Đái tháo đường, Góc sức khỏe

Các Phương Pháp Điều Trị Căn Bệnh Tiểu Đường Bạn Nên Biết

phương pháp điều trị căn bệnh tiểu đường bạn nên biết

Điều trị căn bệnh tiểu đường là vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay do những biến chứng nặng nề bệnh mang lại. Việc phát hiện sớm và điều trị căn bệnh tiểu đường kịp thời sẽ giúp các bệnh nhân tiểu đường có một cuộc sống khỏe và chất lượng cuộc sống sẽ tốt hơn.

1. Các dấu hiệu giúp bạn nhận biết và điều trị bệnh tiểu đường sớm

cách điều trị căn bệnh tiểu đường

Điều trị căn bệnh tiểu đường cần có cả cả chế độ dinh dưỡng và phác đồ điều trị hợp lý

Bệnh tiểu đường hiện nay chủ yếu gồm 2 dạng chính: tiểu đường tuyp1 và tiểu đường tuyp 2. Ở dạng tuýp 1 thì bệnh thường có xu hướng phát triển nhanh chóng, chỉ trong thời gian khoảng 2 tuần thì mức độ bệnh sẽ nghiêm trọng lên trông thấy.

Còn đối với dạng tiểu đường tuýp 2, các triệu chứng bệnh tiểu đường ban đầu hầu như rất ít đặc trưng nên hầu như người bệnh sẽ không phát hiện mình mang bệnh nếu không đi kiểm tra sớm.

Một số dấu hiệu chung thường gặp của bệnh tiểu đường như:

  • Người bệnh luôn cảm thấy khát nước, háo nước.
  • Tiểu tiện nhiều đặc biệt tiểu tiện đêm.
  • Người luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, sụt cân không có lý do.
  • Xuất hiện triệu chứng ngứa bộ phận sinh dục hoặc bị nấm âm đạo tái phát nhiều lần.

Người bệnh mắc tiểu đường tuýp 2 có thể có thêm các triệu chứng khác như là chuột rút, táo bón, suy giảm thị lực, các vùng da nhạy cảm hơn và dễ bị nhiễm trùng.

Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường không đặc trưng và cũng không phải lúc nào cũng xuất hiện một lúc. Do đó khi có bất kỳ một dấu hiệu biểu hiện bất thường nào thì bạn nên xét nghiệm đường huyết để phát hiện bệnh.

2. Nguyên nhân dẫn đến mắc căn bệnh tiểu đường

Nguyên nhân chính gây căn bệnh tiểu đường đó là do thiếu insulin, ở bệnh tiểu đường tuýp 1 nguyên nhân do thiếu hụt hàm lượng insulin trong cơ thể, bệnh tiểu đường tuýp 2 thì nguyên nhân do bài tiết không đủ nhu cầu của cơ thể. Hai nguyên nhân này sẽ gây ra hiện tượng đường thiếu hụt trong máu và nên gây bệnh tiểu đường.

3. Các biện pháp điều trị căn bệnh tiểu đường

Hiện nay, để việc điều căn bệnh tiểu đường đạt hiệu quả, người bệnh cần kiên trì tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ ăn uống, bài tập vận động cũng như phác đồ điều trị của bác sỹ.

3.1. Điều trị căn bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống chiếm một phần rất quan trọng trong việc điều trị căn bệnh tiểu đường. Đối với tiểu đường tuýp 1 thì việc tuân thủ nghiêm ngặt các chế độ ăn uống lành mạnh có thể chữa khỏi được tiểu đường tuýp 1.

Để điều trị căn bệnh tiểu đường người bệnh cần phải đảm bảo một chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin, muối khoáng với hàm lượng hợp lý. Cụ thể như sau:

Các bữa ăn phải đúng giờ và bao gồm các bữa phụ xen kẽ. Trong các bữa ăn phải bổ sung thật nhiều rau xanh và chất xơ.

Hạn chế tối đa các thực phẩm nhiều dầu mỡ nhiều năng lượng xấu. Sẽ rất tốt nếu bạn bổ sung các thực phẩm ít năng lượng nhưng nhiều dinh dưỡng như: nấm, cá , dưa chuột, rau xanh,… Đặc biệt bạn không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn. Một bữa ăn khống nên nạp quá nhiều thực phẩm.

Tuân thủ nguyên tắc đa dạng về thực phẩm tốt, nhiều thành phần, ăn đủ để không bị thừa cân béo phì hạn chế dung nạp các chất béo không tốt, đặc biệt là mỡ động vật, bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất xơ, luyện tập thói quen ăn nhạt, hạn chế sử dụng rượu bia hay các đồ uống có cồn.

3.2. Điều trị căn bệnh tiểu đường bằng chế độ vận động hợp lý

thể dục trong điều trị căn bệnh tiểu đường

Vận động hợp lý giúp bạn đẩy lùi được các biến chứng tiểu đường

Bệnh nhân đang điều trị căn bệnh tiểu đường type 2 nên tập luyện khoảng từ 30 – 45 phút mỗi ngày, một tuần luyện tập từ 3-5 ngày để hỗ trợ tốt trong việc điều trị căn bệnh tiểu đường. Loại vận động bền như đi bộ, chạy, bơi, nhảy dây, đi xe đạp, nên được thực hiện đến khi nhịp tim và tần số hô hấp được tăng lên.

Việc điều trị căn bệnh tiểu đường khi đã xuất hiện biến chứng thì sẽ có nhiều lưu ý hơn.

Đối với các biến chứng thần kinh ngoại biên và tự chủ, người bệnh nên vận động nhẹ nhàng, không khiếng vác quá sức, nên luyện tập các môn như bơi lội, đạp xe, chèo thuyền, tập luyện các động tác tại nhà, vận động tay chân nhẹ nhàng.

Khi xuất hiện các biến chứng ở cơ quan thận, bệnh nhân tiểu đường nên hoạt động từ nhẹ đến vừa, tránh hoạt động cường độ cao.

Đối với các biến chứng trên võng mạc người bệnh nên chơi các môn thể thao ít tác động lên khu vực tim mạch như: bơi lội, đi bộ, bài tập dẻo dai nhẹ, đạp xe tại chỗ, bài tập sức bền.

3.3. Điều trị căn bệnh tiểu đường bằng thảo dược

điều trị căn bệnh tiểu đường bằng thảo dược

Điều trị căn bệnh tiểu đường bằng thảo dược ngày một phổ biến hơn

Một số thảo dược có rất nhiều lợi ích tốt cho người bệnh tiểu đường điển hình như quả mướp đắng, cây nha đam, cây cà ri, cây húng quế,… Người bệnh có thể kết hợp bổ sung các thảo được này trong chế độ ăn uống sẽ tốt trong quá trình điều trị căn bệnh tiểu đường.

3.4. Điều trị căn bệnh tiểu đường bằng thuốc và các phác đồ riêng

thuốc điều trị căn bệnh tiểu đường

Điều trị căn bệnh tiểu đường cần phải sử dụng các loại thuốc điều trị chuyên biệt

Đối với điều trị căn bệnh tiểu đường tuyp 1, ở loại này các tế bào beta tuyến tụy đã bị hủy hoại nên không thể tiết ra được insulin cho cơ thể. Nên bệnh nhân sẽ được điều trị bằng insulin.

Đối với điều trị căn bệnh tiểu đường tuýp 2 thì sẽ sử dụng các nhóm thuốc hạ đường huyết để khiến cho cơ thể tăng sản xuất chất insulin, từ đó sẽ giảm tình trạng kháng insulin. Một số nhóm thuốc điển hình trong việc điều trị căn bệnh tiểu đường tuyp 2:

3.4.1 Nhóm Sulfonylurea được sử dụng trong điều trị căn bệnh tiểu đường

Cơ chế của nhóm thuốc đó là sẽ kích thích tuyến tụy bài tiết Insulin. Thuốc chỉ có tác dụng đối với trường hợp bệnh khi tế bào beta tuyến tụy chưa xuất hiện tổn thương.

Các thuốc phổ biến thuộc nhóm Sulfonylurea hiện đang đượcsử dụng như: Gliclazide, Glibenclamide, Glipizid, Glimepiride, Glyburide.

Tác dụng không mong muốn của thuốc: thị lực có thể bị suy giảm, xảy ra tình trạng táo bón, buồn nôn, nôn, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mẩn ngứa, mồ hôi vã ra nhiều, đau đầu, đường huyết dễ bị tụt.

Chống chỉ định: Đối với đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường đã có biến chứng nhiễm toan ceton, bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

3.4.2. Nhóm Biguanide được sử dụng trong điều trị căn bệnh tiểu đường

Nhóm Biguanide được sử dụng trong điều trị căn bệnh tiểu đường

Metformin là thuốc điều trị căn bệnh tiểu đường tuyp 2 phổ biến hiện nay

Thuốc duy nhất thuộc nhóm Biguanide còn được sử dụng hiện nay là Metformin. Đây cũng là thuốc dạng đường uống phổ biến nhất trong điều trị tháo đường.

Cơ chế của thuốc trong điều trị căn bệnh tiểu đường: Metformin ức chế quá trình sản xuất glucose từ gan và làm tăng độ nhạy của Insulin ở các tế bào. Thuốc không có khả năng kích thích tuyến tụy tiết Insulin nên không có tác dụng hạ đường máu khi sử dụng đơn độc. Thuốc được khuyến cáo sử dụng điều trị cho người bệnh đái tháo đường bị thừa cân, béo phì để duy trì hoặc làm giảm cân nặng, ngoài ra thuốc còn có tác động có lợi đến giảm Lipid máu.

Tác dụng không mong muốn: gây rối loạn đường tiêu hóa. Người bệnh sử dụng hay gặp các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng.

3.4.3. Nhóm Glitinide được sử dụng trong điều trị căn bệnh tiểu đường

Cơ chế của thuốc trong điều trị căn bệnh tiểu đường: thuốc sẽ kích thích làm tăng tiết Insulin, tác dụng của thuốc nhanh và ngắn.

Các thuốc đang được sử dụng trên thị trường: Repaglinide và Nateglitinide.

Tác dụng không mong muốn: cân nặng tăng, hạ đường huyết (nguy cơ thấp hơn nhóm sulfonylurea).

Lưu ý khi sử dụng: nên uống chia làm nhiều lần trong ngày, uống ngay trước bữa ăn.

3.4.4. Nhóm ức chế men α – Glucosidase được sử dụng trong điều trị căn bệnh tiểu đường

Cơ chế điều trị căn bệnh tiểu đường của thuốc: Enzym (men) Alpha-glucosidase có tác dụng phá vỡ cấu trúc đường đôi để thành đường đơn (glucose). Vì thế, thuốc ức chế Alpha-glucosidase sẽ có tác dụng làm chậm hấp thu glucose, giúp ngăn chặn đường huyết sau ăn.

Những loại thuốc nhóm hiện nay đang được sử dụng gồm: Acarbose, Miglitol, Voglibose.

Tác dụng không mong muốn: gây đầy bụng, đầy hơi, đi ngoài phân lỏng.

Lưu ý khi sử dụng: uống vào thời điểm ngay trước bữa ăn.

3.4.5. Nhóm Thiazolidinedione được sử dụng trong điều trị căn bệnh tiểu đường

Cơ chế điều trị căn bệnh tiểu đường: Thuốc có tác dụng làm tăng nhạy cảm của cơ và mỡ với Insulin, từ đó sự vận chuyển glucose từ máu được tăng lên, đồng thời quá trình sản xuất glucose từ gan được hạn chế.

Các thuốc hiện nay đang được sử dụng trong nhóm: Pioglitazon.

Chống chỉ định: đối với bệnh nhân suy tim hay tăng men gan.

Tác dụng không mong muốn: gây phù, tăng cân, thiếu máu, nguy cơ gãy xương tăng cao.

Lưu ý khi sử dụng: Dùng 1 lần trong ngày, không phụ thuộc vào thời điểm ăn.

3.4.6. Nhóm ức chế men DPP-4 được sử dụng trong điều trị căn bệnh tiểu đường

Nhóm ức chế men DPP-4 được sử dụng trong điều trị căn bệnh tiểu đường

Nhóm thuốc DPP-4 là nhóm thuốc điều trị căn bệnh tiểu đường khá an toàn và độ ổn định liều cao

Cơ chế điều trị căn bệnh tiểu đường: thuốc sẽ làm tăng nồng độ GLP1 trong cơ thể và ức chế tiết glucagon khi có tăng đường máu sau khi ăn.

Các thuốc trong nhóm ức chế Enzym DPP-4 hiện nay đang được sử dụng: Sitagliptin; Vildagliptin; Saxagliptin; Linagliptin.

Tác dụng không mong muốn: gây nổi mề đay, có thể gây viêm hô hấp trên.

Thuốc nhóm ức chế Enzym DPP-4 là nhóm thuốc mới trong việc điều trị căn bệnh tiểu đường nhưng hiện nay lại là nhóm thuốc cơ bản cho điều trị đái tháo đường tuýp 2.

Nhóm này có ưu điểm là nguy cơ hạ đường huyết thấp, chỉ cần dùng 1 lần trong ngày dưới dạng đơn độc hoặc có thể kết hợp với nhóm Metformin và liều an toàn và ổn định ít phải điều chỉnh liều, khá an toàn cho người có bệnh nền là bệnh thận trung bình và nặng.

Đây là các phương pháp và thuốc dùng để hỗ trợ và điều trị căn bệnh tiểu đường giúp bệnh nhân tiểu đường giảm thiểu được các biến chứng nặng của căn bệnh này. Để kết quả điều trị được tốt nhất bạn phải tuân thủ theo các lời khuyên và phác đồ điều trị của bác sỹ.

Nếu bạn có điều gì cần trao đổi thêm, hãy liên hệ với KOCHI:

Fanpage: Kochi

Hotline: 024 6291 8086

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *