Bệnh nguy hiểm, Chuyên gia tư vấn, Ung thư, Xương khớp

Bệnh Ung Thư Xương Là Gì? Bạn Đã Hiểu Rõ Về Nó Chưa ?

bệnh ung thư xuơng

Bệnh ung thư xương rất hiếm gặp nhưng tỷ lệ mắc bệnh này nay đang ngày một tăng lên, khiến các bác sĩ phải lên tiếng cảnh báo. Bệnh ở cấp độ nặng thường biểu hiện ra các dấu hiệu và triệu chứng rõ rệt, gây nên vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí đe dọa tới tính mạng của con người.

1. Bệnh ung thư xương là gì?

Ung thư xương liên kết từ 3 tế bào và bao gồm các tế bào tạo sụn, tế bào tạo xương và liên kết của mô xương. Bệnh ung thư hiếm gặp này được hình thành do sự xuất hiện của một khối u ác tính ở trong xương, những khối u này thường phát triển mạnh và cạnh tranh với mô xương lành, có thể dẫn đến đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

Bệnh ung thư xương có thể là do nguyên phát hay thứ phát (di căn từ nơi khác đến, chẳng hạn như là từ phổi, vú,…). Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp phát hiện ra ung thư đều là thứ phát, vì bệnh thường biểu hiện rõ trong các giai đoạn cuối; chỉ một vài trường hợp là nguyên phát.

2. Các loại ung thư xương hay gặp phải

Ung thư xương hay gặp có 3 loại chính:

  • Thứ nhất: Sarcoma xương: Thường xuất hiện ở mô dạng xương- mô có cấu trúc gần giống với xương. Tuy nhiên nó có ít lượng khoáng chất hơn hẳn và vị trí xuất hiện ung thư hay gặp ở đầu gối và cánh tay;
  • Thứ hai: Sarcoma sụn: Ung thư có ở mô sụn, xuất hiện ở hầu hết ở các vị trí như vai, xương chậu và xương đùi.
  • Thứ ba: Ung thư có tính chất gia đình Ewing Sarcoma (ESFTs): Thường xuất hiện ở các vị trí của xương hoặc mô mềm (mô sợi, mô mỡ, cơ, mạch máu hoặc các mô nâng đỡ khác). Vị trí xuất hiện thường hay ở dọc xương sống, xương chậu, ở cánh tay hoặc cẳng chân.

3. Nguyên nhân nào gây nên bệnh ung thư xương là gì?

Có thể nói rằng nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ung thư xương là do các rối loạn di truyền có liên quan đến quá trình phân bào có gen biến dị. Nhất là trẻ em đang ở lứa tuổi phát triển xương có độ tuổi từ 12 đến 20 tuổi và đây là đối tượng chính của bệnh.

Những đứa trẻ ở độ tuổi 12 đến 20 tuổi nguy cơ bị mắc bệnh ung thư xương

Những đứa trẻ ở độ tuổi 12 đến 20 tuổi nguy cơ bị mắc bệnh ung thư xương

Mặt khác, còn có một số nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư xương, như là:

  • Bức xạ ion hóa: Khi tiếp xúc nhiều với tia ion hóa trong quá trình xạ trị sẽ dẫn tới sự thay đổi của các tế bào, gây ra tình trạng ung thư xương.
  • Chấn thương: Bệnh ung thư xương cũng có thể xảy ra nếu như bị va chạm mạnh hoặc ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài trong một khoảng thời gian nhất định.

4. Bệnh ung thư xương có các dấu hiệu và triệu chứng như thế nào?

Bệnh ung thư xương gồm có 3 cấp độ, từ nhẹ, trung bình và nặng. Ở mỗi giai đoạn thì bệnh ung thư xương sẽ có dấu hiệu và các triệu chứng sẽ khác nhau. Thường ở giai đoạn đầu thì rất khó phát hiện ra bệnh, vì các triệu chứng đều biểu hiện rất mờ nhạt và không rõ ràng.

Ở cấp độ nặng hơn, các triệu chứng bệnh ung thư xương sẽ bộc lộ ra một cách rõ rệt, người bệnh dễ dàng có thể nhận thấy. Các triệu chứng này bao gồm:

  • Đau đớn: Đây là dấu hiệu đầu tiên có thể báo hiệu cho người bệnh đang có nguy cơ bị ung thư xương. Trong giai đoạn đầu sẽ chỉ có cảm giác đau nhẹ, những cơn đau xuất hiện không liên tục. Cho đến khi bệnh phát triển ngày một nặng lên, tần suất các cơn đau tăng dần và thường xuyên hơn. Hầu hết, các cơn đau thường đến vào ban đêm, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ người bệnh. Tuy nhiên, bạn rất khó để có thể xác định được vị trí chính xác của các cơn đau vì nó xảy ra rất là mơ hồ.
  • Sưng hoặc nổi các u cục: Giai đoạn đầu của bệnh, khi khối u bắt đầu xuất hiện, lúc đó bạn sẽ sờ thấy ở xương có sự biến dạng và bị sưng lên. Khi tình trạng sưng ngày một nặng lên thì sẽ làm cho mô xương nhô ra bên ngoài, bề mặt trơn bóng hoặc lồi lõm một cách bất thường. Những khối u này sẽ gây đau nhức và bứt rứt ở trong xương. Vùng da bị khối u sẽ có màu hồng và ấm hơn những vùng khác.
  • Rối loạn chức năng xương: Tình trạng sưng đau gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng xương, gây ra triệu chứng teo cơ tương ứng kèm theo.
  • Triệu chứng bị nén ép: Khối u phát triển trong khoang mũi và khoang sọ có thể gây chèn ép vào vùng não và mũi, dẫn tới các triệu chứng áp lực não chậm chạp và phát sinh một số vấn đề về hô hấp. Các khối u ở vùng chậu đè nén vào trực tràng, bàng quang và ruột sẽ gây khó tiểu; khối u trong tủy đè nén vào cột sống gây nên tê liệt.
  • Cơ thể bị biến dạng: Khối u phát triển mạnh gây ảnh hưởng nặng đến hệ xương chi, gây ra dị tật và các biến dạng cơ thể, các chi dưới thay đổi bất thường.
  • Gãy xương: khu vực xương bị ung thư khi xảy ra va chạm mạnh khả năng bị gãy khá cao và có thể gây liệt chân.

 Ung thư xương vùng đầu gốiUng thư xương vùng đầu gối

  • Đau nhức toàn thân: Xuất hiện những dấu hiệu như  chán ăn, khó ngủ, bơ phờ, xanh xao, sụt cân đột ngột,..;.
  • Cơ thể suy nhược trầm trọng: Những bệnh nhân ở giai đoạn cuối thường hay tăng lượng canxi trong máu và gặp những vấn đề như chóng mặt, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi làm cho cơ thể bị suy nhược nhanh chóng. Bên cạnh đó, khi khối u sẽ di căn sang các bộ phận khác, chẳng hạn như phổi sẽ gây nên tình trạng khó thở, ho dai dẳng, tràn dịch màng phổi. Khối u di căn lên gan gây gan to, vàng da và mắt, nước tiểu sậm màu.

5. Các biện pháp chẩn đoán khi bị bệnh ung thư xương

Chẩn đoán ung thư xương dựa vào cận lâm sàng như sau:

  • Chụp Xquang xương thẳng – nghiêng: xác định vị trí, số lượng, ranh giới tổn thương và đánh giá sự xâm lấn phần mềm.
  • Chụp cắt lớp vi tính: đánh giá mức độ lan rộng của các tổn thương trong xương, trong tủy xương hay ngoài xương.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: đánh giá sự lan rộng của các tổn thương trong tủy xương, trong xương, mô mềm, xâm lấn thần kinh và các mạch máu.
  • Chụp xạ hình xương: xác định được các giới hạn tổn thương, theo dõi tiến triển và đánh giá kết quả điều trị.
  • Chụp PET/CT: phát hiện và theo dõi sarcoma xương tái phát ,sarcoma phần mềm, di căn xa.
  • Sinh thiết: Sinh thiết mở hay sinh thiết kim lớn giúp chẩn đoán, phân loại và xác định được mức độ ác tính của tổn thương.
  • Các xét nghiệm khác như : Siêu âm ổ bụng, chụp X quang phổi giúp xác định tình trạng di căn.

Chụp PET/CT

Chụp PET/CT

6. Bệnh ung thư xương có thể điều trị bằng biện pháp gì?

Điều trị bệnh ung thư xương là đa mô thức kết hợp với nhiều chuyên khoa như chấn thương chỉnh hình, chẩn đoán hình ảnh, điều trị hóa chất, xạ trị, giải phẫu bệnh. Hiện nay việc điều trị ung thư xương đã đạt được kết quả khả quan, tỉ lệ sống thêm trên 5 năm đạt 70%.

6.1. Phẫu thuật

  • Phẫu thuật để loại bỏ các khối u là phương pháp điều trị triệt căn bệnh ung thư xương.
  • Nguyên tắc dựa trên việc lấy hết các tổn thương ung thư và lấy rộng tổ chức cân cơ bị xâm lấn. Đảm bảo diện tích cắt không còn tế bào ác tính nào. Hậu quả để lại là khiến bệnh nhân có thể bị khuyết 1 đoạn xương hay toàn bộ 1 xương.

Hình ảnh phẫu thuật lấy bỏ các khối u

Hình ảnh phẫu thuật lấy bỏ các khối u

Hiện nay việc phẫu thuật bảo tồn dần thay thế cho phẫu thuật cắt cụt chi thể. Tạo hình lại khớp, xương sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ u bao gồm các loại phẫu thuật:

  • Phẫu thuật bảo tồn chi sử dụng các mảnh ghép xương đồng loại ( tức là xương người chết hiến hay tặng).
  • Phẫu thuật bảo tồn chi sử dụng các vật liệu nhân tạo như: Titan, hợp kim, vật liệu y sinh…

Hình ảnh thay đoạn đầu dưới của xương đùi bằng Titan

Hình ảnh thay đoạn đầu dưới của xương đùi bằng Titan

  • Phẫu thuật bảo tồn chi thể sử dụng các mảnh ghép xương tự thân – xử lý dung dịch Nitơ lỏng.

6.2. Hóa chất

Là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt hết các tế bào ung thư. Có 2 tác dụng chính là:

  • Tác dụng toàn thân: Tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư không chỉ tại khối u mà còn cả tại các tế bào di căn. Giúp cải thiện thời gian sống được tăng thêm.
  • Tác dụng tại chỗ: Có thể điều trị trước khi phẫu thuật làm cho các khối u ngừng phát triển và nhỏ lại. Có thể tiến hành điều trị sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại cũng như ngăn chặn bệnh tái phát.

6.3. Xạ trị

  • Sử dụng tia xạ làm các tế bào ung thư bị tổn thương và ngừng phát triển.
  • Tuy nhiên hầu hết các ung thư xương không đáp ứng với xạ trị trừ sarcoma Ewing tương đối nhạy cảm.

Ung thư xương khá nguy hiểm. Khi phát hiện ra khối u xương, người bệnh nên đi thăm khám và làm giải phẫu bệnh nhằm xác định bản chất của u xương (lành tính hay ác tính ) để được tiến hành điều trị kịp thời.

Nếu bạn có bất cứ điều gì cần trao đổi thêm, hãy liên hệ với KOCHI để được giải đáp sớm nhất nhé!

Hotline: 024 6291 8086

Fanpage: Tỏi đen Kochi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *