nghiền kỹ trước khi nuốt. Ngoài ra, các enzym trong tuyến nước bọt tiết ra không đủ để bôi trơn và phân hủy thức ăn.
Khi này, dạ dày phải co bóp nhiều hơn để nhào trộn thức ăn. Tuy nhiên cũng không kịp tiết ra lượng dịch vị đủ để kịp tiêu hóa làm cho thức ăn bị ứ đọng và dạ dày hoạt động quá tải gây ra tình trạng trào ngược axit, viêm loét dạ dày. Lâu ngày nếu không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến ung thư dạ dày.
2.3. Uống rượu bia
Uống nhiều thức uống có cồn như rượu, bia cũng là nguyên nhân gây ung thư dạ dày hay gặp bằng con đường làm tổn thương gen do tính chất cộng dồn các yếu tố gây ung thư.
Nếu sử dụng rượu, bia trong thời gian dài sẽ làm cho chất độc tích tụ trong cơ thể khiến cho gen tổn thương. Dẫn đến quá trình sao chép và phân chia của tế bào bị sai lệch.
2.4. Nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây ung thư dạ dày nguy hiểm nhất
Helicobacter Pylori là vi khuẩn sống trong lớp nhầy của dạ dày. Chúng tiết ra chất kích thích làm cho cho dạ dày sản sinh ra axit nhiều hơn. Bên cạnh đó, chúng tạo ra một số loại độc tố làm tổn thương và suy yếu tế bào dưới lớp nhầy bảo vệ dạ dày, gây viêm loét dạ dày. Nếu tình trạng này không được điều trị dứt điểm, lâu ngày dẫn tới bệnh ung thư dạ dày.
Ngoài ra, vi khuẩn này rất dễ lây lan qua việc ăn uống chung bát, đũa, chén, cốc… Do đó, việc thường xuyên ăn uống tại các hàng quán, nhà hàng hoặc những dịch vụ ăn uống không đảm bảo vệ sinh hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với những người mắc bệnh là nguyên nhân gây ung thư dạ dày.
Nguy cơ hình thành ung thư dạ dày ở những đối tượng này cao gấp 2 – 4 lần so với những người không nhiễm.
2.5. Không có thói quen theo dõi sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ
Rất nhiều người bệnh phát hiện ra mắc bệnh ung thư dạ dày khi đã ở giai đoạn phát triển muộn của bệnh. Nguyên nhân là do những người này không có thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ. Mà đây lại là cách duy nhất và hiệu quả nhất để phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời, ngăn chặn bệnh chuyển thành ung thư.
2.6. Yếu tố di truyền
Yếu tố di truyền là một nguyên nhân gây ung thư dạ dày đã được chứng minh. Tỷ lệ mắc bệnh ở những đối tượng có người thân mắc ung thư dạ dày là rất cao. Vì vậy, nếu trong gia đình có người bị ung thư dạ dày, bạn hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe và khám sàng lọc định kỳ 6 tháng/lần để có thể phát hiện bệnh sớm nhất.
2.7. Người bị viêm dạ dày mạn tính
Viêm dạ dày mạn nếu không điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới ung thư dạ dày
Những người bệnh bị viêm dạ dày mãn tính nếu như không được chữa trị kịp thời và dứt điểm thì có nguy cơ rất cao mắc bệnh ung thư dạ dày rất cao. Khi này, các vết viêm, loét sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
2.8. Do nhóm máu
Những người mang nhóm máu O có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn các nhóm khác
Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học, nhóm máu cũng là nguyên nhân gây ung thư dạ dày và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Sự thật là nhóm máu O có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao nhất và cao hơn so với các nhóm máu khác đến hơn 30%. Bởi vì cấu tạo màng tế bào nhóm O sẽ hấp dẫn vi khuẩn Helicobacter gây nên tổn thương cho dạ dày.
2.9. Hút thuốc lá
Việc hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động đều có thể gây ra bệnh ung thư dạ dày. Như chúng ta đã biết, trong thuốc lá chứa một hàm lượng lớn Nicotin. Đây là một chất độc có khả năng phá hủy hệ hô hấp cũng như hệ tiêu hóa.
Khi người bệnh hít phải khói thuốc lá, Cortisol được sản sinh ra nhiều hơn gây nên tình trạng viêm loét nặng hơn và khiến cho niêm mạc dạ dày bị suy yếu đi.
Như vậy, hút thuốc lá dẫ đến lưu lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể nói chung và dạ dày nói riêng chậm hơn, làm ngăn cản quá trình tiết chất nhầy của dạ dày.
Ngoài ra, thuốc lá cũng làm giảm đáng kể tác dụng điều trị của những loại thuốc chữa viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày.
2.10. Môi trường sống ô nhiễm
Thực tế, môi trường sống ô nhiễm và nhiều khói bụi cũng là một nguyên nhân gây ung thư dạ dày.
Nếu ở trong môi trường sống ô nhiễm trong một thời gian dài như không khí bẩn, nguồn nước bẩn, thực phẩm bẩn,… sẽ làm độc tố tích tụ nhiều hơn trong cơ thể và gây đột biến gen.
2.11. Tuổi tác và giới tính
Theo thống kê, yếu tố tuổi tác và giới tính cũng có tác động đến nguy cơ mắc bệnh.
Thực tế, tỷ lệ mắc bệnh ở tuổi trung niên cao hơn hẳn so với những người trẻ tuổi và nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao gần gấp hai lần so với nữ giới.
Tỷ lệ người trên 40 tuổi có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao nhất.
2.12. Từng phẫu thuật dạ dày
Những bệnh nhân đã từng phẫu thuật dạ dày và cắt đi một phần của dạ dày có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn so với những người. Do đó, nếu bạn đã từng phẫu thuật dạ dày, hãy đến những cơ sở y tế uy tín để xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện bệnh.
3. Một số biện pháp phòng tránh ung thư dạ dày hiệu quả
Chủ động phòng tránh ung thư dạ dày và bảo vệ sức khỏe bản thân
Trên cơ sở những nguyên nhân gây bệnh, có thể đề xuất những biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư dạ dày như sau:
- Duy trì cân nặng lý tưởng và chăm tập thể dục thể thao điều độ.
- Hạn chế sử dụng thức uống có cồn như bia, rượu và các chất kích thích.
- Sử dụng những thực phẩm vệ sinh và đạt chuẩn, có chế độ ăn giàu chất xơ và hạn chế chất béo.
- Nên giảm việc sử dụng những thực phẩm ngâm, muối và hun khói trong chế độ ăn.
- Điều trị các bệnh lý viêm dạ dày kịp thời và dứt điểm.
- Khám tầm soát ung thư dạ dày định kỳ 6 tháng/lần.
Hy vọng bài viết này đem lại những thông tin hữu ích cho bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Từ đó có những biện pháp phòng ngừa thích hợp trước căn bệnh nguy hiểm này.
Nếu bạn có bất cứ điều gì cần trao đổi thêm, hãy liên hệ với KOCHI để được giải đáp sớm nhất nhé!
- Hotline: 024 6291 8086
- Fanpage: Tỏi đen Kochi