Bệnh dạ dày, Chuyên gia tư vấn, Góc sức khỏe

Tổng Hợp 9 Cách Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà

Trào ngược dạ dày hay hay còn được gọi là trào axit dạ dày, là tình trạng dịch vị trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra ợ chua, ợ hơi,… Bên cạnh việc sử dụng các thuốc đặc hiệu thì cách bệnh không dùng thuốc cũng được khá nhiều người bệnh quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin tham khảo về một vài cách chữa trào ngược dạ dày đơn giản có thể thực hiện tại nhà.

1. Tỏi và mật ong

Tỏi và mật ong không chỉ có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, mà đó còn là cách chữa vô cùng hiệu quả. Trong tỏi và mật ong đều chứa nhiều hoạt chất có tác dụng bảo vệ và đẩy lùi các vi khuẩn tấn công gây ra bệnh dạ dày. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi và mật ong như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu, gồm có: 500g tỏi, 300ml mật ong nguyên chất.
  • Tỏi đem bóc sạch vỏ, đập dập.
  • Chuyển tỏi vào một bình đựng bằng thủy tinh, sau đó đổ mật ong đã chuẩn bị lên trên.
  • Đậy nắp kín, để yên khoảng 3 tuần có thể sử dụng được.
  • Nên dùng từ 2-3 tép tỏi ngâm mật ong mỗi ngày, trước hoặc sau bữa ăn.
  • Sử dụng liên tục, đều đặn sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất.

Tỏi kết hợp với mật ong là cách chữa trào ngược dạ dày hiệu quả

Tỏi kết hợp với mật ong là cách chữa trào ngược dạ dày hiệu quả

2. Chuối xanh

Chuối xanh có vị chát, tính bình, có khả năng kháng viêm vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, các thành phần vitamin, chất xơ, khoáng chất có trong chuối xanh cũng có tác dụng làm đầy lớp niêm mạc, giúp giảm tình trạng tổn thương. Dùng chuối xanh như một cách chữa trào ngược dạ dày như sau:

  • Nguyên liệu chuẩn bị gồm có 2 quả chuối xanh, 1 thìa muối hạt.
  • Gọt sạch sẽ vỏ chuối, sau đó ngâm chuối trong nước muối. Ngoài ra cũng có thể sử dụng nước vo gạo để loại bỏ bớt phần nhựa chuối này.
  • Vớt chuối ra rổ, để cho ráo nước.
  • Cắt thành từng lát mỏng vừa phải, tiếp tục ngâm với nước muối khoảng 15 phút.
  • Vớt chuối ra, ăn trực tiếp hoặc dùng kèm với cơm.
  • Nên dùng từ 3-4 lần mỗi tuần để giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả nhất.

3. Nha đam

Sử dụng nha đam cũng là một cách chữa trào ngược dạ dày hiệu quả. Trong nha đam có chứa nhiều hoạt chất oxy hóa, chống viêm, giúp ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Tiến hành theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 5 nhánh cây nha đam và 5ml mật ong.
  • Gọt sạch phần vỏ xanh của nha đam, ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút.
  • Cho nha đam đã ngâm vào máy xay sinh tố, thêm mật ong cùng 500ml nước ấm rồi xay nhuyễn.
  • Mỗi ngày sử dụng 2 muỗng. Bảo quản trong tủ lạnh.

4. Tinh bột nghệ

Tinh bột nghệ là chiết xuất từ củ nghệ tươi, trải qua quá trình xử lý, lọc, tách chiết, loại bỏ phần nhựa, bã, thu được những hạt bột mịn màng nhất, có thể dùng cho cơ thể và không gây độc hại.

Mỗi miligam bột nghệ được xem là bằng vài kg củ nghệ tươi, hàm lượng chất curcumin có trong tinh bột cũng cao hơn và tốt hơn rất nhiều lần so với việc sử dụng nghệ tươi. Do đó, tác dụng cũng như hiệu quả sử dụng bột nghệ như một cách chữa trào ngược dạ dày được đánh giá là tốt hơn rất nhiều.

Có thể sử dụng tinh bột nghệ trực tiếp hoặc kết hợp với mật ong để tăng hiệu quả:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Tinh bột nghệ, mật ong (tuỳ thích).
  • Cho 1–2 thìa bột nghệ nguyên chất vào cốc thủy tinh.
  • Hòa vào cốc 300–500ml nước ấm, tùy theo nhu cầu của mỗi người. Có thể pha thêm cùng 1 thìa mật ong nếu thích.
  • Uống từ 20–40 phút trước khi ăn để chắc chắn rằng tinh bột nghệ thấm vào thành dạ dày.
  • Sử dụng mỗi ngày vào lúc vừa mới ngủ dậy, trước khi ăn sáng hoặc cuối buổi chiều. Đây là những thời điểm tốt nhất, giúp dạ dày hấp thụ được tinh chất của bột nghệ một cách tối đa.

Sử dụng bột nghệ như một cách chữa trào ngược dạ dày được đánh giá là tốt hơn rất nhiều.

Sử dụng bột nghệ như một cách chữa trào ngược dạ dày được đánh giá là tốt hơn rất nhiều.

5. Nước dừa

Hàm lượng hoạt chất axit lauric cao cùng lượng vitamin dồi dào có trong nước dừa có tác dụng giúp người bệnh loại bỏ các vi rút gây trào ngược, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.

Cách chữa trào ngược dạ dày này rất đơn giản. Bệnh nhân chỉ cần uống trực tiếp nước dừa hoặc có thể đun sôi để các hoạt chất dễ dàng thẩm thấu hơn khi đi vào cơ thể.

6. Gừng

Gừng là một loại gia vị đã rất quen thuộc đối với người mắc bệnh dạ dày nói chung và là cách chữa trào ngược dạ dày nói riêng. Chúng có khả năng xoa dịu sự đau đớn, khó chịu ở vùng thượng vị do trào ngược acid và viêm loét dạ dày gây ra. Không chỉ vậy, gừng còn giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, chứng trào ngược cũng tình trạng đầy bụng, buồn nôn cũng được cải thiện.

Có thể sử dụng gừng làm gia vị để chế biến các món ăn hoặc pha thành trà uống như một cách chữa trào ngược dạ dày:

  • Chuẩn bị 1 nhánh gừng, rửa sạch và băm nhỏ.
  • Đun gừng trong nồi cùng 300ml nước trong khoảng 10 phút.
  • Lọc lấy phần nước, uống trước mỗi bữa ăn.
  • Nước gừng uống khi ấm là tốt nhất, không nên nấu quá nhiều một lần hoặc trữ lạnh.

7. Lá mơ lông

Theo quan điểm Đông y, lá mơ lông có tính mát, vị đắng, có công dụng sát khuẩn kèm giải độc hiệu quả. Y học hiện đại cũng chứng minh rằng, trong thành phần của lá mơ lông chứa các hoạt chất giúp người bệnh trung hòa axit trong dạ dày, từ đó củng cố hoạt động của hệ tiêu hóa. Cách chữa trào ngược dạ dày này được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 200g lá mơ lông.
  • Lá mơ lông rửa sạch, sau đó vớt ra, để vào rổ cho ráo nước.
  • Cho vào máy xay nhuyễn.
  • Lọc lấy phần nước cốt, bỏ đi phần bã lá mơ lông đã xay.
  • Có thể uống luôn trực tiếp hoặc đem đi hấp cách thủy.
  • Duy trì uống nước ép lá mơ lông đều đặn mỗi ngày 2 lần sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh.

8. Lá ổi

Người ta đã tìm thấy trong lá ổi có chứa một số hoạt chất có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm như Saponin, Tanin, Flavonoid,… Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá ổi như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 50g lá ổi non, 500ml nước sạch, 200g gạo lứt.
  • Lá ổi non rửa sạch, vớt ra rổ, để cho ráo nước.
  • Thái nhỏ lá ổi non, cho lên chảo, sao đều cùng với gạo lứt.
  • Tiếp tục cho thêm nước vào, đun ở lửa nhỏ đến khi sôi.
  • Lọc lấy phần nước cốt, bỏ bã.
  • Sử dụng khi hỗn hợp trên ngay khi còn ấm để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá ổi

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá ổi

9. Lá trầu không

Trong thành phần của lá trầu không có chứa hoạt chất có tên là Tanin, có khả năng làm lành thương tổn, cân bằng và điều hòa nồng độ pH, giúp ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của các vi khuẩn gây nên tình trạng trào ngược dạ dày. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 10 lá trầu không, 1 thìa muối hạt.
  • Rửa sạch lá trầu không, sau đó đem ngâm tiếp với nước muối pha loãng.
  • Cho lá trầu không đã ngâm vào ấm cùng với 300ml nước, đun sôi trong 15 phút.
  • Gạn lấy phần nước trầu, bỏ bã.
  • Để nước nguội là có thể sử dụng được.
  • Nên duy trì uống mỗi ngày, tốt nhất là trước bữa trưa 1 tiếng.

Những cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà trên đã được nhiều người áp dụng và có sự cải thiện rõ rệt đối với các triệu chứng bệnh. Bạn đã lựa chọn được phương pháp phù hợp với bản thân chưa, hãy liên hệ với KOCHI để được tư vấn rõ hơn nhé!

Hotline: 024 6291 8086

Fanpage: KOCHI

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *