Góc sức khỏe, Ung thư

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư Giai Đoạn Cuối Bạn Nên Biết

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư Giai Đoạn Cuối 2

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối là một trong các yếu tố quan trọng nhất trong điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Chế độ dinh dưỡng chiếm phần lớn để giúp bệnh nhân kéo dài được sự sống nhất có thể.

1. Người bệnh ung thư giai đoạn cuối có nhiều đau đớn và biến chứng

Che-Do-Dinh-Duong-Cho-Benh-Nhan-Ung-Thu-Giai-Doan-Cuoi-

Cơ thể suy giảm miễn dịch làm người bệnh ung thư giai đoạn cuối luôn mệt mỏi

Những triệu chứng và biến chứng của mỗi loại ung thư là khác nhau, nhưng tổng quan lại thì khi ở giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ bị những cơn đau hành hạ liên tục do lúc này khối u đã có kích thước lớn nên sẽ chèn ép vào các bộ phận, đó cũng là nguyên nhân dẫn tới sự thay đổi trong tâm lý người bệnh như hay cáu gắt, trầm cảm, mất ngủ, chán ăn, …

Tại thời điểm giai đoạn cuối, các tế bào ung thư phát triển với số lượng không thể kiểm soát và bắt đầu quá trình di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể. Các khối u di căn tới đâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến bộ phận đó ví dụ: khi di căn tới xương sẽ gây đau xương, khiến xương dễ gãy, di căn tới não sẽ gây hiện tượng đau đầu; di căn tới phổi sẽ gây khó thở, thậm chí nặng gây tràn dịch màng phổi; di căn ở gan sẽ gây vàng da, vàng mắt khiến người bệnh mệt mỏi, chán nản.

Tất cả những điều này không chỉ gây đau khổ cho người bệnh, mà người  chăm sóc bệnh nhân cũng sẽ rất vất vả.

2. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối quan trọng như thế nào?

Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư Giai Đoạn Cuối 3

Dinh dưỡng chiếm đến 50% khả năng kéo dài sự sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đóng vai trò rất quan trọng vì nó có sẽ giúp duy trì cũng như cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân ở giai đoạn suy kiệt này. Bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.

Nguyên tắc chung của chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối vẫn là bạn cần chọn những thực phẩm dễ tiêu hóa, dễ nuốt mềm, có mùi vị thanh đạm, giàu chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa.

Các bữa ăn phải chia nhỏ, mỗi bữa ăn không được nhiều quá hay no quá, nên thay đổi món thường xuyên để kich thích vị giác cũng như đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Điều này sẽ giúp đảm bảo quá trình hình thành năng lượng trong cơ thể người bệnh, giúp người bệnh duy trì được cân nặng và có thể cải thiện thể chất và tâm trạng.

2.1. Một số điều cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối có rất nhiều chú ý để có thể giúp người bệnh có một sức khỏe tốt hơn.  Khi nấu nướng để bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bạn nên nấu thức ăn chín nhừ mềm dễ ăn, bạn nên nấu các món nước, có thể làm các thức uống từ rau củ quả cho dễ hấp thu hơn.

Một thực đơn đầy đủ protein nhiều rau xanh hạn chế dầu mỡ là rất tốt cho ng ung thư giai đoạn cuối

Một thực đơn đầy đủ protein nhiều rau xanh, đảm bảo dinh dưỡng cho người ung thư giai đoạn cuối

Trong bữa ăn, để đảm bảo dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bạn nên chế biến nhiều món có rau xanh giàu các vitamin A, D, E và có các màu đẹp mắt điều đó sẽ kích thích thêm được vị giác của bệnh nhân và không cần thiết phải bổ sung các loại thuốc bổ có chứa vitamin để bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối do lúc này khả năng hấp thu chuyển hóa thuốc đã giảm, bệnh nhân nên nạp các vitamin khoáng chất trực tiếp từ thực phẩm.

Hãy tạo ra một bầu không khí vui vẻ trong bữa ăn, để khiến họ quên đi cảm giác chán ăn, có thể ăn uống được thoải mái.

Tâm lý thoải mái cũng giúp bênh nhân ung thư napj dinh dưỡng tốt hơn

Tâm lý là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối chống chọi với bệnh tật

Bạn nên cho bệnh nhân ăn nhiều hơn vào ban ngày và bữa tối sẽ giảm lượng ăn lại ít hơn bữa tối vì ban ngày vào buổi sáng và buổi trưa sẽ hấp thụ các chất trong cơ thể tốt hơn vào buổi tối.

Một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối cũng sẽ bao gồm các loại thực phẩm dễ ăn cũng như hợp khẩu vị của bệnh nhân tiện lợi mọi lúc như bánh quy cho trẻ em , bánh mỳ nguyên cám , hoa quả sấy khô hay sữa ít béo…. Tuy nhiên tùy từng trường hợp bệnh nhân ung thư thì bạn phải lưu ý do một số loại đồ khô trên đối những người bị ung thư phổi lại không nên dùng vì có thể làm tình trạng bệnh nhân nặng hơn.

Hạn chế tuyệt đối các loại thực phẩm có chứa quá nhiều dầu mỡ, thực phẩm được chế biến theo kiểu nướng, hun khói, đồ ăn cay nóng sẽ làm cho bệnh thêm trầm trọng.

Ngoài ra, việc vận động nhẹ nhàng cũng sẽ giúp quá trình tiêu hóa thức ăn nhanh chóng, giúp bệnh nhân sẽ cảm thấy ngon miệng hơn.

Trong các trường hợp sức khỏe  bệnh nhân  quá yếu, hoặc các khối u quá to dẫn đến chèn ép gây không ăn uống được như bình thường, thì lúc này bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các biện pháp ăn uống qua đường ống hoặc bằng đường tĩnh mạch, biện pháp này sẽ giúp cung cấp được đủ các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể người bệnh.

Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không chỉ cần chú ý chăm sóc về chế độ dinh dưỡng, bạn còn cần phải quan tâm và tạo cho tâm lý của họ luôn được ở trạng thái ổn định, vui vẻ, thoải mái vì như vậy cũng sẽ góp phần cho bệnh nhân có thêm niềm tin hơn vào việc kéo dài sự sống..

2.2. Các thực phẩm nên và không nên ăn trong dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

Trong quá trình điều trị và dự phòng ung thư đặc biệt là đối với bệnh nhân giai đoạn cuối, người bệnh cần tìm hiểu rõ để có một chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối phù hợp với thể trạng người bệnh và từng loại ung thư.

Nguyên tắc chung của dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đó là các thực phẩm được chọn phải dễ tiêu, hợp khẩu vị, được cắt và chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa để có thể cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối để cơ thể có thể duy trì sự tỉnh táo khỏe mạnh cả ngày.

Vào ban ngày, khả năng tiêu hóa và nhu cầu năng lượng cao hơn nên lượng ăn vào buổi sáng và trưa sẽ nhiều hơn vào buổi tối. Protein sẽ được tăng cao hơn so với bình thường. Các thực phẩm protein nên được sử dụng cho việc cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối là: đậu nành, trứng, cá, hải sâm, sò huyết, bào ngư, thịt gà,.

Việc uống đủ nước cũng rất quan trọng để có giúp chuyển hóa trong cơ thể được diễn ra tốt hơn.

Trong một số trường hợp bệnh nhân nặng khối u quá to chèn ép không thể ăn bình thường, có thì lúc này ta phải can thiệp nạp dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bằng phương pháp nuôi dưỡng qua ống sonde hoặc bằng đường tĩnh mạch.

Trong những trường hợp này, vẫn cần bảo đảm cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối gồm chất đạm, chất béo, đường bột, vitamin và muối khoáng.

Bệnh nhân nên ăn nhiều các thực phẩm củ quả có vỏ dày, ít bị ngấm thuốc kích thích, các chất bảo quản như quả bưởi, trái dừa, đu đủ, chuối, bí xanh, bí đỏ, củ xu hào, khoai tây, khoai sọ, khoai lang, củ đậu, ngô bao tử.

Những loại rau mà bệnh nhân nên bổ sung như: dấp cá, rau ngót, rau dền, súp lơ xanh…Bệnh nhân không nên dùng rau má vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu…. Các thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối phải đảm bảo tuyệt đối về mặt an toàn thực phẩm.

Cần tránh những thực phẩm có khả năng gây đầy hơi hoặc cay nóng như đậu sống, tái, gia vị cay như ớt, hạt tiêu. Hạn chế các loại thịt màu đỏ như thịt lợn, thịt trâu, thịt bò, thịt ngựa vì cấu trúc protein của nó rất phức tạp dẫn đến khó tiêu, khó hấp thu hơn do khi tiêu hóa sẽ cần tới nhiều enzyme để thủy phân.

Thực phẩm không nên có trong Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Ung Thư Giai Đoạn Cuối 1

Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư giai đoạn cuối không được có ớt cay

Trong chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối cần hạn chế các loại bột dinh dưỡng hay thực phẩm có nguồn gốc biến đổi gen vì có nhiều nghiên cứu cho thấy khả năng gây bệnh của chúng. Các loại thực phẩm chế biến sẵn cũng sẽ gây khó tiêu, đầy bụng cho bệnh nhân ung thư do nó có chứa nhiều chất bảo quản, phẩm màu, … nên chúng ta phải hạn chế tuyệt đối.

Kiêng hoàn toàn các chất caffeine như cà phê, trà và sô cô la. Khuyến cáo nên sử dụng trà xanh do trong trà xanh có chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa ung thư.

Nếu còn bất cứ điều gì cần giải đáp, bạn hãy liên hệ với KOCHI để nhận được câu trả lời sớm nhất.

Fanpage: Kochi

Hotline: 024 6291 8086

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *