Chuyên gia tư vấn, Góc sức khỏe, Huyết áp, tim mạch, Tin tức

Cao Huyết Áp Vô Căn – Nỗi Lo Của Người Cao Tuổi

Cao huyết áp vô căn

Cao huyết áp vô căn, hay còn gọi là tăng huyết áp vô căn nguyên phát, là bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Đây là loại tăng huyết áp phổ biến, chiếm tới 95% số trường hợp bệnh, nhưng lại khó phát hiện, khó điều trị, đồng thời gây ra nhiều biến chứng theo thời gian. 

1. Cao huyết áp vô căn là gì?

Huyết áp là lực áp suất tác động lên thành động mạch, do tim tạo ra để đưa máu di chuyển đi khắp cơ thể. Đối với người khoẻ mạnh, chỉ số huyết áp bình thường là dưới 140/90 mmHg. Khi huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg thì được gọi là cao huyết áp. 

Cao huyết áp vô căn là gì?

Cao huyết áp vô căn là gì?

Cao huyết áp vô căn là một loại tăng huyết áp mà không xác định được nguyên nhân gây bệnh rõ ràng. Căn bệnh này thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 40 hoặc 50 trở lên, chiếm khoảng 95% tổng số người mắc bệnh tăng huyết áp. 

5% số bệnh nhân còn lại có nguồn gốc phát triển bệnh rõ ràng, được gọi là cao huyết áp thứ phát hay tăng huyết áp có nguyên nhân. Chẳng hạn như các bệnh nhân mắc bệnh thận, bệnh về nội tiết,..

2. Biểu hiện cao huyết áp vô căn

Cao huyết áp vô căn thường không có biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng rõ ràng, kể cả trường hợp tăng huyết áp ở mức độ cao. Thường chỉ khi bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ mới phát hiện ra bệnh thông qua sự thay đổi của chỉ số huyết áp.

Một số trường hợp cao huyết áp nguyên phát có thể xuất hiện các biểu hiện như:

  • Đau đầu âm ỉ.
  • Chóng mặt.
  • Tức ngực.
  • Chảy máu cam nhiều hơn mức bình thường.
  • Tiểu máu.
  • Thay đổi thị giác.

Cao huyết áp vô căn thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng

Cao huyết áp vô căn thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng

3. Biến chứng chứng cao huyết áp vô căn

Tăng huyết áp nói chung và cao huyết áp vô căn nói riêng nếu không được điều trị đầy đủ và đúng cách sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Các biến chứng thường gặp là:

3.1. Động mạch tổn thương vĩnh viễn

Động mạch khỏe mạnh sẽ giúp dòng máu lưu thông tốt, không gặp cản trở. Việc huyết áp tăng kéo dài sẽ khiến động mạch chịu tổn thương, trở nên cứng hơn, ít co giãn. Do đó, các chất béo có trong máu cũng dễ bị tích tụ trong động mạch, dần dần hạn chế lưu lượng máu, gây ra tắc nghẽn, tăng huyết áp, có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.

3.2. Biến chứng tại tim

Áp lực máu càng cao thì cơ tim càng phải bơm máu nhiều. Cao huyết áp vô căn lâu ngày khiến trái tim phải hoạt động quá sức, bị giãn nở. Đến một mức nào đó sẽ làm tăng các nguy cơ gây ra rối loạn nhịp tim, đau tim, suy tim, đột tử,…

3.3. Biến chứng về não bộ

Để cơ thể hoạt động bình thường, não bộ cũng như các cơ quan khác đều cần tới máu giàu oxy do tim bơm đến. Cao huyết áp vô căn và các loại tăng huyết áp nói chung sẽ làm giảm lưu lượng máu đến não, gây ra các cơn thiếu máu não thoáng qua (TIAs). Nếu lượng máu tắc nghẽn lớn, về lâu dài có thể làm chết tế bào não, bệnh nhân có thể bị đột quỵ.

Cao huyết áp vô căn gây ra các biến chứng về não bộ

Cao huyết áp vô căn gây ra các biến chứng về não bộ

3.4. Biến chứng ngoài tim và não

  • Thận: Huyết áp tăng kéo theo tăng áp lực lọc lên tổ chức thận, dần dẫn đến suy thận. 
  • Tại mắt: Cao huyết áp vô căn có thể gây giảm thị lực, phù đáy mắt, xuất huyết đáy mắt, mù mắt. 
  • Ngoài ra cũng có thể ảnh hưởng tới trí nhớ, khả năng giao tiếp và suy đoán.

Khi phát hiện có những biểu hiện của cao huyết áp vô căn, bạn nên đến bệnh viện sớm để có những chẩn đoán chính xác, từ đó đưa ra phương án điều trị kịp thời.

4. Điều trị cao huyết áp vô căn 

Cao huyết áp vô căn không xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh, do đó việc điều trị cũng gặp nhiều khó khăn. Đôi khi chỉ có thể khắc phục các triệu chứng chứ không thể giải quyết triệt để các vấn đề. Bệnh nhân bị cao huyết áp vô căn cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên, kết hợp với một liệu trình điều trị phù hợp.

4.1. Trường hợp bệnh cao huyết áp vô căn nhẹ

Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, bệnh nhân có thể không phải điều trị bằng thuốc. Các bác sĩ sẽ gợi ý về việc thay đổi lối sống, lối sinh hoạt, cũng như đưa ra các cách phòng ngừa tăng huyết áp đột ngột, từ đó có thể ngăn chặn nguy cơ biến chứng bệnh tim.

Thói quen sống lành mạnh hiện nay thường được ít bạn trẻ chú ý đến, trong khi đây là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch và huyết áp nói chung. Đối với người bị tăng huyết áp vô căn, thay đổi và xây dựng một thói quen sống lành mạnh chính là lời khuyên đầu tiên để đạt được hiệu quả trong kiểm soát triệu chứng và giúp cho bệnh tiến triển theo chiều hướng tốt hơn.

  • Bạn nên giảm cân (kể cả có đang bị tăng huyết áp vô căn hay không), khi mà cân nặng của bạn đang vượt quá mức tiêu chuẩn với tỷ lệ mỡ thừa cao.
  • Khi bị cao huyết áp, bệnh nhân cần tránh tiêu thụ quá nhiều muối vào cơ thể, nên sử dụng mỡ thực vật thay cho mỡ động vật, hạn chế đồ cay nóng, bổ sung thêm nhiều rau xanh và trái cây vào khẩu phần ăn của mình,…
  • Hạn chế một cách tối đa việc sử dụng các chất kích thích, rượu,bia,  thuốc lá,… Nếu đang hút thuốc lá, bạn nên từ bỏ việc hút thuốc. Nếu cảm thấy khó khăn trong quá trình bỏ thuốc lá, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc hoặc thực phẩm bổ trợ tốt hơn cho quá trình từ bỏ thuốc lá.
  • Duy trì thói quen tập thể dục, vận động 30 phút mỗi ngày cũng giúp chỉ số huyết áp kiểm soát hiệu quả. Trong đó thì đi bộ, chạy bộ, bơi lội hay đạp xe,… là những bài tập tăng cường sức bền có hiệu quả rất tốt đối với bệnh huyết áp và tim mạch.
  • Một khía cạnh có tầm quan trọng không kém đáng quan tâm là tăng cường sức khỏe tinh thần. Loại bỏ những tình trạng tinh thần tiêu cực như stress, căng thẳng kéo dài có thể khiến cho huyết áp và tim mạch không ổn định. Bạn có thể tìm đến những giải pháp giúp ổn định, thư giãn tinh thần như thiền, yoga hoặc chia sẻ những vấn đề bạn đang gặp phải với những người thân hoặc bác sĩ tâm lý để cùng giải quyết. Tinh thần khỏe mạnh sẽ là cơ sở rất tốt khi đối mặt và trong quá trình điều trị bệnh không chỉ riêng tăng huyết áp vô căn.

Bệnh nhân cao huyết áp vô căn nhẹ có thể không cần dùng thuốc

Bệnh nhân cao huyết áp vô căn nhẹ có thể không cần dùng thuốc

4.2. Trường hợp bệnh cao huyết áp vô căn nặng

Khi huyết áp tăng, nguy cơ phát triển thành bệnh tim mạch trong vòng 10 năm tới lên đến trên 20%. Đây là một con số khá cao, do đó việc sử dụng thuốc điều trị, khắc phục và ngăn ngừa biến chứng là vô cùng cần thiết.

Một số nhóm thuốc thường sử dụng khi cao huyết áp vô  bao gồm:

  • Nhóm thuốc lợi tiểu
  • Nhóm thuốc ức chế canxi
  • Nhóm thuốc chẹn beta
  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển
  • Nhóm thuốc có tác dụng lên hệ thần kinh trung ương bệnh 

Việc sử dụng thuốc điều cũng cần kết hợp với sự thay đổi lối sống thì mới đem lại hiệu quả tối ưu.

4.3. Trường hợp bệnh cao huyết áp vô căn trầm trọng

Nếu chỉ số huyết áp lên đến 180/110mmHg thì đây là một dấu hiệu vô cùng nguy hiểm, báo hiệu bệnh cao huyết áp vô căn đang ở mức độ trầm trọng. Người bệnh cần được đưa đi điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt, nhằm giảm thiểu biến chứng đến mức tối đa.

Cao huyết áp vô căn là một căn bệnh nguy hiểm, được xem như “sát nhân thầm lặng”, đặc biệt là đối với những người lớn tuổi. Tất cả mọi người nên nắm vững các thông tin cần thiết về căn bệnh này, nhằm bảo vệ sức khoẻ ông bà, cha mẹ, cũng như chính bản thân mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *