Tiểu đường đang là căn bệnh phổ biến ở những quốc gia đang phát triển và việc chữa tiểu đường cũng ngày càng được nhiều người quan tâm. Vào năm 2016, có khoảng 1,6 triệu người chết do đái tháo đường, WHO ước tính rằng đái tháo đường là nguyên nhân tử vong hàng thứ 7. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số phương pháp đơn giản để chữa tiểu đường.
Nội Dung
1. Kiểm soát chế độ ăn của bạn để chữa tiểu đường
Đây là cách chữa tiểu đường đầu tiên mà bạn cần nghĩ đến. Ngay cả khi đi khám ở bệnh viện các bác sĩ cũng khuyên bạn thay đổi, kiểm soát chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, kiểm soát cân nặng, huyết áp và các nguy cơ bệnh lý khác.
Điều này thực sự cần thiết bởi khi bạn ăn các thức ăn có chứa nhiều calo, quá trình hấp thụ của cơ thể sẽ làm lượng đường trong máu tăng vọt, gây mất kiểm soát, đặc biệt là ở những người mắc bệnh tiểu đường có các rối loạn về chuyển hóa. Nếu không kiểm soát được tình trạng và để nó kéo dài sẽ gây tổn thương đến thần kinh, tim và thận. Điều này đòi hỏi bạn cần có một chế độ dinh dưỡng và một thói quen ăn uống lành mạnh nếu muốn chữa tiểu đường hiệu quả.
Chế độ ăn lành mạnh giúp chữa tiểu đường hiệu quả
Để thực hiện việc ăn cho đúng thì bạn nên duy trì 3 bữa ăn chính hàng ngày và thêm các bữa ăn phụ. Chú ý kích thước khẩu phần ăn cũng rất quan trọng. Thay vì ăn một bữa lớn với nhiều loại thức ăn khác nhau, bạn hãy chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày và ăn một lượng thức ăn nhỏ hơn. Điều này sẽ giúp bạn no bụng mà không sợ tăng đường huyết.
Hãy xây dựng một chế độ ăn lành mạnh, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, ít carbohydrate và nguồn chất béo “tốt” cho cơ thể:
- Kiểm soát lượng carbohydrate: Khi đi vào cơ thể sẽ phân hủy thành đường và được hấp thu vào máu. Bạn nên lựa chọn các thực phẩm có hàm lượng carbohydrate thấp, nhiều chất xơ, hoặc các loại carbohydrate chưa qua tinh chế như ngũ cốc nguyên hạt. Một số loại thực phẩm bạn có thể tham khảo như: Trái cây, sữa ít béo, đậu, rau, các loại ngũ cốc nguyên hạt…
- Thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt, kiểm soát tốt lượng đường trong máu, giúp bạn no nhanh và lâu, giảm lượng thức ăn vào cơ thể. Một số loại thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: Rau, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây…
- Chất béo “tốt” cho cơ thể có chứa hàm lượng calo thấp. Nó là chất béo không bão hòa có thể giúp giảm mức cholesterol. Điển hình của chất béo “tốt” là omega-3 trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Một số loại thực phẩm khác có thể tham khảo như bơ, dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu nành…
Ngoài các thực phẩm trên, thì các thực phẩm sau đây bạn cần giảm thiểu ở mức tối đa để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường: Tránh các loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa như sữa giàu chất béo, thịt bò, bơ, xúc xích, thịt xông khói, hạn chế dầu dừa và dầu cọ…Giảm chất béo chuyển hóa bằng cách hạn chế đồ ăn vặt (kẹo), thực phẩm chế biến sẵn, bánh nướng,…Thực phẩm chứa nhiều cholesterol như sữa giàu chất béo, lòng đỏ trứng, gan, các thịt nội tạng.
Bạn cần kiểm soát lượng muối đưa vào cơ thể trong ngày, cố gắng ăn ít hơn 2,3 mg/ngày. Khi mua hàng, bạn nên kiểm tra lượng muối trên nhãn để tính toán được lượng muối.
2. Tạo thói quen tập thể dục thường xuyên để tránh biến chứng cao huyết áp
Một phương pháp chữa tiểu đường quan trọng mà bệnh nhân mắc tiểu đường cần nhớ là tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục giúp việc kiểm soát cân nặng trở nên dễ dàng, giảm huyết áp và giảm cholesterol LDL có hại. Nó còn giúp giảm lo lắng, căng thẳng, tăng cường cơ và xương, cải thiện sức khỏe chung của bạn.
Tập thể dục giữ sức khỏe giúp chữa tiểu đường hiệu quả
Nhiều nghiên cứu về lợi ích của việc tập thể dục đối với bệnh đái tháo đường với các kết quả nổi bật sau:
- Các hình thức tập thể dục – tập thể dục nhịp điệu hay thể dục với cường độ cao, đều có tác dụng giống nhau trong việc giảm giá trị HbA1c ở những người bị bệnh. (HbA1c là cho biết tỉ lệ đường glucose gắn với hemoglobin máu. HbA1c giảm nghĩa là lượng đường trong máu giảm).
- Tập thể dục làm giảm tình trạng kháng insulin ở những bệnh nhân cao tuổi.Những người mắc bệnh đái tháo đường đi bộ ít nhất hai giờ một tuần giúp giảm nguy cơ tử vong do biến chứng của bệnh tim mạch.
- Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường nếu dành ít nhất bốn giờ một tuần để tập thể dục có nguy cơ mắc bệnh tim mạch < hơn 40% so với những người không tập thể dục.Thời gian tập thể dục tốt nhất trong khoảng 1-3 giờ sau khi ăn, khi đó lượng đường trong máu của bạn cao hơn trước khi ăn.
3. Giảm cân và kiểm soát cân nặng để chữa tiểu đường
Điểm lưu ý quan trọng khi chữa tiểu đường là kiểm soát chặt chẽ cân nặng. Thừa cân, béo phì là những yếu tố nguy cơ lớn đối với bệnh nhân mắc tiểu đường. Thừa cân có thể dẫn đến tình trạng người bệnh kháng insulin, mất đi khả năng điều hòa lượng đường huyết và làm cho lượng đường trong máu tăng vọt không kiểm soát.
Giảm cân là biện pháp để chữa bệnh tiểu đường mà không cần sử dụng đến thuốc
Giảm cân là biện pháp để chữa bệnh tiểu đường mà không cần sử dụng đến thuốc. Một chế độ ăn uống lành mạnh chính là gợi ý để giúp bạn kiểm soát cân nặng của mình. Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh tại nhà và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn giảm cân. Bạn không nên sử dụng thuốc giảm cân hay áp dụng các phương pháp giảm cân thiếu khoa học như nhịn ăn… Điều này có thể sẽ gây phản tác dụng và làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng bệnh tiểu đường.
4. Sử dụng các cây thuốc để chữa bệnh tiểu đường
Một cách khác giúp bạn chữa bệnh tiểu đường mà chưa cần dùng thuốc là dùng các cây thuốc nam giúp kiểm soát đường huyết. Một loại cây nổi tiếng đã được chứng minh khả năng giữ ổn định đường huyết là dây thìa canh. Ngoài ra, một số cây thuốc giúp chữa tiểu đường gồm:
Cây cam thảo chế biến thành vị thuốc chữa tiểu đường hiệu quả
- Khổ qua rừng.
- Dây thìa canh.
- Giảo cổ lam.
- Quế chi.
- Mã đề.
- Dâu tằm trắng.
- Hoàng bá.
- Cam thảo đất.
5. Sử dụng thuốc chữa tiểu đường theo chỉ định của bác sĩ
Đây cũng làm cách chữa tiểu đường hiệu quả triệt để nhất nếu các phương pháp chữa tiểu đường không dùng thuốc đã nêu ở trên không mang lại hiệu quả rõ ràng. Việc chữa tiểu đường giữa 2 type bằng thuốc sẽ có sự khác biệt, cụ thể:
Đối với người mắc tiểu đường type 1, bệnh nhân được chỉ định dùng insulin trong suốt quãng đời còn lại do cơ thể không còn khả năng tự sản xuất ra insulin. Các trường hợp này do các tế bào beta bị tổn thương nên không thể sản xuất hormone bình thường và cần cung cấp liên tục hormone từ bên ngoài vào qua đường tiêm để duy trì lượng đường huyết trong máu ở mức ổn định.
Metformin- thuốc chữa tiểu đường type 2
Với người mắc tiểu đường type 2, nếu người bệnh không cải thiện được tình trạng tăng lượng đường trong máu bằng chế độ dinh dưỡng và tập luyện hàng ngày, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc uống hoặc tiêm để ổn định lượng đường huyết. Các nhóm thuốc dùng để chữa tiểu đường bao gồm:
Nhóm ức chế men Alpha-Glucosidase, nhóm Biguanide: Metfomin, nhóm Sulfonylureas, TZD, ức chế men DPP4, ức chế kênh SGLT2 hoặc có thể phối hợp các thuốc với nhau. Thuốc Tây có ưu điểm lớn là hạ đường huyết nhanh chóng tuy nhiên rất dễ gây tụt đường huyết bất chợt. Nó không duy trì được lượng đường huyết ổn định; tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ không đáng có, do đó người bệnh cần thật sự cẩn trọng. Đặc biệt phải tuân thủ chặt chẽ chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua và sử dụng thuốc.
Trên đây là một số các chữa tiểu đường hiệu quả. Tuy nhiên bạn sẽ vẫn cần tới bệnh viện hay các cơ khám chữa bệnh để được tư vấn cụ thể hơn về tình trạng bệnh lý của mình và được cho những lời khuyên hữu ích.