Góc sức khỏe, Mỡ máu

Điều Trị Rối Loạn Lipid Máu Và Những Điều Bạn Cần Biết

điều trị rối loạn lipid máu

Điều trị rối loạn lipid máu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thuốc điều trị, chế độ ăn, tập luyện thể thao, … Do rối loạn chuyển hóa lipid máu là một yếu tố nguy có dẫn đến các bệnh về tim mạch vì vậy việc điều trị rất được chú trọng.

1. Định nghĩa căn bệnh rối loạn lipid máu

Chẩn đoán mắc bệnh rối loạn lipid máu được khi xảy ra ít nhất một trong các yếu tố sau:

  • Chỉ số cholesterol xấu tăng cao trong huyết tương khi làm các xét nghiệm kiểm tra.
  • Xuất hiện Triglycerid có trong huyết tương.
  • Nồng độ chất Lipoprotein phân tử lượng cao (HDL-C) trong huyết tương giảm.
  • Nồng độ lipoprotein phân tử lượng thấp (LDL-C) trong huyết tương tăng.

Các yếu tố trên là các yếu tố làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Ý nghĩa chỉ số Cholesterol trong huyết tương:

  • An toàn: ở mức  < 5,2 mmol/l (< 200 mg/dl).
  • Tăng trong giới hạn cho phép: 5,2 – 6,2 mmol/l (200 – 239mg/dl).
  • Chẩn đoán tăng cholesterol máu: ở mức >6,2 mmol/l (>240 mg/dl).

Chỉ số Triglycerid trong huyết tương:

  • An toàn: <1,7 mmol/l (<150 mg/dl).
  • Tăng trong giới hạn cho phép: 1,7-2,25 mmol/l (150-199 mg/dl).
  • Chẩn đoán tăng cholesterol máu: 2,26 – 5,64mmol/l (200 – 499mg/dl).
  • Chẩn đoán bệnh : > 5,65 mmol/l (> 500 mg/dl).

Nồng độ HDL-C – Lipoprotein là có nguy cơ cao với xơ vữa động mạch:

  • An toàn: > 0,9 mmol/l.
  • Giảm: < 0,9 mmol/l (<35mg/dl).

Tăng LDL–C – Lipoprotein làm thúc đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch:

  • An toàn:  <3,4 mmol/l (<130 mg/dl).
  • Tăng trong giới hạn cho phép:  từ 3,4 – 4,1 mmol/l (130-159 mg/dl).
  • Chẩn đoán bệnh nặng: > 4,1 mmol/l (>160 mg/dl).

Bệnh rối loạn lipid máu hỗn hợp là khi chỉ số Cholesterol > 6,2 mmol/l và chỉ số Triglycerid nằm trong khoảng 2,26 – 4,5mmol/l.

2. Điều trị rối loạn lipid máu hỗn hợp như thế nào để hiệu quả:

2.1 Nguyên tắc điều trị rối loạn lipid máu hỗn hợp

Điều trị rối loạn lipid máu phải là sự kết hợp của việc dùng thuốc và thay đổi lối sống. Chỉ định đầu tiên cho bệnh nhân điều trị rối loạn lipid máu là hình thành một lối sống lành mạnh như tăng cường tập luyện – vận động thể lực đặc biệt là đối với các người làm văn phòng hay các công việc không vận động nhiều. Lúc này bệnh nhân phải tự điều chỉnh thói quen sống sao cho phù hợp với công việc và thể chất.

Đối với điều trị rối loạn lipid máu bằng thuốc thì sẽ được chỉ định sử dụng sau khi bệnh nhân đã tiến hành thay đổi lối sống trong thời gian 2-3 tháng mà không đem lại hiệu quả như mong muốn.

2.2. Các thuốc hay sử dụng trong điều trị rối loạn lipid máu hiện nay

các thuốc điều trị rối loạn lipid máu

Phương pháp điều trị rối loạn lipid hiện nay khá đa dạng và có nhiều lựa chọn tùy thuộc vào từng bệnh nhân

2.2.1Nhóm thuốc statin (HMG – CoA reductase inhibitors) điều trị rối loạn lipid máu

  • Cơ chế tác dụng: thuốc sẽ ức chế enzym Hydroxymethylglutaryl CoA Reductase (một enzym tổng hợp Cholesterol toàn phần) từ đó giúp làm giảm Cholesterol toàn phần nội sinh và kích thích quá trình tổng hợp thụ thể LDL-c để gan tăng thu giữ LDL-c.
  • Công dụng: làm giảm nồng độ LDL-C, VLDL, cholesterol toàn phần, Triglycerid và tăng HDL-C. Có tác dụng trong việc làm giảm quá trình viêm nội mạc mạch máu, giúp mảng xơ vữa bị thoái hóa, tang quá trình tổng hợp nitric oxide của tế bào nội mạc.
  • Chỉ định điều trị: dùng cho bệnh nhân được chẩn đoán tăng LDL-c hoặc tăng Cholesterol toàn phần.

Nhóm thuốc statin điều trị rối loạn lipid máu

Nhóm thuốc statin là nhóm thuốc phổ biến nhất trong điều trị rối loạn lipid máu

  • Liều lượng và cách dùng:

Người bệnh cần thực hiện một chế độ ăn ít cholesterol trước khi được chỉ định dùng thuốc ức chế HMG-CoA reductase và trong thời gian điều trị phải tiếp tục duy trì chế độ ăn đó.

Liều lượng statin được điều chỉnh theo nhu cầu và đáp ứng của từng bệnh nhân thoe quy định là tăng liều từng đợt mỗi đợt cách nhau không dưới 4 tuần, cho đến khi nồng độ cholesterol LDL đạt như mong muốn, hoặc khi đạt liều tối đa.

Quá trình tổng hợp cholesterol ở gan xảy ra chủ yếu ban đêm, nên nếu dùng thuốc vào buổi tối sẽ làm hiệu lực thuốc tăng

  • Phối hợp thuốc: Các statin có thể phối hợp với nhóm thuốc nhựa gắn acid mật (cholestyramin, colestipol) do có cơ chế tác dụng bổ sung cho nhau; khi phối hợp các nhóm thuốc này sẽ làm tăng công lực trên cholesterol LDL.

Khi dùng các statin cùng với nhóm thuốc nhựa gắn acid mật thì phải uống statin vào thời điểm khi đi ngủ, sau 2 giờ kể từ thời điểm uống nhựa để hạn chế các  tương tác thuốc. Statin hạn chế phối hợp với các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu khác vì sẽ làm tăng nguy cơ bệnh cơ.

Nước ép bưởi tương tác với statin dẫn đến nguy cơ tăng sinh khả dụng của atorvastatin, lovastatin, simvastatin từ đó sẽ làm tăng nguy cơ bệnh cơ.

2.2.2. Nhóm thuốc fibrate điều trị rối loạn lipid máu

Nhóm thuốc fibrate điều trị rối loạn lipid máu

Thuốc fibrat có ít tác dụng phụ nguy hiểm trong việc điều trị rối loạn lipid máu

  • Tác dụng: Làm giảm triglycerid do có cơ chế kích thích PPAR alpha làm tăng quá trình oxy hóa acid béo, tăng sự tổng hợp enzym Lipoprotein lipase, tăng độ thanh thải các lipoprotein giàu triglyceride, ức chế quá trình tổng hợp apoC-III tại gan, tăng sự thanh thải VLDL. Các thuốc nhóm fibrat cũng có tác dụng làm tăng HDL do thúc đẩy quá trình diện apoA-I và apoA-II.
  • Tác dụng không mong muốn: Đối với đường tiêu hóa gây nên các triệu chứng như trướng bụng, buồn nôn, đầy hơi, chức năng gan bị giảm nhẹ, men gan tăng, có thể làm hình thành sỏi mật. Các tác dụng phụ thường xảy ra khi dung thuốc ở liều cao hoặc bệnh nhân là người cao tuổi hoặc bênh nhân có tiền sử bệnh lý thận, gan. Tương tác với các nhóm thuốc kháng vitamin K làm tăng tác dụng chống đông máu của thuốc.
  • Chống chỉ định: Không dùng nhóm fibrate cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú, bệnh nhân bị suy gan suy thận.
  • Một số hoạt chất thuộc nhóm thuốc fibrat: Gemfibrozil, Clofibrate
  • Chỉ định điều trị: dùng cho bệnh nhân tăng Triglycerid.

2.2.3Nhóm acid Nicotinic (Niacin, vitamin PP) điều trị rối loạn lipid máu

  • Công dụng : làm giảm Triglycerid theo cơ chế ức chế phân hủy từ tổ chức mỡ và hạn chế quá trình tổng hợp Triglycerid ở gan, ức chế quá trình tổng hợp và ester hóa acid béo tại gan, làm giảm hàm lượng VLDL, giảm LDL-C và tăng HDL-C.

Nhóm acid Nicotinic điều trị rối loạn lipid máu

Nhóm acid nicotinic có khá nhiều tác dụng phụ khi sử dụng liều cao trong điều trị rối loạn lipid máu

  • Chỉ định điều trị: dùng cho bệnh nhân được chẩn đoán tăng LDL-C, giảm HDL-C, tăng Triglycerid.
  • Tác dụng phụ: Tác dụng phụ chỉ xảy ra khi sử dụng nicotinamid liều cao và các tác dụng phụ này sẽ hết khi ngừng thuốc. Các tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng nhóm acid nicotinic là:

    + Đối với các bộ phận tiêu hóa: gây buồn nôn, loét dạ dày tiến triển, chán ăn, đau dạ dày khi đói, đầy hơi, tiêu chảy cấp.

    + Đối với da: gây khô da, làm tăng sắc tố da có thể gây nám, vàng da, phát ban, mẩn đỏ

    +Đối với quá trình chuyển hóa: Gây suy gan, giảm dung nạp glucose, tăng tiết bã nhờn, bệnh gout sẽ tiến triển nặng hơn.

    +Các tác dụng phụ đối với các cơ quan khác:

Gây giãn mạch nên thường khiến mặt cổ đỏ, xuất hiện cảm giác ngứa, rát bỏng, có thể thấy buốt hoặc đau nhói ở da. ( chỉ xảy ra khi sử dụng acid nicotinic còn Nicotinic không làm giãn mạch).

Làm tăng glucose huyết, tăng acid uric trong huyết làm tăng triệu chứng bệnh Gout, xuất hiện thường xuyên các cơn đau đầu , khô mắt và thị lực giảm, mí mắt sưng phồng, chóng mặt, tim đập nhanh, ngất, thở khò khè.

2.2.4. Nhóm Resin điều trị rối loạn lipid máu

  • Cơ chế tác dụng: Resin sẽ trao đổi ion Cl- với acid mật, dẫn đến làm tăng tổng hợp acid mật từ cholesterol, mật được bài tiết nhiều hơn làm hạn chế lượng cholesterol ở gan, kích thích tổng hợp các thụ thể LDL-C và tăng thải LDL-C.
  • Một số hoạt chất thuộc nhóm Resin hay được sử dụng: Cholestyramin, Colestipol, Colesevelam.
  • Chỉ định điều trị : đối với bệnh nhân được chẩn đoán tăng LDL-C.

2.2.5Thuốc Ezetimibe điều trị rối loạn lipid máu

Thuốc Ezetimibe điều trị rối loạn lipid máu

Trên thị trường hiện nay ezetimibe được sản xuất dưới nhiều dạng thuốc khác nhau

  • Cơ chế tác dụng: thuốc có cơ chế ức chế hấp thụ Cholesterol toàn phần tại ruột, làm giảm cholesterol xấu LDL-C và tăng cholesterol tốt HDL-C.
  • Chỉ định điều trị: dung cho bệnh nhân được chẩn đoán tăng cholesterol-LDL.

2.2.6Omega 3 (dầu cá) điều trị rối loạn lipid máu

  • Công dung: tăng quá trình dị hóa Triglycerid ở gan giúp kiểm soát giảm và duy trì cân nặng.
  • Cơ chế tác dụng: Tăng quá trình dị hóa Triglycerid ở gan.
  • Chỉ định : cho bệnh nhân được chẩn đoán tăng Triglycerid.
  • Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo phác đồ điều trị rối loạn lipid máu của bác sỹ chỉ định thì người bệnh cần phải kết hợp thêm tập luyện và vận động thể lực để hỗ trợ cho việc giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng, giúp giảm cholesterol toàn phần Triglycerid, LDL-c và Tăng HDL-c, đồng thời sẽ giúp đường huyết và huyết áp được kiểm soát tốt hơn.

Omega 3 (dầu cá) điều trị rối loạn lipid máu

Omega 3 bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân tránh khỏi các bệnh về tim

Trong thời gian điều trị rối loạn lipid máu, người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi ăn uống tập luyện hợp lý để ngăn ngừa và giảm thiểu các biến chứng của bệnh rối loạn lipid máu. Vì vậy bệnh nhân nên chú ý các yếu tố dưới đây:

  • Hạn chế việc nạp năng lượng từ chất béo, tinh bột xấu.
  • Hạn chế sử dụng mỡ có chứa nhiều acid béo bão hòa như mỡ trong thịt heo, thịt bò, thịt cừu…
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm giàu cholesterol như: lòng đỏ trứng, bơ, tôm… Tăng cườn nạp acid béo không bão hòa có trong các loại thực vật như dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu bắp, mỡ cá…
  • Chế độ ăn cân đối giữa glucid, lipid và protid, hạn chế sử dụng nhiều glucid (tỉ lệ hợp lý là: năng lượng do glucid 50% năng lượng của phần ăn, lipid khoảng 30% và protid khoảng 20%).
  • Ngưng việc sử dụng bia rượu, các chất kích thích.
  • Bổ sung thêm các chất xơ, vitamin, yếu tố vi lượng ưu tiên sử dụng các loại rau, củ, quả hoặc có thể bổ sung từ thực phẩm chức năng.

Trên đây là các cách điều trị rối loạn lipid máu. Bên cạnh các phương pháp y học trên thì việc bệnh nhân phải xây dựng và tuân thủ chế độ sinh hoạt ăn uống theo chỉ dẫn của bác sỹ hay các chuyên gia dinh dưỡng chiếm phần rất lớn đối với hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu. Vi vậy từ bây giờ hãy hình thành thói quen sống lành mạnh để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu căn bệnh rối loạn lipid máu.

Hy vọng bài viết này đem lại những thông tin hữu ích cho bạn.

Nếu bạn có bất cứ điều gì cần trao đổi thêm, hãy liên hệ với KOCHI để được giải đáp sớm nhất nhé!

Hotline: 024 6291 8086

Fanpage: Tỏi đen Kochi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *