Chuyên gia tư vấn, Góc sức khỏe, Mỡ máu

Cholesterol Trong Máu Cao Và Những Hiểm Họa Khôn Lường

Cholesterol trong máu cao là gì?

Cholesterol trong máu cao là tình trạng rất nóng hổi hiện nay, bởi số người mắc bệnh này ngày càng gia tăng và đang báo động. Vậy làm thế nào để không bắt gặp tình trạng này? Hãy tham khảo bài viết sau!

1. Phân loại cholesterol và vai trò đối với cơ thể (có hại hoặc có lợi) 

Tìm hiểu về các loại mỡ máu trước khi đi sâu vào nghiên cứu cholesterol trong máu cao là rất quan trọng. Người ta đã nghiên cứu và tìm ra các loại mỡ máu: Cholesterol máu điển hình là các loại sau:

  • Cholesterol LDL (mỡ xấu): Làm tích tụ mỡ, là nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch, hẹp và/hoặc tắc nghẽn mạch máu là căn nguyên của nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Cần giữ LDL ở mức tiêu chuẩn để bảo vệ tim mạch.
  • Cholesterol HDL (mỡ tốt): Loại bỏ mỡ tích tụ bên trong mạch và duy trì sự lưu thông cho mạch máu tránh bị tắc nghẽn do chuyển LDL-cholesterol đến cơ quan chuyển hóa là gan sau đó đào thải.
  • Triglycerides (TG) là một loại chất béo trung tính làm tích lũy mỡ, TG quá cao sẽ dẫn đến viêm tụy hoặc gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ. 
  • Cholesterol TP = LDL-cholesterol (xấu) + HDL-cholesterol (tốt) + 0,2 x TG.

2. Mức Cholesterol máu bình thường được khuyến cáo bởi các chuyên gia, tổ chức y tế thế giới

Nhìn chung với người 20 tuổi khỏe mạnh thì các chỉ số mỡ sẽ như sau:

  • Cholesterol TP: < 200 mg/dL.
  • HDL-cholesterol: Nam > 40 mg/dL; Nữ là > 50 mg/dL.
  • LDL-cholesterol: Người đái đường < 100 mg/dL; bệnh tim < 70 mg/dL.
  • Triglycerid: < 150 mg/dL.

2.1. Cholesterol toàn phần 

Là chỉ số liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch một cách trực tiếp. Với mỗi nhóm đối tượng cần đạt mức sau:

  • 75-169 mg/dL (người < 20 tuổi).
  • 100-199 mg/dL (bệnh nhân >20 tuổi).

2.2. “Cholesterol tốt” – Lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) 

Lượng HDL cao thì tốt chứng tỏ nguy cơ bệnh tim mạch thấp, tránh được xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Mức tiêu chuẩn: > 40 mg/dL.

2.3. “Cholesterol xấu” – Lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) 

Lượng LDL trong máu cao chứng tỏ nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ tăng, kể cả bệnh nhồi máu cơ tim, mạch vành và tử vong. Các loại thuốc giảm cholesterol hoạt động với cơ chế là giảm lượng LDL xuống mức bình thường. 

Mức tiêu chuẩn:

  • Với người có bệnh nền tim mạch hay đang có nguy cơ mắc các bệnh đó: < 70 mg/dL.
  • Với người có nguy cơ bệnh tim rất cao: < 100 mg/dL.
  • Với người có nguy cơ mắc bệnh mạch vành thấp: < 130 mg/dL.

2.4. Triglycerides (TG) 

Mức triglycerides (mỡ trung tính) liên quan tới bệnh tim mạch một cách trực tiếp. Chỉ số này thường cao ở người béo phì, đái tháo đường bởi do họ ăn quá nhiều thực phẩm, đồ ăn, thức uống chứa đường đơn và nạp nhiều rượu bia. 

Mức tiêu chuẩn: < 150 mg/dL.

3. Cholesterol trong máu cao là gì?

Cholesterol là một loại lipid máu, có tác dụng to lớn trong chức phận hoạt động của tế bào sợi thần kinh của người và sản xuất hormone, qua đó giúp cơ thể khỏe mạnh và hoạt động bình thường.

Cholesterol trong máu cao là gì?

Cholesterol trong máu cao là gì?

Nếu cơ thể được cung cấp một lượng lipid hay cholesterol vừa đủ thì nó sẽ duy trì sự bình thường của các hoạt động sống của con người và cung cấp năng lượng cho các hoạt động ấy. 

Nếu sự cung cấp là dư thừa (cholesterol máu cao) sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường tới sức khỏe điển hình là bệnh máu nhiễm mỡ. Nguyên do là sự biến đổi bất thường các chỉ số. Rối loạn mỡ máu do sự tăng nồng độ chất béo xấu quá mức:

  • Tăng lượng lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL – cholesterol) là cholesterol xấu.
  • Giảm lượng lipoprotein tỷ trọng cao (HDL – cholesterol) là cholesterol tốt. 
  • Tăng lượng triglyceride (mỡ trung tính).
  • Cholesterol TP = LDL-cholesterol (xấu) + HDL-cholesterol (tốt) + 0,2 x TG.

Cụ thể, sự rối loạn các chỉ số mỡ là:

  • Lượng Cholesterol TP tăng > 6,2mmol/L.
  • Lượng TG tăng > 4,5mmol/L.
  • Lượng LDL-Cholesterol > 3,4mmol/L.
  • Còn HDL-Cholesterol < 0,9mmol/L.

4. Nguyên nhân làm cholesterol máu cao

Chế độ ăn uống kém khoa học: Ăn nhiều chất béo bão hòa, chất béo trans (acid béo xấu) ở các sản phẩm bánh quy ngọt, bắp rang bơ, mỡ động vật có thể làm tăng cholesterol. Các loại thịt đỏ và sản phẩm làm từ sữa nguyên béo, cũng là thực phẩm làm tăng cholesterol.

Nguyên nhân cholesterol trong máu cao

Nguyên nhân cholesterol trong máu cao

Béo phì: Khi chỉ số BMI ≥ 30 tức là khi béo phì sẽ làm tăng cholesterol trong máu cao.

Ít vận động: Nạp nhiều thức ăn, nhiều dầu mỡ mà không vận động thì mỡ máu cao là không tránh khỏi.

Hút thuốc lá: Làm giảm cholesterol HDL (“mỡ tốt”).

Tuổi tác: Tăng nguy cơ cholesterol cao do lớn tuổi chuyển hóa kém. Cụ thể gan sẽ giảm chức năng loại bỏ cholesterol LDL (mỡ xấu).

Bệnh tiểu đường: Làm tăng VLDL – mỡ xấu (Lipoprotein tỷ trọng rất thấp) và làm giảm mỡ tốt cholesterol HDL. Tăng đường máu sẽ làm tổn thương niêm mạc động mạch. 

5. Phòng ngừa ra sao để không mắc cholesterol trong máu cao 

Cholesterol trong máu cao hoàn toàn có thể tránh được nếu bạn thực hiện các việc sau:

  • Bỏ thuốc lá.
  • Giữ cân nặng hợp lý. Ăn ít nhất 3 bữa mỗi ngày vào các giờ thông thường (bữa sáng, bữa trưa, bữa tối).
  • Ăn thực phẩm giúp giảm lượng cholesterol như thực phẩm giàu chất xơ (trái cây, các loại đậu, rau xanh, củ quả) và dùng các loại ngũ cốc, yến mạch, lúa mạch, bột ngũ cốc nguyên hạt. 
  • Tránh ăn nhiều đường, hạn chế uống nước ngọt, kem và kẹo, các bánh ngọt, bánh quy.
  • Tránh thực phẩm giàu chất béo, hạn chế ăn mỡ động vật là chất béo xấu. Ăn chất béo tốt một lượng đủ như cá, hạt, đậu nành và dầu chứa omega-3 như dầu olive. 
  • Nếu uống quá nhiều rượu chứa đường và năng lượng trong rượu sẽ chuyển thành chất béo xấu. Rượu nếu sử dụng hợp lý thì tốt cho sức khỏe (rượu thuốc, kích thích ăn ngon, hay giảm nguy cơ các bệnh tim mạch) nghĩa là dùng đủ lượng. 
  • Tập thể dục thường xuyên để tiêu hao lượng mỡ dư thừa tăng lượng mỡ tốt.

Phòng ngừa Cholesterol trong máu cao

Phòng ngừa Cholesterol trong máu cao

Chế độ ăn ít cholesterol:

Nhóm thực phẩm Thực phẩm được khuyến cáo Thực phẩm nên hạn chế Thực phẩm nên tránh
Sản phẩm từ sữa Sữa tách béo

Sữa chua Hy Lạp

Phô mai có lượng chất béo < 3g/30g khối lượng sản phẩm (Ricotta)

 

Sữa tách béo một phần

Sữa chua ít béo

Kem chua

Phô mai có chất béo từ 3-5g/ 30g khối lượng sản phẩm (Mozzarella)

Sữa nguyên kem

Bột sữa nguyên kem

Phô mai có chất béo > 5g/ 30g khối lượng sản phẩm

 

Thịt, cá, trứng

Nên dùng phần ức gà và gà tây bỏ da, lọc mỡ. 

Lòng trắng trứng

Thịt đỏ (heo, bò, bê, v.v)

Đùi và cánh gà

Vịt không da

Lòng đỏ trứng: không ăn quá 3 lần/ tuần

Sò, ốc

Thịt mỡ (đặc biệt là thịt cừu)

Tim, gan, lòng, và nội tạng khác.

Trứng cá, trứng cá muối

Gan ngỗng

Bánh mì kẹp xúc xích, đồ ăn sẵn như xúc xích, giăm bông

Tôm hùm, trứng cua, hàu, nghêu

Tinh bột Bánh mì nguyên cám

Gạo nguyên cám

Khoai tây nướng/luộc thường

Mì ống

Các loại đậu, củ, ngũ cốc

Bánh ngũ cốc granola

Bánh quy

Bánh muffin

Bánh bắp

Bánh mì có bơ

Khoai tây chiên

Bánh sừng bò

Bánh ngọt

Mì trứng

Rau củ Tất cả

 

Được nấu bằng dầu mỡ; chiên rán ngập dầu mỡ
Trái cây Tất cả Trái cây bọc đường
 

Thực phẩm béo

Dầu bắp

Dầu oliu

Dầu hạt cải canola

Dầu hoa hướng dương

Dầu đậu nành

Dầu cá nước lạnh

Dầu đậu phộng

Dầu mè

Các loại hạt: mắc ca…

Dầu dừa

Nước cốt dừa

 

 

Dầu cọ

Bơ và kem

Mỡ động vật (mỡ heo, v.v.)

Bơ loãng

Dầu thực vật hydro hóa

Thịt xông khói

Mỡ tiết ra từ thịt và thịt gà

Thực phẩm ngọt Đường, mật ong, mứt, bánh quy. Bánh ngọt, bánh nướng.

Bánh quy

Bánh làm từ kem hoặc trứng, bơ, dầu.

Socola, kem

Khác Hương liệu, thảo mộc, muối

Gia vị (cà ri, sa tế, tiêu, v.v.)

Gia vị: mù tạt, nước sốt cay…

Thức ăn nhanh

Nước sốt béo từ bơ, dầu, kem, trứng như Mayonnaise…

Nước luộc thịt béo

Chà bông heo

Kem đặc

Thức uống Nước, nước trái cây, rau củ, siro trái cây, 

Nước thuốc sắc, trà, cà phê

 

Bia: 1 lon 330mL

Rượu rum/whiskey: khoảng 1 ly 45mL

Rượu đỏ: 1 ly 150mL

Nam giới: 1-2 ly/ngày

Nữ giới: 1 ly/ngày

Lượng rượu quá mức

Lượng soda và uống đồ uống ngọt quá nhiều

Sữa lắc, socola, sữa mạch nha 

Ngoài ra để tránh cholesterol trong máu cao bạn nên sử dụng tỏi đen hàng ngày để có thể cắt giảm mỡ máu, không bị xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Tỏi đen phòng ngừa cholesterol máu cao

Tỏi đen phòng ngừa cholesterol máu cao

Nghiên cứu của nhà khoa học Eun-Soo Jung năm, trên người  có lượng mỡ máu cao cho thấy: tác dụng của tỏi đen trên các đối tượng này là điều chỉnh rối loạn mỡ máu (tăng HDL tốt), giảm xơ vữa động máu (giảm Apo-A1 và Apo-B), dùng liều 6g/ngày một đợt điều trị là 12 tuần [1].

Cholesterol trong máu cao là chỉ số đánh giá người bị rối loạn mỡ máu. Chính vì vậy cần đặc biệt quan tâm chỉ số này.

Ngoài ra, nếu cần thêm thông tin hãy liên hệ với Kochi:

Liên hệ hotline: 0246.291.8086.

Hoặc để lại thông tin tại website để có được thông tin về việc dùng tỏi đen hợp lý nhất.

Hoặc trên Fanpage: Tỏi đen Kochi

Tài liệu tham khảo:

1.Jung, Eun-Soo và các cộng sự. (2014), “Reduction of blood lipid parameters by a 12-wk supplementation of aged black garlic: A randomized controlled trial, Nutrition. 30(9), tr. 1034-1039.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *