Góc sức khỏe

Bật mí cách chế biến hà thủ ô đỏ hết độc

Được nhắc đến với tên gọi rất đặc biệt “thần dược hà thủ ô” giúp trị bạc tóc và nhiều các công dụng quý, hà thủ ô đỏ luôn là “hot key” được nhiều người tìm kiếm sử dụng. Tuy nhiên, không chỉ đặc biệt ở công dụng mà cách sử dụng thảo dược này cũng rất cầu kì mà không phải ai cũng biết. Bài viết này sẽ chia sẻ về cách chế biến hà thủ ô đỏ hết độc.

1. Nhận biết đúng hà thủ ô đỏ

Để chế biến được hà thủ ô đỏ hết độc, trước hết bạn phải lựa chọn đung nguyên liệu. Do hà thủ ô có hai loại thường gặp là hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng mà hai loại này khá giống nhau nên cần biết cách nhận biết nguyên liệu đầu vào. Cách nhận biết đơn giản và nhanh nhất là màu sắc ở ruột củ hà thủ ô. Củ hà thủ ô trắng thì có ruột màu trắng trong khi ruột của củ hà thủ ô đỏ là màu đỏ.

Đặc điểm của hà thủ ô đỏ:

  • Củ hà thủ ô đỏ – tên khoa học là  Fallopia multiflora, họ rau răm Polygonaceae hay còn có tên gọi khác là giao đằng (do đây cây dây leo, thân dây leo luôn quấn vào nhau), hay dạ hợp (ý nói dây leo thường quấn lấy nhau vào ban đêm).
  • Là cây thuộc nhóm cây dây leo, sống lâu năm. Thân cây nhẵn, mặt ngoài thân có màu xanh tía kết hợp có vân và thường mọc xoắn vào với nhau. Hà thủ ô đỏ có rễ phình thành củ – bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây. Củ hà thủ ô đỏ có khối lượng trung binh từ 0,5 kg đến 2 kg.

cay ha thu o do

  • cay ha thu o do

2. Thành phần hóa học và công dụng của hà thủ ô đỏ

Để hiểu tại sao phải có cách chế biến hà thủ ô đỏ hết độc, chúng ta sẽ đi từ thành phần hóa học và công dụng của chúng trong của cây.

Những công dụng kì diệu của dược liệu hà thủ ô đỏ là do sự có mặt của một số chấtt, nhóm chất có tác dụng dược lý như: Stilbens, Anthranoid, Flavonoid, Lecithin, Naphtolic, Tanin, Protid,  Phospholipid, chất béo, chất vô cơ,… (tinh bột và các chất tan trong nước chiếm nhiều tỉ lệ nhất lần lượt là 45,2% và 26,4%).

Những nhóm chất, hoạt chất trên đã đem lại cho hà thủ ô đỏ các công dụng:

  • Bổ huyết, và giúp tăng số lượng hồng cầu.
  • Giúp đen râu tóc trở lại với người bạc tóc sớm, giúp hạn chế khô tóc và đỡ rụng nhiều.
  • An thần, ngủ tốt.
  • Bổ gan, chống tăng men gan nhờ đó bảo vệ gan.
  • Bổ thận, lợi tiểu.
  • Chống viêm.
  • Tăng tiết sữa.
  • Nhuận tràng đồng thời cải thiện dinh dưỡng…

Ví dụ, hoạt chất sinh học 2, 3, 5, 4-tetrahydroxystilbene 2 – O –  β – D  – glucopyranoside (THSG) thuộc nhôm Stilbens có trong hà thủ ô đỏ có tác dụng chống lão hóa, chống oxy hóa và bảo vệ tế bào thần kinh, hơn nữa còn kích thích mọc tóc. Hay emodin được nghiên cứu có tác dụng để bảo vệ gan, giảm triglycerid và cholesterol lipoprotein có tỷ trọng thấp – đây là những chất không tốt ở máu. Tác dụng này tốt cho người có mỡ máu cao.

tac dung ha thu o do

tac dung ha thu o do

3. Tại phải biết cách chế biến hà thủ ô đỏ

Như đã nhắc đến ở trên, ta thấy điểm đặc biệt ở đây là sự có mặt đồng thời của cả hai nhóm chất tác dụng trái ngược nhau là Tanin và Anthranoid (1,7%).

Các anthranoid nhóm nhuận tẩy ở đây có tác dụng nhận tràng nhưng ngược lại một trong những tác dụng của nhóm tanin là giúp giảm nhu động ruột nên thường dùng trong bệnh ỉa chảy. Như vậy, khi sử dụng hà thủ ô tươi mà chưa qua chế biến, hai nhóm chất trên sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả tiêu hóa rối loạn từ đó dễ gây mất nước và điện giải của cơ thể. Hơn nữa, khi chưa được chế biến, dược liệu này có thể có khả năng gây hại cho gan.

Theo y học cổ truyền, một trong những lợi ích từ việc chế biến dược liệu là tăng tác dụng dẫn thuốc đến các cơ quan. Như vậy, đồng thời với việc giảm tác dụng không mong muốn thỉ hà thủ ô tươi sau khi được chế biến sẽ giúp tăng tác dụng bổ dưỡng và tác dụng quy kinh.

Tóm lại, sử dụng hà thủ ô tươi không đúng cách sẽ không không khai thác được hết các công dụng mà lại gây ra một số tác dụng không mong muốn cho người sử dụng, khó bảo quản. Đến đây, bạn đọc có thể phần nào hiểu được vì sao phải chế biến hà thủ ô rồi mới sử dụng dược. Phần dưới đây của bài viết sẽ chia sẻ về cách chế biến hà thủ ô đỏ hết độc.

4. Các cách chế biến hà thủ ô đỏ hết độc

Có rất nhiều cách chế biến hà thủ ô đỏ hết độc, tuy nhiên, bài viết sẽ giới thiệu cách thông dụng nhất:

  • Bước 1: Lựa chọn củ tươi có khối lượng từ 0,5 kg trở lên, rửa sạch hết đất cát đồng thời cắt khúc.
  • Bước 2: Ngâm nguyên liệu cắt khúc ở trên với nước vo gạo trong khoảng 24 đến 48 giờ sau đó rửa lại nước 1 lần nữa cho sạch (nếu vẫn thấy có đất bám vào có thể rửa thêm). Bước 3: Ninh cho chín hà thủ ô đỏ với nước đậu đen xanh lòng (tỷ lệ sử dụng là1 kg hà thủ ô đỏ tươi cần 100 – 200 g đậu đen xanh lòng). Thời gian ninh là từ 48 đến 72 giờ (tới khi hà thủ ô đỏ đã được chín ngậy và ít chát).
  • Bước 4: Vớt hà thủ ô đỏ vừa ninh ra rồi tiến hành bỏ lõi và thái lát.
  • Bước 5: Thực hiện quy trình sấy kết hợp tẩm dịch tới khi hết chỗ nước ninh hà thủ ô đỏ ở bước 3.
  • Bước 6: Sấy khô kiệt miếng hà thủ ô đỏ chế và đóng gói kín để bảo quản được lâu.

cach che bien ha thu o do het doc voi dau den

cach che bien ha thu o do het doc voi dau den

Hà thủ ô đỏ chế thành công sẽ có màu nâu đen đồng thời có mùi thơm đặc trưng, khi sử dụng thì nước pha màu đỏ thơm, vị hơi ngọt, hơi chát lại ngậy và gần như không đắng. Lưu ý: Khi sử dụng, có thể tiếp tục trộn với đậu đen xanh lòng đã rang chín, điều này để giúp tăng hiệu quả của hà thủ ô đỏ chế.

 cach che bien ha thu o do het doc san pham

 cach che bien ha thu o do het doc san pham

Còn theo Thông tư 30/2017 của bộ y tế phụ lục chế vị thuốc hà thủ ô đỏ:

  • Bước 1: Chế dịch đậu đen: 100 g đậu đen rửa sạch thêm 4 lít nước, nấu đến khi hạt đậu chín thì gạn lấy phần dịch.
  • Bước 2: Chế hà thủ ô đỏ (1,0 kg nguyên liệu): loại tạp bên ngoài, rửa sạch rồi ngâm trong dịch nước vo gạo trong vòng 2 ngày đêm (chú ý là nếu chế biến vào mùa hè thì sau mỗi 4 đến 6 tiếng phải thay nước một lần).
  • Bước 3: Vớt nguyên liệu ở trên ra, rửa sạch. Thêm dịch đậu đen để cho ngập hà thủ ô. Đun từ 4 đến 6 giờ, trong quá trình đun phải thỉnh thoảng đảo đều (nếu cạn dịch thì cần bổ sung nước vào cho ngập).
  • Bước 4: Để nguội và lấy ra, bõ lõi (nếu có), thái phiến 2 mm đến 4 mm.
  • Bước 5: Phơi hoặc sấy se hà thủ ô đỏ ở nhiệt độ 60°C đến 70°C, tẩm tiếp dịch nấu. Làm lặp lại cho đến khi hết dịch nấu thì dừng lại.
  • Bước 6: Phơi hoặc sấy đến khô kiệt cuối cùng để nguội, đóng gói bảo quản.

Hai cách chế biến hà thủ ô đỏ hết độc ở trên chỉ khác nhau ở giai đoạn chuẩn bị dịch đậu đen để ninh với hà thủ ô. Dân gian còn có cách chế biến “cửu chưng, cửu sái” tức là phải 9 lần ninh nước đậu đen, 9 lần phơi liên tục. Tuy nhiên, cách cửu chưng cửu sái hiện nay gần như không còn sử dụng do cầu kì mất thời gian, công sức.

Bài viết đã chia sẻ được với quí bạn đọc cách chế biến hà thủ ô đỏ hết độc. Cách chế biến có phần mất thời gian và cầu kì, nếu không cẩn thận khó đảm bảo được các thông số kĩ thuật ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.Thấu hiểu được vấn đề này, đội ngũ nghiên cứu và sản xuất của Kochi đã cố gắng tạo ra những sản phẩm hà thủ ô chế đúng quy trình và có chất lượng tốt, phù hợp với yêu cầu chất lượng của quy định ban hành.

Bằng niềm tự hào là Top 2 thương hiệu Việt được yêu thích nhất năm 2021, chúng tôi tự tin có thể đem đến sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho thị trường. Hotline của chúng tôi 0246.291.8086 luôn sẵn sàng cho những thắc mắc của quí khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *