Chuyên gia tư vấn, Góc sức khỏe, Tin tức, Ung thư

Những Dấu Hiệu Ung Thư Xương Giúp Phát Hiện Bệnh Sớm

dấu hiệu ung thư xương

Ung thư xương là loại ung thư tương đối hiếm gặp. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ người mắc ung thư xương đang ngày một tăng, khiến các bác sĩ chuyên khoa phải lên tiếng cảnh báo. Bệnh tiến triển từ từ trong thầm lặng, không có triệu chứng điển hình nên khi người bệnh phát hiện ra thì ung thư đã tiến triển sang giai đoạn cuối, gây khó khăn trong việc điều trị.

Vì vậy, mọi người cần phải tìm hiểu về dấu hiệu ung thư xương, giúp phát hiện bệnh sớm để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả, tránh mang lại những hậu quả đáng tiếc. Vậy dấu hiệu ung thư xương là gì? Mọi người cùng tìm hiểu qua bài viết của Kochi nhé!

1. Ung thư xương là gì?

dấu hiệu ung thư xương

Ung thư xương là gì?

Ung thư xương là hiện tượng tế bào trong xương tăng trưởng mạnh, sự phát triển bất thường dẫn đến hình thành một hay nhiều khối u ác tính. Bệnh được chia làm nhiều loại khác nhau nhưng không phổ biến. Trong đó có 1 số loại hay gặp như:

– Sarcoma xương: thường xảy ra ở cánh tay và đầu gối.

– Sarcoma sụn: đa phần xuất hiện ở đùi, xương chậu và vai..

– Ung thư có tính chất từ gia đình Ewing Sarcoma (hay ESFTs): thường thấy ở xương chậu, dọc xương sống, cẳng chân hay cánh tay.

Bên cạnh đó, cũng giống các loại ung thư khác hay gặp, ung thư xương cũng có 04 giai đoạn, gồm:

– Giai đoạn I: Khối u chỉ có ở xương, chưa di chuyển sang những mô khác trong cơ thể.

– Giai đoạn II: Các tế bào ung thư bắt đầu phát triển mạnh mẽ và chưa di căn.

– Giai đoạn III: Có thể có 2 đến 3 khối u tồn tại trên cùng 1 đoạn xương.

– Giai đoạn IV: Ung thư đã có di căn.

2. Đối tượng dễ mắc bệnh

Tỉ lệ những người mắc ung thư xương chỉ chiếm khoảng dưới 1% trên tổng số những người mắc ung thư, trong đó những đối tượng mắc bệnh thường là:

– Sarcoma xương thường gặp ở những người trong độ tuổi từ 10 – 19 tuổi, những bệnh cũng có thể đến với những người trên 40 tuổi. Những người có một vài tình trạng bệnh lý (như Paget) sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường.

– Sarcoma sụn hay gặp ở những người trung niên trên 40 tuổi.

Sarcoma sụn hay gặp ở những người trung niên 

–  ESFTs gặp hầu hết ở trẻ nhỏ và thanh niên (<19 tuổi), thường thấy bệnh nhân nam nhiều hơn là bệnh nhân nữ.

3. Dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư xương

Dấu hiệu ung thư xương sẽ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh

– Ở giai đoạn đầu dấu hiệu ung thư xương rất mờ nhạt, nếu không để ý kỹ sẽ dễ bỏ qua, như:

  • Những người trẻ, chưa đến tuổi trung niên thường xuất hiện các dấu hiệu nhức mỏi chân tay, cảm thấy vô lực, xương khớp yếu như người cao tuổi.
  • Đau xương – đây là dấu hiệu ung thư xương phổ biến, đau nhiều khi vận động hoặc đau về đêm, thấy tê tại các khớp.
  • Tại các vùng xương đau nhức, khi xoa bóp nhẹ hoặc sờ sẽ có cảm giác ấm hơn các vùng khác, xuất hiện những mạch máu có màu xanh tím nổi lên bề mặt da.
  • Sờ vào vùng đau thấy có khối u to dần.

– Vào giai đoạn tiến triển, các dấu hiệu ung thư xương sẽ dần rõ hơn:

  • Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ, cơ thể suy nhược, có thể sốt nhẹ và sụt cân nhanh chóng không rõ nguyên do. 
  • Các cơn đau xương tăng dần, cơn đau đi từ mức độ trung bình đến mức nghiêm trọng là dấu hiệu ung thư xương điển hình. Các cơn đau xuất hiện liên tục, dùng thuốc giảm đau cũng không đỡ. Cảm thấy xương yếu đi một cách rõ rệt.

Đau xương là dấu hiệu ung thư xương điển hình

  • Thấy sưng hay khối u tại trị trí xương có tế bào ung thư. Mô xương thấy có xu hướng hướng ra ngoài, lồi lõi 1 cách bất thường. Vùng da tại nơi có u sưng tấy, đỏ hơn các vùng khác.
  • Xuất hiện hiện tượng gãy xương nhưng không phải do chấn thương.

Ung thư xương được các bác sĩ nhận định là thường gặp tại xương dẹt và xương dài. Một số vị trí thường xuất hiện các dấu hiệu ung thư xương như:

  • Xương chậu.
  • Xương bả vai.
  • Đầu trên xương chày.
  • Đầu dưới xương đùi.
  • Đầu trên xương cánh tay.
  • Đầu dưới xương quay.

4. Nguyên nhân gây nên bệnh 

Các khối u ở gặp ở xương có thể do tự xuất hiện (ung thư xương nguyên phát) hoặc do di căn từ những bộ phận, cơ quan khác (ung thư xương thứ phát) như phổi, vú…

Đối với ung thư xương nguyên phát, nguyên nhân của bệnh vẫn còn là ẩn số đối với các chuyên gia y tế. Tuy nhiên đã có những chuyên gia đã nêu nên nhận định về bệnh có thể xuất phát từ những yếu tố như:

– Từ các yếu tố liên quan đến bệnh di truyền như u nguyên bào võng mạc, hội chứng Fraumeni.

– Bệnh Paget xương, đây 1 dạng rối loạn của cấu trúc xương, bệnh này phổ biến ở những người từ 50 tuổi trở lên.

– Do tiếp xúc với phóng xạ.

5. Tiên lượng

Tỷ lệ sống của người mắc ung thư xương sẽ tùy thuộc vào loại ung thư xương và mức độ phát triển của tế bào ung thư. Theo thống kê, hầu như các bệnh nhân bị ung thư xương đều có khả năng sống sót từ 5 năm trở lên với điều kiện phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Dưới đây là thống kê tỷ lệ người bệnh có thể sống trên 5 năm theo giai đoạn bệnh:

– Giai đoạn I: 80%.

– Giai đoạn II: 70%.

– Giai đoạn III: 60%.

– Giai đoạn IV: 20 – 50%.

Khi nhận thấy dấu hiệu ung thư xương hay phát hiện ra khối u, người bệnh nên đi khám để có thể xác định u xương là lành hay ác tính để có thể điều trị kịp thời.

6. Xử trí khi phát hiện mắc ung thư xương

Điều quan trọng nhất khi phát hiện mắc ung thư xương là cả người bệnh và người thân cần giữ bình tĩnh và có tinh thần lạc quan. Khi nhận thấy bản thân xuất hiện những dấu hiệu ung thư xương dày đặc, người bệnh không nên đưa ra kết luận về tình trạng sức khỏe của mình một cách vội vàng, cũng như việc sử dụng thuốc hay các phương pháp truyền miệng để chữa trị cho bản thân.

Sau đây là 02 phương hướng xử lý mà người bệnh nên làm:

– Đi khám bệnh tại cơ sở y tế: Tại cơ sở y tế, người bệnh nên báo cáo đầy đủ cho bác sĩ về những dấu hiệu ung thư xương mà mình nhận thấy. Sau khi tiến hành thăm khám lâm sàng, nghiên cứu thể trạng, tiền sử mắc bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất cho người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như:

Chụp X-quang

  • Chụp X-quang xương: Giúp xác định số lượng tế bào xương bị tổn thương và phần mềm đã bị xâm lấn.
  • Chụp cắt lớp: Để đánh giá các thương tổn bề mặt xương và trong tủy xương.
  • Chụp MRI: Hỗ trợ việc đánh giá những trường hợp xương tổn thương nặng, bị xâm lấn các mạch máu và thần kinh.
  • Chụp xạ hình xương.
  • Chụp PET/CT: Theo dõi các vấn đề liên quan đến và nhận diện tổn thương ác tính.
  • Sinh thiết xương.

– Duy trì lối sống tốt, lành mạnh: Từ lúc đi khám đến lúc được bác sĩ chuyên môn đưa ra phương pháp điều trị cần mất một khoảng thời gian. Do đó, không phải bệnh nhân nào cũng được yêu cầu nhập viện ngay khi phát hiện mắc ung thư xương. Vậy người bệnh cần xây dựng cho bản thân mình một lối sống tốt, lành mạnh để giúp ích cho việc chữa bệnh.

Xây dựng chế độ ăn uống một cách hợp lý, khoa học

  • Xây dựng chế độ ăn uống một cách hợp lý, khoa học. Đặc biệt cần cung cấp đủ canxi cần thiết, giảm lượng chất béo, tăng cường ăn trái cây và rau. 
  • Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại và tia UV có trong ánh mặt trời.
  • Tập thể dục với một mức độ nhẹ nhàng.

Ngoài ra, những thay đổi sau có thể giúp mọi người đối mặt với căn bệnh ung thư xương:

  • Tìm hiểu các thông tin: Tìm hiểu thông tin về ung thư xương sẽ giúp mọi người có tự tin khi đối mặt với bệnh. Cần tìm hiểu từ những nguồn thông tin chính thống, tránh nghe những lời truyền miệng hoặc đọc báo lá cải.
  • Giữ tinh thần lạc quan: Tâm lý của ảnh hưởng rất lớn tới việc điều trị. Bệnh nhân nên trò chuyện với người thân, bạn bè,… nuôi thú cưng, đọc sách hay làm bất cứ điều gì để giữ tinh thần thoải mái. Đặc biệt phải luôn tin rằng sức khỏe của mình sẽ dần tốt hơn, mình có thể chiến thắng căn bệnh này.

Ung thư xương là một loại ung thư hiếm gặp nhưng cũng rất nguy hiểm. Mong qua bài viết trên mọi người đã có thể biết và những dấu hiệu ung thư xương cũng như những vấn đề xung quanh căn bệnh này.

Nếu có điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay hotline 0246.291.8086 hoặc có thể để lại thông tin của bạn để được Kochi tư vấn một cách tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *