Biểu hiện ung thư dạ dày là những từ khóa hot nhất hiện nay, do số người mắc căn bệnh này ngày càng gia tăng và đáng báo động. Vậy biểu hiện ung thư dạ dày là gì và cách để phòng và ngăn ngừa bệnh, cũng như điều trị ra sao?
Nội Dung
1. Ung thư dạ dày là gì?
Trước khi nghiên cứu về biểu hiện ung thư dạ dày ta cần tìm hiểu định nghĩa ung thư dạ dày để có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh. Bệnh này có thể gặp ở khắp mọi nơi nhưng phổ biến hơn ở khu vực Đông Á, cụ thể là Singapore.
Một người chỉ bị ung thư dạ dày khi có sự tăng sinh quá mức, bất thường của các tế bào của dạ dày, tạo nên khối u chèn ép các tổ chức xung quanh, gây hại cho sức khỏe con người nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Biều hiện của ung thư dạ dày là gì?
Căn nguyên của ung thư dạ dày vẫn chưa được các chuyên gia xác định rõ chính xác, nhưng có nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố, tác nhân sau có lẽ là nguy cơ, rủi ro dẫn tới ung thư dạ dày:
- Ăn mặn, ăn đồ ăn được hun khói, hút thuốc.
- Lười ăn rau xanh và hoa quả.
- Trong gia đình từng có người bị ung thư dạ dày thì có thể di truyền gen này. Do gen E – cadherin (CDH1) bị đột biến di truyền và cũng do mắc đa polyp tuyến ở những người có mắc hội chứng di truyền.
- Helicobacter pylori (H. Pylori) vi khuẩn trong dạ dày gây viêm loét dạ dày.
- Đã từng có viêm dạ dày mạn kéo dài.
- Thiếu máu ác tính. Nguyên do là thiếu hồng cầu không tân tạo được hồng cầu, bởi ruột không hấp thụ đủ vitamin B12.
- Nhóm máu A so với nhóm máu khác là O, B, AB thì hay mắc ung thư dạ dày hơn.
- Béo phì có thể mắc ung thư dạ dày với nguy cơ cao hơn người bình thường, cụ thể là ung thư phần tâm vị.
- Với những người già lớn tuổi thì có thể bị ung thư dạ dày cao hơn lứa tuổi trẻ, nhất là sau tuổi 50.
- Theo nghiên cứu nữ giới có thể bị ung thư dạ dày thấp hơn 2 lần so với nam giới.
2. Các giai đoạn ung thư dạ dày của người mắc bệnh
Biểu hiện ung thư dạ dày ở các giai đoạn khác nhau thì rất khác nhau. Nên ta cần tìm hiểu ung thư dạ dày có những giai đoạn nào:
Giai đoạn 0: Các tế bào bất thường có ở niêm mạc dạ dày.
Giai đoạn 1: Lớp thứ hai dạ dày có tế bào ung thư xuất hiện, nhưng chưa di căn tổ chức khác, vẫn chưa thấy các biểu hiện ung thư dạ dày rõ ràng.
Giai đoạn 2: Các triệu chứng rõ hơn, quan sát dễ hơn: đau bụng, buồn nôn…Bệnh nhân cần đến khám ở cơ sở y tế khi thấy các biểu hiện đó.
Giai đoạn 3: Tế bào ung thư hóa di căn đến hạch bạch huyết xung quanh và các tổ chức khác.
Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối): Các tế bào ung thư hóa lan tràn ra mọi nơi khắp cơ thể. Trong hầu hết trường hợp, những bệnh nhân ở giai đoạn cuối này thường không chữa trị được.
3. Biểu hiện ung thư dạ dày
Hầu hết các biểu hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm cũng như các căn bệnh ung thư khác là rất khó phát hiện. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau bụng hay khu trú ở vùng thượng vị, biếng ăn, sụt cân, ợ nóng, chán ăn, khó nuốt thì có lẽ bạn đang có nguy cơ của bệnh ung thư dạ dày.
Nhưng không chỉ dựa vào các biểu hiện trên bởi khi bạn mắc viêm dạ dày và/ hoặc trào ngược axit dạ dày – thực quản bạn cũng có các triệu chứng đó. Điều quan trọng là bạn nên được thăm khám và chỉ định các xét nghiệm để có những chẩn đoán chính xác.
Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ có phân đen do tình trạng chảy máu dạ dày. Các biểu hiện ung thư dạ dày trên bạn cần chú ý để có các giải pháp kịp thời.
Biểu hiện ung thư dạ dày
4. Chẩn đoán ung thư dạ dày
Khi có biểu hiện ung thư dạ dày điều bạn cần làm là tiến hành các xét nghiệm, những biện pháp được bác sĩ chỉ định để có chẩn đoán chính xác.
4.1. Nội soi dạ dày
Đây là biện pháp được các bác sĩ hay chỉ định nhất để chẩn đoán bệnh về đường tiêu hóa và ngay cả khi có biểu hiện ung thư dạ dày. Ống nội soi được bác sĩ đưa từ miệng, thực quản đến dạ dày để xác định tình trạng bên trong dạ dày.
Chẩn đoán ung thư dạ dày trong biểu hiện ung thư dạ dày
4.2. Sinh thiết
Được tiến hành khi nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ lấy ra một mẫu mô nhỏ ở phần dạ dày bất thường. Rồi đem quan sát, soi dưới kính hiển vi.
4.3. Siêu âm hoặc CT scan
Được chỉ định khi muốn biết ung thư di căn tới đâu để xem hình ảnh bên trong cơ thể.
4.4. Xét nghiệm máu và/ hoặc xét nghiệm máu toàn bộ (CBC)
Chẩn đoán cơ thể nhiễm H.pylori hay không.
4.5. Các xét nghiệm khác
- Xét nghiệm phân.
- Chất chỉ điểm khối u được tìm thấy như: CA 72-4, CEA và CA 19-9.
5. Điều trị ung thư dạ dày
Sau khi biết được chính xác mình bị ung thư dạ dày và các biểu hiện ung thư dạ dày bạn sẽ được bác sĩ áp dụng các biện pháp sau:
5.1. Phẫu thuật
Là phương pháp chữa trị hàng đầu với bệnh nhân ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu cũng như các bệnh ung thư khác. Biện pháp này là cắt loại bỏ vùng tế bào bị ung thư hóa. Khi ung thư dạ dày ở bệnh nhân trong các giai đoạn sau tiến triển nặng hơn thì phương pháp này ít áp dụng hơn.
5.2. Xạ trị
Người ta sử dụng biện pháp này với bệnh nhân bị chảy máu khi mắc ung thư dạ dày do nó có tác dụng cầm máu. Hoặc có thể áp dụng với bệnh nhân không thể phẫu thuật do bác sĩ nhận định.
Hoặc có thể kết hợp hóa trị liệu để giết các tế bào ác tính bị sót lại nếu phẫu thuật không cắt hết được. Và biện pháp này sẽ là suy giảm sự tắc nghẽn dạ dày khi ung thư dạ dày tiến triển.
5.3. Hóa trị
Biện pháp này được chỉ định với mục tiêu giết, loại bỏ các tế bào ung thư hóa và làm nhỏ khối u. Ngoài ra các biểu hiện, triệu chứng sẽ giảm khi áp dụng biện pháp này. Giống như xạ trị, nó cũng áp dụng trên bệnh nhân không thể phẫu thuật để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
5.4. Liệu pháp nhắm đích
Với nguyên nhân ung thư dạ dày là trên bề mặt tế bào ung thư hóa có dư loại protein, loại mà có công dụng thúc đẩy tăng trưởng: HER2 thì áp dụng liệu pháp nhắm đích.
Các khối tế bào ung thư dương tính với HER2 khi có lượng HER2 tăng thì kháng thể nhân tạo là Trastuzumab tấn công vào loại protein HER2. Để bệnh nhân sống lâu hơn thường kết hợp thuốc cùng hóa trị liệu.
6. Phòng ngừa ung thư dạ dày
Phòng ngừa ung thư dạ dày trong biểu hiện ung thư dạ dày
Để làm giảm tình trạng bệnh, biểu hiện ung thư dạ dày hay phòng tránh bệnh ung thư dạ dày và bất kỳ căn bệnh nào, bạn cần có lối sống khỏe, chế độ ăn khoa học, kết hợp tập luyện:
- Ăn nhiều thực phẩm tươi như rau xanh và hoa quả.
- Ăn ít đồ ướp muối, hun khói.
- Nghỉ ngơi hợp lý.
- Bỏ hút thuốc.
- Tập thể dục thể thao.
- Kiểm tra sức khỏe 6 tháng/ lần, nhất khi các bạn đã từng có các bệnh về dạ dày.
Có báo cáo cho rằng tỏi đen trong công tác làm giảm và điều trị biểu hiện ung thư dạ dày là rất tốt, bên cạnh các biện pháp khác như xạ trị và/ hoặc hóa trị liệu.
Theo Giáo sư Xin Wang người Trung Quốc: Chiết xuất tỏi đen có tác dụng ức chế tăng trưởng tế bào ung thư dạ dày invitro và invivo [1].
Tỏi đen hỗ trợ điều trị trong biểu hiện ung thư dạ dày
Biểu hiện ung thư dạ dày là không rõ ràng và rất khó phát hiện. Nhưng nếu thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nêu trên hãy đi khám ngay trước khi quá muộn.
Ngoài ra, nếu cần thêm thông tin hãy liên hệ với Kochi:
Liên hệ hotline: 0246.291.8086
Hoặc để lại thông tin tại website để có được thông tin về việc dùng tỏi đen hợp lý nhất.
Hoặc trên Fanpage: Tỏi đen Kochi
Tài liệu tham khảo:
1.Wang, Xin và các cộng sự. (2012), “Aged black garlic extract induces inhibition of gastric cancer cell growth in vitro and in vivo”, Molecular medicine reports. 5(1), tr. 66-72.