Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ là vấn đề được các thai phụ rất quan tâm do hiện nay tỷ lệ các bà mẹ mắc tiểu đường thai kỳ rất cao. Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý nguy hiểm có thể để lại nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, ta hoàn toàn có thể kiểm soát được tiểu đường thai kỳ bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Nội Dung
1. Nguy hiểm khôn lường từ bệnh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai, bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Các chỉ số để thai phụ biết mình có mắc tiểu đường thai kỳ hay không.
Bệnh tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán dựa vào chỉ số:
- Chỉ số đường huyết khi đói ≥ 150 mg.
- Uống 75g đường và tiến hành đo sau 2 h đường huyết ≥140 mg.
Sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường thai kỳ đối với thai phụ và em bé:
Biến chứng tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm đối với cả mẹ và con
1.1. Biến chứng bệnh tiểu đường thai kỳ đối với thai phụ
- Sản phụ có tiền sử bị bệnh tiểu đường thai phụ thì ở lần mang thai tiếp theo biến chứng của bệnh sẽ nặng hơn và sẽ dễ mắc bệnh hơn.
- Nếu mẹ bị biến chứng tiền sản giật hoặc sản giật ở lần mang thai trước thì nguy cơ bị các biến chứng sẽ tăng cao.
- Thai kỳ tăng hơn 20kg, thai to có thể xảy ra hiện tượng đa ối khó sinh hoặc sinh non.
- Thai phụ bổ sung quá nhiều sữa sẽ xảy ra hiện tượng tiểu nhiều có thể nước tiểu có đường.
- Thai phụ có thể bị nhiễm trùng, viêm thận, viêm bể thận và nguy cơ băng huyết sau sinh tăng cao.
- Có thể dẫn đến hiện tượng sảy thai, thai lưu.
1.2. Biến chứng bệnh tiểu đường thai kỳ đối với con
- Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ có thể khiến con bị dị dạng bẩm sinh, bị tật về thần kinh, cơ, xương,…
- Thai lớn khi sinh ra dễ bị gãy xương hoặc sang chấn khi mới sinh.
- Tăng tỷ thai nhi chết lưu và trẻ sơ sinh tử vong trong tuần đầu tiên sau khi chào đời cao hơn gấp từ 2-5 lần so với các thai phụ bình thường.
- Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao sẽ bị suy hô hấp.
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm rất dễ mắc trong suốt thai kỳ. Do trong thời kỳ mang thai các mẹ thường có xu hướng bổ sung nhiều chất nhưng trong nhiều trường hợp sự bổ sung đó không phù hợp gây nên thừa chất nghiêm trọng.
Điều này mang đến rất nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và con vì vậy việc mẹ bầu có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và duy trì nó là rất cần thiết để có một thai kỳ khỏe mạnh
2. Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ sẽ như thế nào?
Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ phải đầy đủ chất với hàm lượng các dưỡng chất phù hợp
Một chế độ ăn lành mạnh khoa học sẽ có đầy đủ các dưỡng chất như: chất đạm, chất bột đường, chất béo và chất xơ. Khuyến cáo về tỷ lệ chuẩn của chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ như sau:
- Chất đạm: chiếm tỷ lệ 12 – 20% tổng năng lượng nạp vào cơ thể.
- Chất bột đường: chiếm tỷ lệ 50 – 55% tổng năng lượng nạp vào cơ thể.
- Chất béo: chiếm tỷ lệ 25 – < 30% tổng năng lượng nạp vào cơ thể.
- Chất xơ: chiếm tỷ lệ 20 – 35g/ngày.
Để giảm thiểu tình trạng đường huyết tăng cao, thai phụ cần có chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng các dưỡng chất. Thai phụ phải cung cấp đầy đủ các nhóm thực phẩm : tinh bôt, chất đạm vitamin và khoáng chất, chất béo.
2.1. Một số thực phẩm của chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ
Đầu tiên thai phụ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh đói và giảm thiểu sự tăng đường huyết sau khi ăn cũng như hạ đường huyết khi các bữa ăn cách nhau quá xa nhau. Một ngày thai phụ nên có 3 bữa chính và 2 bữa phụ vào chiều và xế sáng.
- Nhóm tinh bột trong chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ
Tinh bột là chất dinh dưỡng dễ dàng được tìm thấy ở trong nhiều loại thực phẩm. Khi ăn và tiêu hóa phần lớn tinh bột đều thủy phân chuyển hóa thành đường (glucose) cung cấp năng lượng chính. Do đó, thai phụ cần ăn tinh bột để có sức khỏe tốt và giúp thai nhi khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều tinh bột thì có thể xảy ra hiện tượng tăng đường huyết. Vì vậy mẹ bầu chỉ nên ăn vừa đủ lượng tinh bột và sử dụng các tinh bột tốt như: gạo lứt, gạo tấm, khoai lang, bún tươi, các loại hạt, đậu, ngũ cốc nguyên cám,…
- Nhóm chất đạm trong chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ
Chất đạm có nguồn gốc từ cá, các loại đậu, sữa và thịt nạc nên được thai phụ bổ sung hàng ngày. Đây là những thực phẩm tốt cho sức khỏe của mẹ vầ thai nhi.
- Nhóm chất béo trong chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ
Chất béo trong chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ tốt rất cần thiết cho sự phát triển về não bộ và thần kinh của thai nhi
Đối với sự phát triển của thai nhi chất béo rất cần thiết. Tuy nhiên nếu nạp quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ hoặc tăng huyết áp ở thai phụ. Vì vậy, mẹ bầu nên sử dụng các loại thịt nạc như thịt gia cầm, thịt bò, thịt lợn và cá. Ngoài ra, nên sử dụng các loại hạt có dầu như: lạc, hướng dương, óc chó, hạnh nhân, …, sử dụng dầu thực vật chưa qua hydrat hóa để chiên xào, nấu nướng.
- Nhóm rau củ trong chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ:
Thai phụ nên bổ sung nhiều rau xanh trong một ngày, lượng tối thiểu rau xanh nên bổ sung mỗi ngày là 500 – 600g.
Theo các khuyến cáo thai phụ nên ăn rau trước bữa ăn chính sẽ làm hạn chế tăng đường huyết sau khi ăn. Lý do là rau xanh không những cung cấp chất xơ mà còn có tác dụng ngăn ngừa hấp thu chất tinh bột.
- Nhóm trái cây trong chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ:
Các loại trái cây ít ngọt và có chỉ số đường huyết thực phẩm thấp như: dứa hâu , dưa gang,bơ, thanh long, bưởi, cam sành, kiwi, …được khuyến cáo ửu dụng. Thai phụ có thể ăn hoa quả trước bữa ăn khoang 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ . Nên ăn cả phần cái để có thể bổ sung nhiều chất xơ nhất từ hoa quả.
- Nhóm sữa và các thực phẩm từ sữa trong chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ:
Chế phẩm từ sữa không chỉ bổ sung canxi mà còn có tác dụng giảm đường huyết, huyết áp và táo bón
Sữa và các thực phẩm từ sữa là nguồn cung cấp dồi dào canxi, đạm cùng nhiều các dưỡng chất khác. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến tăng đường huyết. Vì vậy mẹ bầu nên sử dụng các loại sữa tách béo hoặc ít béo, sữa chua không đường, sữa tươi không đường, phô mai,…
Nếu thai phụ bị mắc tiểu đường thai kỳ dẫn đến ăn uống kém, bị suy dinh dưỡng hoặc cân nặng lên chưa đạt chuẩn thì hãy đi khám bác sỹ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn kỹ nhất về hiện trạng của bản thân từ đó có phác đồ điều trị thích hợp.
2.2. Một số thực phẩm cần tránh trong chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ
Để lượng đường huyết ổn định và tăng cao, thai phụ nên hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng đường cao như bánh kẹo, trái cây, kem, chè.
Bên cạnh đó giảm ăn mặn và các đồ ăn nhanh như: đồ chiên, thịt xông khói, xúc xích, mỳ, … để phòng ngừa tăng huyết áp.
Thai phụ cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu như thức ăn chiên xào, lòng đỏ trứng, lòng, gan, phổi, da động vật. Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích, bia, ….
2.3. Chế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ cần lưu ý gì?
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết giúp mẹ bầu có thể hạn chế tối đa lượng đường huyết tăng cũng như ngăn ngừa tối đa các biến chứng do tiểu đường thai kỳ gây ra. Theo đó, những lưu ý về chế độ ăn mẹ bầu cần chú ý:
- Trong một ngày nên phân chia thành các bữa ăn phụ và bữa ăn chính, thời gian cách nhau từ 2-3 tiếng. Và nhớ chia đều tinh bột ở các bữa để lượng đường huyết không bị tăng vọt sau ăn.
- Trong tất cả các bữa ăn kể cả phụ cả chính cần phải có chất đạm lành mạnh để có thể kiểm soát lượng đường huyết mà vẫn duy trì được năng lượng cho cả ngày.
- Đối với thực phẩm cho các bữa ăn phụ nên chọn các chế phẩm có chỉ số đường huyết thấp.
- Uống đầy đủ nước trong một ngày từ 2,5 đến 3 lít.
Khi bị tiểu đường thai kỳ, lượng đường huyết của thai phụ có xu hướng tăng cao vào buổi sáng. Do đó thai phụ được khuyên nên hạn chế sử dụng vào buổi sáng. Để có một thai kỳ khỏe mạnh bạn nên có một kế hoạch dinh dưỡng cùng thực đơn cụ thể từ bác sỹ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để tránh trường hợp thèm gì ăn đấy làm tăng khả năng mắc các bệnh về huyết áp ,tiểu đường.
Nếu bạn bị chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, bên cạnh việc duy trì chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ từ các bác sỹ , bà bầu cũng nên có hình thành thói quen tập thể dục thường xuyên, bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất từ các sản phẩm thuốc bổ. Quan trọng nhất thai phụ phải khám thai định kỳ thường xuyên để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
Nếu bạn có bất cứ điều gì cần trao đổi thêm, hãy liên hệ với KOCHI để được giải đáp sớm nhất nhé!
Hotline: 024 6291 8086
Fanpage: Tỏi đen Kochi