Phòng chống ung thư là một hành động được thực hiện nhằm giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh ung thư. Một số yếu tố nguy cơ gây ung thư có thể tránh được, tuy nhiên nhiều yếu tố thì không thể. Do đó, các yếu tố rủi ro mà chúng ta có thể kiểm soát được gọi là các yếu tố rủi ro và có thể hạn chế được.
Nội Dung
1. Nguyên nhân hay gặp của bệnh ung thư
Đến nay có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư nhưng hầu hết đều có các đặc điểm chung là tác động lên hệ thống gen của cơ thể, làm tăng sự hoạt động quá mức của gen sinh ra các tế bào ung hoặc ức chế sự hoạt động của gen.
Trong đó những nguyên nhân chính gây ra ung thư thường gặp là: do lối sống không lành mạnh, tác động xấu từ môi trường; các yếu tố sinh học như tuổi, giới, màu da; do yếu tố di truyền; hay các yếu tố ngoại cảnh như nghề nghiệp; một số loại virus hoặc vi khuẩn đều có khả năng gây ung thư…Vì vậy chúng ta cần áp dụng một số biện pháp phòng chống ung thư dưới đây.
2. Một số giải pháp giúp phòng chống ung thư hiệu quả
Sự thật là chỉ có khoảng 5-10% tổng số ca bệnh ung thư liên quan đến di truyền và còn đâu là có đến 90-95% liên quan đến lối sống và môi trường sống. Ngoại trừ các yếu tố thuộc về di truyền, sinh học ra, hầu hết các nguyên nhân gây ung thư còn lại chúng ta đều có thể phòng ngừa được. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia sẽ giúp chúng ta phòng chống ung thư và sống khỏe mạnh hơn:
2.1. Bỏ thuốc lá giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi đến 25 lần
Bỏ thuốc lá góp phần vào phòng chống ung thư đặc biệt là ung thư phổi
Sử dụng bất cứ dạng thuốc lá nào kể cả thuốc lá điện tử cũng khiến tăng nguy cơ mắc ung thư. Hút thuốc lá thì liên quan đến rất nhiều loại ung thư cụ thể như ung thư họng – miệng, ung thư tụy, ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư bàng quang, hay là ung thư thận ung thư thận…
Đặc biệt, thói quen xấu là nhai thuốc lá có thể dẫn đến ung thư tuyến tụy và ung thư khoang miệng. Thống kế cho thấy so với những người không hút thuốc lá, thì những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao gấp 25 lần so với những người không hút thuốc lá.
Thậm chí, người hút thuốc lá thụ động( hít phải khói thuốc của người bên cạnh) cũng có thể bị tăng nguy cơ ung thư phổi lên 20% – 30%. Theo nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, nồng độ các chất gây ung thư có trong khói thuốc lá mà người hút thuốc thụ động hít phải còn cao hơn so với người trực tiếp hút thuốc lá nhận được.
Do đó, bỏ hút thuốc lá là một việc rất quan trọng để phòng chống ung thư. Hãy thực hiện hành động này ngay hôm nay, để bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh.
2.2. Chế độ ăn uống và dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, hợp lý
Phòng chống ung thư dựa trên chế độ ăn uống và dinh dưỡng lành mạnh
Việc lựa chọn thực phẩm lành mạnh, khoa học và phù hợp có thể giúp giảm một số nguy cơ mắc ung thư. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của bạn và những người xung quanh bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học:
Ăn nhiều trái cây và rau quả: Đảm bảo rằng trái cây, rau quả và các thực phẩm sạch có nguồn gốc thực vật như ngũ cốc nguyên hạt, nguyên cám và các loại đậu luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong chế độ ăn mỗi ngày của bạn.
Tránh tình trạng béo phì: Giảm những thực phẩm có hàm lượng calo cao ví dụ như: Đường tinh luyện, chất béo có nguồn gốc động vật.
Tránh rượu bia: Việc uống nhiều các loại rượu bia sẽ làm tăng khả năng mắc các bệnh ung thư thực quản, đại tràng, phổi, vú, thận, gan…
Hạn chế các loại thịt đã chế biến sẵn: WHO đã kết luận rằng, việc tiêu thụ nhiều các loại thịt chế biến sẵn như các loại thịt nguội, dăm bông, thịt hộp, xúc xích…có thể làm tăng khả năng mắc một số loại ung thư.
Thực hiện chế độ ăn: Tập trung vào các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật và lựa chọn các chất béo lành mạnh như dầu ô liu, cá hoặc bơ để thay cho thịt đỏ. Chế độ ăn này đã được chứng minh rằng có thể là phòng chống ung thư vú ở nữ giới.
2.3. Duy trì cơ thể cân đối và thường xuyên hoạt động thể lực thường xuyên
Chỉ số BMI =(Trọng lượng của cơ thể/(chiều cao*chiều cao)).
Trọng lượng cơ thể: Tính bằng đơn vị ( kilogram ).
Chiều cao: Tính bằng mét.
Trong đố chỉ số BMI từ 18,5 – 23 là chỉ số BMI phù hợp với cơ thể của người dân Việt Nam. Duy trì cân nặng phù hợp, cân đối, cơ thể khỏe mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc và phòng chống ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, phổi, đại tràng, thận.
Và ở bất cứ độ tuổi nào, thể dục thể thao luôn mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe. Vì vậy hãy dành thời gian tập luyện 75 – 150 phút/tuần hoặc 30 phút/ngày, kết hợp các bài tập có cường độ từ trung bình đến cường độ cao để đạt được kết quả tốt.
2.4. Bảo vệ cơ thể trước những tia cực tím từ ánh nắng của mặt trời
Ngày nay ung thư da là một trong những loại ung thư rất phổ biến và chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng chống ung thư da hiệu quả với biện pháp sau:
Tránh ánh nắng cao điểm nhất là vào lúc giữa trưa: Trong ánh nắng mặt trời từ 10h – 16h có tia cực tím như UVA, UVB và UVC các tia này hoạt động rất mạnh khi gặp da gây nên tổn thương và gây hại cho da.
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng từ mặt trời: Khi ở ngoài trời nên sử dụng kem chống nắng, chọn đứng ở dưới bóng râm, đeo kính râm và đội mũ rộng vành để bảo vệ làn da.
Che các vùng nơi tiếp xúc với ánh nắng: Mặc những quần dài, áo dài tay, rộng, che phủ càng nhiều da càng tốt. Nên lựa màu sáng hoặc tối thì sẽ giúp phản xạ tia cực tím tốt hơn màu khác để giúp phòng chống ung thư đặc biệt là ung thư da.
Sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài: sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF lớn hơn 30. Hãy dùng một lượng kem chống nắng vừa đủ và bôi lại sau mỗi 02 giờ hoặc thường xuyên hơn nếu đang bơi hoặc tham gia hoạt động ngoài trời dưới ánh nắng trực tiếp.
Hạn chế tối thiểu sử dụng giường tắm nắng và đèn chiếu ánh sáng mặt trời: Những đồ dùng này cũng gây hại giống như ánh nắng từ tự nhiên.
2.5. Tiêm phòng Vaccine
Tiêm phòng vaccine cho trẻ nhỏ
Việc tiêm phòng một số loại vaccine có thể giúp phòng chống ung thư ở một số loại ung thư đem hiệu quả cao.
Vaccine viêm gan B: Giúp làm giảm đáng kể khả năng mắc ung thư gan. Thống kê cho thấy Việt Nam là nơi thuộc khu vực có nguy cơ nhiễm virus viêm gan B cao nên việc tiêm phòng vaccine ngừa viêm gan B là điều rất cần thiết.
Vaccine ngừa HPV: HPV (Human papillomavirus) là một loại virus lây truyền qua đường tình dục và có thể gây ra ung thư cổ tử cung và các cơ quan sinh dục, ngoài ra còn gây ung thư tế bào gai ở vùng đầu cổ. Hiện nay tại Việt Nam, việc tiêm phòng vaccine ngừa HPV đã được khuyến nghị chích ngừa cho nữ từ 9 – 26 tuổi.
2.6. Tránh những hành vi nguy cơ có thể gây mắc bệnh ung thư
Thực hành quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để tránh các nguy cơ nhiễm những loại virus như HPV và HIV. Đối với những người bị nhiễm HIV hoặc AIDS thì có nguy cơ mắc ung thư hậu môn và gan cao hơn.
Không nên dùng chung kim tiêm: Tuyệt đối không dùng chung kim tiêm với những người khác để tiêm vì có thể dẫn đến lây nhiễm HIV, viêm gan B, viêm gan C – tăng nguy cơ ung thư gan.
2.7. Thường xuyên kiểm tra định kỳ sức khỏe của bản thân
Tự bản thân mỗi chúng ta cần kiểm tra và tầm soát thường xuyên các loại ung thư như: ung thư vú, ung thư da, ung thư gan,ung thư cổ tử cung… có thể giúp tăng khả năng phát hiện sớm ra ung thư từ đó giúp cho điều trị thành công. Do đó, hãy thăm hỏi kỹ ý kiến bác sĩ của bạn để xác định thời gian và lịch trình tầm soát ung thư cho bản thân và người thân xung quanh của bạn để việc phòng chống ung thư hiệu quà nhất.
Nếu bạn có bất cứ điều gì cần trao đổi thêm, hãy liên hệ với KOCHI để được giải đáp sớm nhất nhé!
Hotline: 024 6291 8086
Fanpage: Tỏi đen Kochi