Chỉ số huyết áp là một chỉ số quan trọng trong y học dùng để biểu thị tình trạng sức khỏe tim mạch và các bệnh lý liên quan đến tim. Do đó, những hiểu biết về chỉ số huyết áp rất cần thiết để chúng ta duy trì được sức khỏe tốt đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh.
Nội Dung
1. Sơ lược về chỉ số huyết áp
Khi tim đập và co bóp hình thành lên áp suất đẩy máu ra lòng mạch. Máu di chuyển trong lòng mạch tác động vào thành mạch tạp ra huyết áp.
Sơ lược về chỉ số huyết áp – con số biết nói
Người ta sử dụng đồng hồ đo huyết áp hoặc các thiết bị điện tử thông minh để đo áp lực máu trên thành mạch. Kết quả đo được gọi là chỉ số huyết áp có đơn vị tính bằng mmHg.
Thông thường chỉ số huyết áp ở người trưởng thành khỏe mạnh bình thường là 70/120 mmHg. Trong đó 120 là huyết áp tâm thu, 70 là huyết áp tâm trương.
Nếu chỉ số huyết áp của bạn như này chứng tỏ tình trạng tim của bạn khỏe mạnh, nhưng chỉ số này tăng hay giảm thì sức khỏe của bạn đang có những mối lo ngại.
2. Kết quả chỉ số huyết áp thế nào là tốt?
Như đã nói ở trên, chỉ số huyết áp người bình thường là 70/120 mmHg là tốt do chỉ số huyết áp lý tưởng là dưới 120 với huyết áp tâm thu và < 80 với huyết áp tâm trương.
Nếu kết quả hiện ra lớn hơn phạm vi lý tưởng thì rất có thể tim bạn đang phải làm việc quá sức để đảm bảo cung cấp đủ máu đi nuôi cơ thể. Ngược lại chỉ số đo hiện ra thấp hơn phạm vi lý tưởng thì rất có thể bạn bị huyết áp thấp và phải đối mặt với các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.
Hãy theo dõi bảng chỉ số huyết áp dưới đây để có thể xem huyết áp của bạn đang ở mức lý tưởng hay bất thường:
Bảng chỉ số huyết áp chuẩn theo độ tuổi
3. Ví dụ về chỉ số huyết áp trong bệnh cao huyết áp
3.1. Giai đoạn tiền cao huyết áp
Khi chỉ số huyết áp lớn hơn 80/120 mmHg, đây là hồi chuông cảnh báo bạn cần xây dựng thói quen tốt cho tim. Nếu chỉ số huyết áp tâm thu của bạn từ 120-129 mmHg và huyết áp tâm trường <80 mmHg. Chỉ số này nghĩa là bạn đang ở giai đoạn tiền cao huyết áp.
Tuy nhiên các chuyên gia không xếp giai đoạn này vào phạm vi huyết áp cao dù chỉ số đã vượt qua mức lý tưởng. Nếu bạn không xử lý kịp thời thì rất nhanh sẽ chuyển sang giai đoạn cao huyết áp, đẩy nhanh tốc độ xảy ra biến chứng về tim.
Giai đoạn này bạn không cần hỗ trợ của thuốc mà chỉ cần thay đổi lối sống một cách lành mạnh như chế độ ăn không dầu mỡ, hay ăn quá nhiều đồ ngọt. Ngoài ra thường xuyên tập thể dục, chế độ sinh hoạt ăn ngủ nghỉ hợp lý.
3.2. Giai đoạn 1 bệnh cao huyết áp
Khi bạn không thể thay đổi chế độ sinh hoạt, giai đoạn tiền cao huyết áp nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 1 của bệnh cao huyết áp. Giai đoạn này thì chỉ số huyết áp tâm thu đạt từ 130 đến 139 mmHg, huyết áp tâm trương từ 80 đến 89 mmHg. Tuy nhiên nếu máy đo huyết áp chỉ hiện kết quả trong khoảng trên một lần duy nhất thì chưa chắc bạn đã bị cao huyết áp, bạn cần đo nhiều lần và lấy giá trị chỉ số trung bình để có được kết quả chính xác nhất.
Bạn nên đến các cơ sở y tế để có kết quả chính xác nhất khi cần giúp đỡ và nghi ngờ bản thân mắc cao huyết áp.
Ở giai đoạn này cần phải sử dụng thuốc và theo dõi dưới sự giám sát của chuyên gia. Thường giai đoạn này sẽ được theo dõi điều trị từ 3 đến 6 tháng sau khi bạn thay đổi lối sống lành mạnh hơn.
Nếu người trên 65 tuổi dù sức khỏe bình thường thì bác sĩ cũng có thể đưa ra nhưng đề nghị về thay đổi một số thói quen sinh hoạt để dự phòng huyết áp và giúp người khám bệnh khỏe hơn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt để có chỉ số huyết áp chuẩn
3.3. Giai đoạn 2 của bệnh cao huyết áp
Giai đoạn 2 tức bệnh đã nghiêm trọng hơn, chỉ số huyết áp trong giai đoạn này rơi vào khoảng 140/90 mmHg. Trong giai đoạn này bạn cần phải dùng thuốc kiểm soát. Hãy kết hợp thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt, thiết lập thời gian biểu phù hợp để có được kết quả điều trị bệnh tốt nhất.
3.4. Giai đoạn nguy hiểm
Trong giai đoạn này chỉ số huyết áp ở khoảng 180/120 mmHg. Đây là mức nguy hiểm và báo động. Khi huyết áp lên cao thế này phải liên hệ chuyên gia để xử lý.
Khi huyết áp ở trên giai đoạn này người bệnh thường có các triệu chứng như khó thở, tức ngực, suy giảm thị giác, đi tiểu ra máu, chóng mặt, đau đầu…
Tuy nhiên khi chỉ số huyết áp bạn đo được ở mức này một lần sau đó trở lại mức lý tưởng thì cần tiến hành đo lại. Nếu chỉ số huyết áp ở mức nguy hiểm đến 2 lần thì cần có phương hướng điều trị kịp thời.
3.5. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh cao huyết áp cần biết
Cao huyết áp không kiểm soát sẽ rất duy hiểm, do đó cần có biện pháp phòng ngừa vì nó có thể gây ra các biến chứng như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Các biện pháp giúp phòng ngừa huyết áp cao như sau:
- Giảm hàm lượng natri: Bạn nên hạn chế ăn các thức ăn và thực phẩm chế biến sẵn. Các thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng thấp thường chứa hàm lượng lớn natri và chất béo.
- Giảm hàm lượng caffein.
- Tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe: bạn nên tập 30 phút mỗi ngày thanh vì chỉ tập vài giờ vào cuối tuần. Hãy bắt đầu tập luyện bằng từ những bài nhẹ nhàng như yoga.
- Duy trì cân nặng lý tưởng.
- Kiểm soát cân nặng tránh béo phì thừa cân gây lên mỡ nhiễm máu hoặc các cơn đau tim đột ngột..
- Hạn chế đồ ăn dầu mỡ và đồ uống có cồn.
Các biện pháp trên, tóm gọn lại là dự phòng huyết áp cao bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt. Thiết lập một chế độ ăn uống khoa học, một chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý để có được một hệ thống tim mạch khỏe mạnh duy trì chỉ số huyết áp ở mức lý tưởng.
4. Cách đọc chỉ số huyết áp đúng thế nào?
Qua các phân tích trên, chúng ta thấy được tầm quan trọng của chỉ số huyết áp. Mỗi một chỉ số huyết áp đều có ý nghĩa nói lên tình trạng sức khỏe của chúng ta. Vậy nên cần phải đọc được đúng và chuẩn chỉ số huyết áp.
Khi quan sát trên màn hình máy đo huyết áp bạn sẽ thấy 3 thông số. Trong đó thông số lớn chỉ huyết áp tâm thu hay còn gọi là huyết áp tối đa. Con số nhỏ hơn là huyết áp tâm trương hay còn gọi là huyết áp tối thiểu. Con số còn lại là mạch đập hay còn gọi là nhịp tim.
Thông thường sẽ đọc số lớn trước, số nhỏ sau. Ví dụ như huyết áp 110/75 mmHg.
Đọc chỉ số huyết áp đúng và chính xác trên máy đo.
Chỉ khi bạn đo đúng huyết áp, đọc đúng huyết áp, có kiến thức và hiểu về huyết áp. Thông qua các chỉ số bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra huyết áp cho mình và người thân. Qua đó dự phòng được các rủi ro, có biện pháp xử lý kịp thời nếu chỉ số huyết áp bất thường nằm ngoài phạm vi lý tưởng.
Tuy nhiên các chỉ số huyết áp cũng thay đổi như cao hơn khi bạn vận động mạnh hay ở tư tế khác nhau cũng sẽ dẫn đến các chỉ số huyết áp thay đổi. Do đó cần phải phân biệt và tránh nhầm lẫn về tình trạng cơ thể.
Khi có dấu hiệu bất thường hoặc đo được chỉ số huyết áp quá cao hoặc quá thấp, hãy đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành kiểm tra và xử lý toàn diện. Tránh tự ý dùng thuốc hay tự đưa ra cách xử lý để điều trị khi huyết áp trong giai đoạn nguy hiểm. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để phòng ngừa kịp thời, tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra.