Chuyên gia tư vấn, Góc sức khỏe, Huyết áp, tim mạch

Cách Làm Giảm Huyết Áp Trong Thai Kỳ

Giảm huyết áp cao trong thai kỳ

Giảm huyết áp trong thai kỳ là việc làm rất cần thiết để bạn có 1 thai kỳ khỏe mạnh. Do huyết áp cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy khi kiểm tra định kỳ nhận được kết quả huyết áp cao ngoài việc sử dụng thuốc theo yêu cầu bác sỹ thì việc áp dụng các cách sau để giảm huyết áp khi mang thai là rất cần thiết giúp bạn có một thai kỳ an toàn.

1. Huyết áp thai kỳ cao nguyên nhân do đâu?

các cách làm giảm huyết áp trong thai kỳ

Giảm huyết áp trong thai kỳ giúp bạn có 1 thai kỳ khỏe mạnh

Tại sáng thứ 6 của thai kỳ, cơ thể của sản phụ sẽ sản xuất thêm khoảng 1 lít máu, do đó tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để có thể vận chuyển lượng máu lớn đi khắp cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi. Đây là lý do khiến thai phụ các tháng cuối thường thấy nóng bức hơn bình thường.

Lượng máu tăng thêm có chức năng vận chuyển dưỡng chất và oxy cho thai nhi và các chất thải mà thai nhi sản sinh ra.  Tình trạng cao huyết áp trong thai kỳ hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể. Có một số yếu tố có thể dẫn đến tăng huyết áp như: ăn nhiều muối, ít vận động thể lực, thừa cân, tăng cholesterol, căng thẳng thần kinh, tâm lý khi mang thai…

Tăng huyết áp thai kỳ mãn tính: Mắc trước khi mang thai hoặc tại tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng bệnh có thể kéo dài hơn 42 ngày sau sinh.

Tăng huyết áp thai kỳ: Sau tuần thứ 20 của thai kỳ mới xuất hiện. Tuy nhiên huyết áp sẽ trở lại bình thường trong vòng 42 ngày sau sinh, có thể tiến triển thành tăng huyết áp mãn tính nếu huyết áp không có xu hướng giảm sau đó.

Huyết áp của sản phụ được xác định như sau:

  • Huyết áp sản phụ bình thường: Dưới 120/80 mmHg.
  • Huyết áp sản phụ thuộc dạng bình thường cao: Huyết áp tâm thu trong khoảng 120 – 129 và huyết áp tâm trương dưới 80 mmHg.
  • Sản phụ tăng huyết áp độ 1: Huyết áp tâm thu trong khoảng 130 – 139 hoặc huyết áp tâm trương trong khoảng 80 – 89 mmHg.
  • Sản phụ tăng huyết áp độ 2: Huyết áp tâm thu từ 140 trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

2. Huyết áp khi mang thai cao gây nguy hiểm gì cho thai phụ?

  • Đối với thai phụ: huyết áp cao có thể dẫn đến việc mắc các bệnh về tim, suy tim, làm hạn chế chức năng cầm máu, chức năng của thận cũng bị suy giảm, có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu não, gan tạng bị tổn thương, tiểu cầu cạn kiệt, máu không đông, băng huyết,… Nguy hiểm nhất là huyết áp cao ở thai phụ sẽ tác động lên hệ tim mạch dẫn đến hiện tượng tiền sản giật và làm tăng nguy cơ lưu thai hoặc tử vong.

giảm huyết áp trong thai kỳ để tránh tiền sản giật

Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm của huyết áp cao thai kỳ

  • Đối với thai nhi: Tăng huyết áp ở người mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tăng khả năng thai có thể bị chết lưu trong tử cung, bị ngạt thở và chết do thiếu máu cục bộ hoặc đẻ non, sức đề kháng yếu ,…

3. Dấu hiệu huyết áp cao của phụ nữ có thai

Các dấu hiệu giúp thai phụ nhận biết mình đang có huyết áp tăng cao trong thai kỳ và cần phải có sự can thiệp về mặt y tế:

  • Cơ thể cảm thấy nóng bức khó chịu mồ hôi toát ra nhiều hơn.
  • Các cơn đau đầu xuất hiện với tần xuất thường xuyên hơn và ngày một nặng hơn.
  • Cảm thấy hay chóng mặt.
  • Cân nặng tăng đột ngột, đi tiểu ít.
  • Tai bị ù thường xuyên, đôi lúc cảm thấy nhói tai.
  • Xuất hiện các đốm bất thường trên ngực và các bộ phận khác của cơ thể.

Các biểu hiện trên thường bị nhầm tưởng là các thay đổi của cơ thể khi mang thai. Tuy nhiên nếu thấy một trong các biểu hiện này các thai phụ nên đến cơ sở y tế để được tư vấn đúng nhất.

4. Các cách giúp thai phụ giảm huyết áp trong thai kỳ

Trong các buổi khám thai định kỳ các bác sỹ sẽ kiểm tra các chỉ số cho mẹ trong đó huyết áp là chỉ số vô cùng quan trọng. Nếu huyết áp tăng cao một cách bất thường, bác sĩ sẽ có hướng tư vấn sử dụng thuốc giảm huyết áp  khi mang thai phù hợp.

Ngoài ra, mẹ bầu nên chủ động theo dõi huyết áp của mình một cách thường xuyên. Máy đo huyết áp là vật dụng y tế thai phụ nào cũng nên có tại nhà để bạn có thể theo dõi và biết huyết áp của mình mỗi ngày.

4.1. Giảm huyết áp trong thai kỳ bằng việc thay đổi thói quen sinh hoạt

Đây là một cách giảm huyết áp trong thai kỳ mang tính hiệu quả lâu dài, có tác động tích cực đối với súc khỏe của cả sản phụ và em bé.

Với những trường hợp bệnh nhẹ, sản phụ có thể dùng những cách giảm huyết áp trong thai kỳ tại nhà. Các chuyên gia y tế khuyên thai phụ nên thay đổi thói quen sinh hoạt như: tăng cường vận động phù hợp, kiểm soát cân nặng của bản thân, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống theo khoa học chứ không phải theo sở thích, … là những điều nên áp dụng.

Giảm tình trạng tâm lý căng thẳng cũng là một cách giảm huyết áp cao khi mang thai hiệu quả. Các sản phụ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, nghe nhạc, tập yoga, đọc sách, tập thở có kiểm soát, nấu ăn, đi dạo …

4.2. Sử dụng các đồ uống và thực phẩm làm giảm huyết áp trong thai kỳ

  • ­Sinh tố táo giúp giảm huyết áp trong thai kỳ: trong sinh tố táo có chứa nhiều chất xơ, photpho, sắt, kali và các loại vitamin tốt cho sức khỏe. Nó cũng rất tốt đối với những thai phụ bị mắc các bệnh về bàng quang, sỏi thận. Thai phụ có thể uống từ 1 – 2 cốc nước ép táo một ngày.
  • Sinh tố dưa chuột: trong sinh tố dưa chuột có chứa nhiều canxi, sắt, photpho và các loại vitamin khác làm giảm huyết áp trong thai kỳ.

Bên cạnh đó, dưa chuột cũng có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giảm sưng viêm. Các loại nước hoa quả ép, sinh tố có chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, ổi…. cũng giúp giảm huyết áp trong thai kỳ. Tác dụng của vitamin C là kìm hãm sự căng thẳng của hệ thần kinh trung ương và làm huyết áp giảm.

Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ thì bạn nên lưu ý do các loại nước ép thuộc họ cam quýt có thể có tương tác làm giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy nếu đang sử dụng thuốc bạn nên hạn chế sử dụng các loại nước ép này.

nước ép rau củ giúp giảm huyết áp trong thai kỳ

Nước ép các loại rau củ trái cây giúp giảm huyết áp thai kỳ

  • Nước ép củ cải giúp giảm huyết áp trong thai kỳ: do trong đó có chứa nhiều vitamin B1, B2, C, phốt pho, sắt, mangan… Đặc biệt trong củ cải có chứa hàm lượng magiê lớn có khả năng làm giảm stress, củng cố và làm ổn định hệ thần kinh. Tuy nhiên, nhược điểm của loại nước ép này là không để được lâu trong không khí do dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập gây hại cho sức khỏe.
  •  Vì vậy, bạn nên chỉ chế biến khi sử dụng ngay và chỉ nên bảo quản tối đa 2 tiếng trong tủ lạnh. Nhược điểm nữa của loại nước ép này là vị khá khó uống nên bạn cần sử dụng từng chút một để quen dần do loại nước ép mày mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.
  • Tăng cường bổ sung các loại rau giàu chất xơ rất tốt cho việc giảm huyết áp cao trong thai kỳ. Chất xơ còn giúp cải thiện chức năng của tim giúp huyết áp ổn định.
  • Thực phẩm giàu kali như chuối, cà chua, dưa hấu… cũng rất tốt cho mẹ bầu cao huyết áp giúp giảm huyết áp trong thai kỳ. Các loại sữa chua, các loại đậu hà lan, dưa, khoai lang, khoai tây, cà chua, , trái cây sấy khô, … cũng được khuyên dùng.
  • Cá hồi cũng là thực phẩm được khuyên dùng để giảm huyết áp trong thai kỳ . Do cá hồi có nhiều acid béo omega 3 giúp tăng cholesterol tốt, giúp giảm triglycerides và làm giảm thiểu được các mảng bám động mạch.
  • Chocolate đen: Trong chocolate đen có chứa flavonoid giúp làm giảm huyết áp cho mẹ bầu rất tốt. Tuy nhiên 15g chocolate đen có ít nhất 70% cacao mỗi ngày là lượng tối đa mẹ bầu được nạp mỗi ngày vào cơ thể.

4.3. Uống một ly nước giúp hạ huyết áp

uống nước giúp giảm huyết áp trong thai kỳ

Uống nước là biện pháp giúp giảm huyết áp giảm thai kỳ nhanh chóng

Có một số trường hợp nguyên nhân bị cao huyết áp do cơ thể bị mất nước dẫn tới thể tích máu trong cơ thể giảm, dẫn đến sức cản ngoại biên tăng cao. Chính vì vậy, khi cảm thấy có triệu chứng tăng huyết áp, thai phụ có thể uống một ly nước lọc. Bên cạnh đó bạn vẫn phải bổ sung đầy đủ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày sẽ hỗ trợ làm giảm huyết áp trong thai kỳ.

4.4. Tập tư thế savasana rất hiệu quả làm giảm huyết áp trong thai kỳ

tư thế sanasava làm giảm huyết áp trong thai kỳ

Tư thế savasana rất hiệu quả làm giảm huyết áp thai kỳ

Cách giảm huyết áp trong thai kỳ  nhanh khi huyết áp thai phụ đang cao thì thai phụ nên kết hợp tập tư thế savasana. Thai phụ hãy làm theo các bước sau đây:

  • Nằm người thẳng trên thảm yoga, tay chân ở trạng thái giữ thẳng.
  • Thư giãn toàn bộ cơ thể thả lỏng cơ thể nhắm mắt.
  • Tập hít thở sâu đều và thực hiện động tác trong 10 – 15 phút bạn sẽ thấy hệ thần kinh được cân bằng và giảm huyết áp nhanh.

4.5. Giảm huyết áp trong thai kỳ bằng bấm huyệt

bấm huyệt giúp giảm huyết áp trong thai kỳ

Bấm huyệt giúp máu lưu thông đều giảm huyết áp cao trong thai kỳ

– Huyệt phong trì (huyệt GB20) là một trong những huyệt đạo có ảnh hưởng lớn tới huyết áp của con người. Vị trí của huyệt này nằm ở phía sau tai, ngay chỗ lõm giữa cổ và đáy sọ.

– Cách bấm huyệt : bạn chỉ cần xoa nhẹ nhàng rồi từ từ ấn mạnh dần vào đồng thời vào cả 2 huyệt này bằng ngón tay cái khoảng 1 – 2 phút là bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn máu huyết lưu thông và huyết áp sẽ bình thường trở lại.

Các phương pháp làm giảm huyết áp tạm thời chỉ áp dụng để giúp triệu chứng của huyết áp cao thuyên giảm. Tuy nhiên để có một thai kỳ khỏe mạnh bạn phải có một chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên nhẹ nhàng các bài tập dành cho thai phụ như vậy bạn sẽ có 1 thai kỳ khỏe mạnh.

Nếu bạn có bất cứ điều gì cần trao đổi thêm, hãy liên hệ với KOCHI để được giải đáp sớm nhất nhé!

Hotline: 024 6291 8086

Fanpage: Tỏi đen Kochi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *